Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 60 - 62)

4. Phân theo tính chất công việc

4.1.1Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo thị trường

4.1.1.1 Thị trường xuất khẩu :

Công ty CP sữa Ba Vì tính đến nay đã đi vào hoạt động được 6 năm. Hiện nay các sản phẩm được sản xuất từ sữa của Công ty đang có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc. Ngoài ra sản phẩm của Công ty còn được xuất khẩu đi một số nước như Lào, Campuchia,...một số nước trong khu vực Châu Á. Các sản phẩm xuất khẩu chính thường là sữa bột, bánh sữa, sữa tươi và bột dinh dưỡng.

Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP sữa Ba Vì cho các nước thuộc khu vực Châu Á đã tăng so với những năm trước đó. Cụ thể là đạt 43.500 USD. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì nhu cầu sử dụng thức ăn dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe,...và mức sẵn lòng chi trả của con người tăng lên. Ngoài ra, sự tăng trưởng khối lượng hàng xuất khẩu nhanh như vậy là nhờ vào sự nhạy bén của quản lý trong Công ty đã nhận thức và nắm bắt được cơ hội nhu cầu sữa ngày càng tăng của con người trên thế giới. Tuy nhiên thì nhu cầu con người có nhiều thay đổi nên thị trường đầu ra này có đặc điểm là không được ổn định, lượng hàng xuất khẩu hàng năm tăng giảm thất thường. Theo số liệu điều tra thì năm 2012 doanh thu của Công ty từ việc xuất khẩu sản phẩm đi thị trường các nước Châu Á giảm hơn so với năm trước là 1.700 USD tương đương với xấp xỉ 40 triệu VNĐ. Nguyên nhân là do nền kinh tế thế giới chưa thoát khỏi hẳn sự khủng hoảng kinh tế. Kinh tế thế giới năm 2012 đã bị hạ mức tăng trưởng nhiều lần trong năm. Như thực tế mức tăng trưởng không đạt được con số dự đoán. Đến năm 2013 thì doanh thu từ việc

kém doanh thu của năm 2011 là 1.200 USD, tăng hơn so với năm 2012 là 500 USD. Điều này cho thấy kinh tế các nước, cũng như nhu cầu của con người về mặt hàng sản phẩm này có chút “khởi sắc”, khả năng sẽ có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo và giữ được mức ổn định. (Năm 2011: 43.500 USD, năm 2012: 41.800 USD, năm 2013: 42.300 USD)

Hiện tại, chiến lược thích hợp nhất của Công ty để thâm nhập thị trường nước ngoài là chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước. Chiến lược này phù hợp với trình độ quản lý và nghiệp vụ xuất khẩu của Công ty. Hiện nay, Công ty luôn có những mặt hàng để xuất khẩu đi các nước hàng năm. Điều này cho thấy quá trình hoạt động của Công ty là rất ổn định. Xét về mặt chất lượng, giá thành, sản phẩm của Công ty có thể tham gia xuất khẩu, nhất là đối với thị trường của các nước thuộc khu vực Châu Á. Về sản phẩm xuất khẩu thì Công ty đã xuất khẩu những mặt hàng như: sữa bột, sữa tươi có đường, sữa tươi không đường, bánh sữa,.... Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu đạt cao nhất vẫn làsản phẩm bánh sữa Ba Vì với doanh thu đạt 63% so với tổng doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu. Do bánh sữa Ba Vì là một đặc sản riêng của địa phương, được sản xuất từ sữa tươi và một số nguyên liệu đi kèm, có mùi vị thơm, hấp dẫn và rất tiện lợi cho việc vận chuyển, làm quà,...nên được mọi người ưa chuộng và nhu cầu sử dụng cao.

4.1.1.2 Thị trường trong nước:

- Về mặt địa lý, do mới thành lập nên thị trường sản phẩm của Công ty được phân phối chủ yếu nhất trên thị trường miền Bắc, và hiện nay đang mở rộng thị trường tiếp cận với thị trường miền Nam. Tuy nhiên thì với sự khác nhau về khí hậu và đặc trưng nhu cầu sử dụng thực phẩm từng vùng miền nên sản phẩm sản xuất để đưa ra thị trường các vùng khác nhau là khác nhau. Sự khác nhau về thói quen hay thị hiếu còn thể hiện ở sản lượng tiêu thụ của sản phẩm. Cụ thể như người dân miền Nam ưa dùng sản phẩm có độ ngọt cao nên đối với sản phẩm là bánh sữa, người miền Nam có nhu cầu sử dụng sản phẩm

này nhiều hơn người miền Bắc. Ngoài ra có sự chênh lệch lớn về lượng tiêu thụ giữa các vùng miền của một số mặt hàng sản phẩm khác như sữa tươi, sữa chua có đường và không đường,...

Sự chênh lệch về mức độ tiêu thụ sữa còn thể hiện rất rõ nét giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Chẳng hạn, tại thủ đô Hà Nội, doanh thu của Công ty đạt cao nhất, nó bằng tổng doanh thu từ các tỉnh lẻ (Hải Phòng, các địa phương, đại lý nhỏ lẻ) cộng lại và gấp 2, thậm chí là 3 lần so với doanh thu từ các vùng miền núi (Lào Cai, Thái Nguyên,...)

Tuy không có những lợi thế đặc biệt như là sản xuất rượu, bia, chè, thuốc lá,...nhưng ở thị trường Việt Nam nói chúng và tại địa phương Ba Vì nói riêng thì hiện tại, ngành sữa có thể hy vọng vào sự tăng trưởng mạnh của nhóm sữa tươi thanh trùng. Tỷ lệ tăng trưởng của nhóm sữa tươi là 8-10%/năm do thị hiếu tiêu dùng của khách hàng đang dịch chuyển từ việc sử dụng sữa bột sang sử dụng sữa tươi.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 60 - 62)