Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 65 - 69)

4. Phân theo tính chất công việc

4.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

ty trong những năm gần đây

4.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm của Công ty sản phẩm của Công ty

4.2.1.1 Tăng thị phần

Cùng chung bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như mọi ngành sản xuất kinh doanh khác trên thị trường Việt Nam, ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa cũng đang có nhiều bước thay đổi rõ rệt. Số lượng các nhà sản xuất tăng lên so với những năm trước 2000 là một con số đáng kể. Ngoài những Công ty mới mọc lên trong nước thì còn có những mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Những mặt hàng nhập ngoại này rất phong phú và đa dạng. Điều này được thể hiện qua thị phần của Công ty không ngừng được mở rộng. Một số những thương hiệu trong và ngoài nước như sữa TH-True Milk, Fami,

Vinamilk, Milo, Elovi,... Điều này càng làm tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm của Công ty CP sữa Ba Vì.

Biểu đồ 4.1. Thị phần của một số Công ty kinh doanh sữa năm 2005 Bảng 4.3 Thị phần nội địa của Công ty CP sữa Ba Vì

(ĐVT: Triệu đồng)

Tên đơn vị 2011 Doanh thu 2012 2013 2011 Thị phần ( % )2012 2013 Công ty CP

sữa Ba Vì 29,222 32,361 33,710 21 22 23

(Nguồn : Phòng kế toán Công ty Cổ phần sữa Ba Vì)

Sản phẩm sữa của Công ty CP sữa Ba Vì đang chiếm giữ thị phần lớn, theo đánh giá của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, các sản phẩm của Công ty CP sữa Ba Vì chiếm lĩnh thị trường khoảng từ 12-25% thị phần trong nước với tùy từng mặt hàng. Cụ thể như đối với mặt hàng bánh sữa thì thị phần chiếm hơn 40%, sữa chua và sữa tươi thì chiếm trên 17%, còn lại mặt hàng sữa vỉ, sữa dinh dưỡng thì chỉ chiếm xấp xỉ 10%,....

Biểu đồ 4.2. Thị phần của một số Công ty kinh doanh sữa năm 2012

Theo số liệu từ 2 biểu đồ, xét về mặt tỷ trọng thì % thị phần của Công ty chưa phải là một con số quá lớn nhưng doanh thu mà Công ty thu được thì là một con số không nhỏ so với số lượng vốn bỏ ra đầu tư. Mặt khác, doanh thu của Công ty cũng có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong thời gian Việt Nam đang là thành viên của WTO, đang phải thực thi các hiệp định thương mại hóa khu vực và thế giới vì vậy các thị trường sữa sẽ còn sôi động hơn nữa. Các sản phẩm sữa nhập ngoại làm cho cơ cấu thị phần của các Công ty nước biến đổi theo từng thời kỳ, giá cũng biến động, do đó Công ty CP sữa Ba Vì cần phải luôn luôn phát huy lợi thế sẵn có và tìm ra những hướng đi mới phù hợp với thị trường thực tế. Sở dĩ Công ty CP sữa Ba Vì còn có những sản phẩm có sức cạnh tranh yếu hơn so với những mặt hàng cùng loại trên thị trường là do việc tổ chức và quản lý kênh phân phối, vấn đề tổ chức đánh giá các chương trình xúc tiến bán hàng còn chưa được tốt. Do vậy, Công ty cần có những giải pháp đồng bộ về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, marketing quảng cáo để tăng thị phần.

4.2.1.2 Tăng số lượng thị trường (Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều rộng)

Trong thời gian tới, Công ty đang có xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu. Hiện tại thì doanh thu xuất khẩu của Công ty chỉ chiếm 1 số lượng nhỏ, thị trường xuất khẩu chủ yếu mới chỉ là một số các nước thuộc khu vực Châu Á. Tuy nhiên thì vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới, giá sữa tăng giảm đột biến nên tỷ trọng xuất khẩu của thị trường tăng chậm, không đáng kể. Như chúng ta đã biết, thị trường Châu Á là thị trường rất gần gũi và quen thuộc với Việt Nam nên khuynh hướng tiêu dùng sẽ là tương tự. Mức tiêu dùng sản phẩm sữa ở các nước phát triển trong khu vực là rất cao so với Việt Nam do đó vấn đề thâm nhập sản phẩm vào các này là rất khó. Thị trường Châu Âu là thị trường rất mới mẻ đối với Công ty, thông tin về thị trường còn hạn chế. Các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu phải thông qua trung gian và đối tượng phục vụ tập trung chủ yếu vào người Việt ở Châu Âu. Một thị trường có thu nhập cao và các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao và đây là một rào cản lớn đối với sản phẩm của Công ty. Trong những năm qua, vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty dựa trên tiêu chí tăng số lượng thị trường là còn rất hạn chế. Sau đây là những thống kê số lượng thị trường xuất khẩu tăng giảm của Công ty trong những năm qua (giai đoạn 2011-2013)

Bảng 4.4 Số lượng thị trường xuất khẩu của Công ty CP sữa Ba Vì qua các năm (Giai đoạn 2011-2013)

Stt Thị trường xuất khẩu 2011 2012 2013

1 Cam - pu - chia X X X 2 I - raq X X X 3 Lào X X X 4 Nam Phi X X 5 Thái Lan X X X 6 Trung quốc X X X 7 Đài Loan X X 8 Iran X 9 Philippines X X Tổng cộng 6 7 9

(Nguồn : Phòng kế toán Công ty Cổ phần sữa Ba Vì) Chú thích: X là biểu thị sản phẩm của Công ty CP sữa Ba Vì có mặt tại.

Căn cứ vào bảng 4.5, chúng ta thấy rằng số lượng thị trường xuất khẩu của Công ty có xu hướng tăng theo các năm. Tuy nhiên thì có hiện tượng giảm thị trường nước này nhưng tăng thị trường nước khác. Cụ thể như năm 2012 thị trường tại Nam Phi bị suy giảm nhưng đối với thị trường Đài Loan, thị trường Philippines lại gia tăng. Tính cho đến năm 2013 thì tất cả các thị trường của năm 2012 đều được giữ vững. Bên cạnh đó còn mở rộng được thêm ra 1 thị trường nữa là thị trường tại Iran. Do vậy để lấy lại những thị trường xuất khẩu đã mất thì Công ty đã, đang và sắp đưa ra những biện pháp mạnh, phải đầu tư rất nhiều cho vấn đề Marketing quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w