.Sản lượng sữa bò thế giới ước đạt 461,382 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011. Tại nhiều quốc gia trên thế giới sữa dê, sữa cừu....cũng được sử dụng cùng với sữa bò, với sản lượng năm 2012 vào khoảng 32,320 triệu tấn, chiếm 6,5% tổng khối lượng sữa tươi thế giới. Lượng sữa tươi này sẽ góp phần tăng sản lượng các sản phẩm sữa.
Sản xuất sữa thế giới 7 tháng đầu năm 2012 tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở khu vực châu Á, châu Úc và Nam Mỹ. Sản xuất sữa thế giới trong
năm 2012 được dự báo sẽ tăng khoảng 2,6%-2,7% so với năm 2011, chủ yếu là ở châu Á. (Nguồn Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ - USDA)
• Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa trên thị trường châu Á.
Là khu vực có tổng sản lượng sữa sản xuất hàng năm cao nhất thế giới đồng thời có số lượng dân số cao nhất toàn cầu. Căn cứ vào tình hình phục hồi kinh tế của Châu Á tổng sản lượng sữa của khu vưc này đã tăng khoảng 3% trong năm 2009 đạt 255 triệu tấn. Trong đó Ấn Độ là quốc gia sản xuất sữa lớn nhất thế giới đạt khoảng 112 triệu tấn, là nước đại diện cho mức tăng trưởng 3% năm và bị ảnh hưởng của mùa hè với lượng mưa hạn chế. Trung Quốc là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới và tiêu dùng sữa cũng đã được phục hồi sau sự cố melamine năm 2008, tổng sản lượng sữa của nước này tăng khoảng 5% và đạt tổng sản luợng 43,6 triệu tấn năm 2009. Tương tự như vậy Pakistan là nước có điều kiện thiên nhiên ổn định và tổng sản lượng sữa đạt khoảng 33,2 triệu tấn.
Dự kiến trong các năm 2010 và 2011 sản xuất sữa của Châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 4% và tổng sản lượng sữa ước đạt khoảng 265 triệu tấn. Trong đó Ấn Độ là nước sẽ giữ tốc độ phát triển sữa khoảng 4% do còn bị ảnh hưởng lượng mưa giảm so với trung bình hàng năm do hiện tượng ELNINO. Sản xuất sữa của Trung Quốc sẽ có tăng trưởng dự kiến cao khoảng 9% nhưng cũng thấp hơn so với tăng trưởng của nước này trong các năm vừa qua. Dự kiến này dựa vào giá sữa tại trang trại cũng như giá thức ăn và lượng nước mưa thực tế hiện nay.
Đối với thị trường Ấn Độ: Vào năm 2008-2009 sản lượng sữa của Ấn Độ bao gồm sữa bò và sữa trâu đạt 108,5 triệu tấn, chiếm 15% sản lượng sữa của thế giới. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 về sản lượng sũa sau các nước EU.
Mùa vụ 2011/2012 sản lượng sữa được dự báo tăng thêm 5,2 triệu tấn và ước đạt 127 triệu tấn trong năm 2012. (Nguồn Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ- USDA).
Vào tháng 8 năm 2013 thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sữa của Ấn Độ có cơ hội phát triển mạnh do sự việc sản phẩm hãng sữa Fonterra của New Zealand bị
phát hiệm nhiễm khuẩn độc. Theo thông tin từ kỳ họp Quốc hội mùa đông đang diễn ra tại Ấn Độ, tổng sản lượng sữa các loại của nước này trong năm 2013- 2014 là khoảng 140 triệu tấn, tăng mạnh so với các năm trước.
Bảng 2.1 Sản lượng sữa của Ấn Độ trong 5 năm (2009-2014)
Năm Sản lượng (Triệu tấn)
2009 116,4
2010 121,8
2011 128,0
2012 132,4
2013 140
(Nguồn: tổng hợp. Bùi Trung Thướng)
Ngày trước, hầu hết sữa sản xuất ở Ấn Độ đều được tiêu dùng trong nước để đảm bảo nhu cầu ổn định cho 1,2 tỷ người dân Ấn Độ. Mỗi năm, sản lượng sữa trung bình đạt khoảng 128 triệu tấn. Tháng 8/2012 chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu sữa bột tách kem khiến các nhà sản xuất Ấn Độ cảm thấy thoải mái hơn. Và từ đó khởi đầu cho một mùa cao điểm mới bắt đầu cả trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Vinayak Patil, Chủ tịch Liên đoàn Hợp tác xã sữa, bang Maharashtra cho biết: "Chúng tôi đang hướng tới mùa sản xuất và xuất khẩu, nhiều đơn hàng xuất khẩu sữa bột tách kem sẽ được thực hiện". Giá sữa bột tách kem tăng hơn 15% trong vòng 6 tháng qua theo đà tăng của USD. Trong bối cảnh đó, sự mất giá của đồng Rupee chính là “cơ hội vàng” của ngành sản xuất sữ bột tách kem tại Ấn Độ nhằm hương đến xuất khẩu. Theo ông Sodhi – Giám đốc điều hành của Gujarat Cooperative Milk Marketing Federation, Ấn Độ dự định sẽ tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng sữa bột tách kem thêm 100.000 tấn trong năm nay.
Chandramogan, giám đốc điều hành của Hatsun Agro Products – một trong những nhà xuất khẩu sữa bột hàng đầu tại Ấn Độ cho rằng, sản xuất sữa của Ấn Độ có thể tăng trưởng gần 5% trong năm nay và 3 tháng đầu năm sau, với sản lượng tăng thêm ước đạt 133 triệu tấn. Mức tăng trưởng này nhằm phục
vụ cho việc xuất khẩu đi các nước khác nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của cả nước.
• Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa trên thị trường châu Âu:
Từ năm 2005 đến nay số lương đàn bò sữa và năng xuất sữa/bò của các nước Châu Âu không tăng, số lượng bò sữa duy trì 240-250 triệu con trong thời gian qua, năng xuất sữa trung bình chỉ trên 6000 kg/bò sữa/năm. Do vậy tổng sản lượng sữa của các nước Châu Âu năm 2009 gần như giữ nguyên 154 triệu tấn mặc dù có ảnh hưởng của thị trường và mở rộng của hạn ngạch côta. Nhu cầu sản phẩm sữa không có biến động và giá sữa thấp do giá sữa thế giới thấp đã làm giảm lợi nhuận và thu nhập của nông dân chăn nuôi bò sữa. Giá sữa nội địa giảm đã đẩy các nhà kinh doanh sữa bán giá thấp và phải dùng đến nguồn kinh phí hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 2009 giá sữa trên thị trường đã tăng lên cao hơn giá hỗ trợ. Sản lượng sữa của nước Nga đạt 32,8 triệu tấn, đại diện cho tăng trưởng trên 1% năm 2009, do thức ăn giảm trong mùa đông đã ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa và số lượng đàn bò sữa bị giảm nhẹ.
Dự báo tổng sản lượng sữa của Châu Âu năm 2010 và 2011 có khả năng duy trì không tăng hơn 154 triệu tấn do giá sữa thấp và giá thức ăn cao bị kéo dài. Lượng mưa ít trong mùa hè 2009 ở Nga đã làm ảnh hưởng đến dự trữ thức ăn trong mùa đồng do đó sản lượng sữa của các nước Châu âu dự kiến có thể không tăng được như các châu lục khác.
• Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa trên thị trường Nam Mỹ: Do bị ảnh hưởng của giá sữa thấp và hạn hán đã ảnh hưởng đến phương thức chăn nuôi bò sữa chăn thả. Do trường hợp khí hậu thay đổi thất thường trong 2 năm 2008 và 2009 vừa qua và hạn hán ảnh hưởng đến hầu hết các nước Nam Mỹ đã buộc nông dân cho bò sữa ăn nhiều thức ăn tinh đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành bò sữa. Sản lượng sữa đã giảm 8-10% trong quý IV năm 2009, mặc dù thời tiết đã được cải thiện những tháng cuối năm và sự phục hồi vữn chưa quay lại dược so với trước đây.
Áchentina sản lượng sữa tăng gần 1% năm đạt 10,4 triệu tấn. Hạn hán đã ảnh hưởng đến cây trồng trong thời gian cuối 2008 và đầu năm 2009 nên mùa đông thiếu cỏ và thức ăn ủ chua. Tuy nhiên tình hình sản xuất được cải thiện vào cuối năm 2009 do thời tiết thuận lợi hơn và giá sữa được chính phủ của nước này hỗ trợ vào tháng 7.
Uruguay, năm 2009 sản xuất sữa tăng 2% do hạn hán kết thúc đạt 1,6 triệu tấn. Chi Lê năm 2009 giá sữa giảm 25% và sản lượng sữa giảm 5%.
Dự báo do thời tiết được cải thiện dần năm 2010 nên tổng sản lượng sữa năm 2010 và 2011 của các nước Nam Mỹ ước đạt 57 đến 60 triệu tấn. Trong khi đó tổng sản lượng sữa của Brazin chiếm khoảng 50% của Nam Mỹ và sẽ duy trì 28 -29 triệu tấn năm.
• Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa trên thị trường châu Phi: Năm 2009 sản lượng sữa của khu vực này tăng trên 1% đạt tổng số 36,6 triệu tấn sữa. Bắc phi thời tiết thuận lợi cỏ tốt nên sản lượng sữa tăng 5% ở Aicập đạt 4,9 triệu tấn và sản lượng sữa của Algeria tăng khoảng 2% đạt khoảng 2,2 triệu tấn. Các nước Tây Phi mưa thuận nên cỏ phát triển tốt, tuy nhiên Sudan hạn nên ảnh hưởng đến sản lượng sữa của nước này. Nam Phi sữa phát triển không mấy thuận lợi tăng trưởng 1% và sản lượng sữa đạt 3,2 triệu tấn do hạn hán khắp nước. Đông phi một số nước gia súc chết nhiều do hạn hán như Kenya sữa giảm 5% còn 4,2 triệu tấn.
Năm 2010 dự kiến tổng sản lượng sữa của các nước Châu Phi sẽ tăng trưởng khoảng 2% và đạt 37,4 triệu tấn năm.
• Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa trên thị trường châu Đại Dương:
Năm 2008-2009 sản lượng sữa trên thị trường của các nước trong khu vự đạt 26 triệu tấn tăng 8%. Riêng Newzealand đạt 16,6 triệu tấn tăng 8% đã được phục hồi sau hạn hán kéo dài. Australia mặc dù điều kiện thời tiết thuận lợi sản lượng sữa chỉ tăn 2% đạt 9,4 triệu tấn. Nông dân bị ảnh hướng giá sữa thấp nên
đã cho bò ăn ít thức ăn tinh hơn định mức là nguyên nhân chính đã làm sản lượng sữa giảm.
Dự báo thời tiết thuận lợi cuối năm 2009 và giá sữa thế giới đang tăng hiện nay sẽ khuyến khích phát triển sữa khu vực này tăng khoảng 2-4% năm tài chính 2010-2011 do Newzealand bị ảnh hưởng thời tiết khô của ELNINO và tính thanh khoản tài chính khó khăn hiện nay. Với Australia dự kiến tổng sản lượng sữa giảm 2% năm 2010 do lợi nhuận thấp và ảnh hưởng giá thức ăn tinh cao trong thời kỳ hạn hán vừa qua.