Chương 2 : THẨM MĨ KAWAII
2.3. Kawaii trong dòng chung hiện đại
2.3.1. Tinh thần văn hóa đại chúng
“Khi sự tôn thờ dễthương (cute-worship) đang nhanh chóng trở thành hình ảnh toàn cầu của Nhật Bản thì đất nước có nền kinh tếđứng thứ hai thế giới này tự hỏi, điều gì đang khiến người dân của họ hướng tới sự dễthương?” [190]. Văn hóa đại chúng (mass culture) là “tổng thể các ý tưởng, quan điểm, thái độ, hành vi lan
43
truyền, hình ảnh và các hiện tượng khác, những gì được cho rằng có sự đồng tình một cách phổ biến nhưng không tuân theo một thủ tục quy định của một nền tư tưởng văn hóa nhất định, đặc biệt trong văn hóa phương Tây thời kì đầu đến giữa thế kỉ XX và lan rộng ra toàn cầu vào cuối thế kỉ XX đến thế kỉ XXI” [184]. Văn hóa đại chúng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các phương tiện truyền thông đại chúng hay nói cách khác là chính những yếu tố có tính truyền thông phổ biến như Internet, truyện tranh, hoạt hình, âm nhạc, thời trang, điện ảnh, truyền hình.... đã làm nên gương mặt của văn hóa đại chúng. Trong đó, manga và anime là hai trong số những lĩnh vực “đình đám” nhất của kiểu văn hóa được cho là subculture này. Sau khi kết thúc thời kì Mĩvào năm 1952, nền văn hóa đại chúng Nhật đã bị các phương tiện truyền thông này ảnh hưởng sâu sắc. Tuy nhiên, thay vì bị chi phối bởi các sản phẩm của Mĩ thì Nhật Bản đã hạn chế những ảnh hưởng này bằng cách thích ứng và tiếp thu các ảnh hưởng của nước ngoài rồi biến nó thành những ngành công nghiệp truyền thông mang tính bản địa. Ngày nay, văn hóa đại chúng Nhật Bản giữ vững vị trí là một trong những nền văn hóa đại chúng dẫn đầu và nổi tiếng nhất trên phạm vi toàn thế giới.
Có thể nói, kawaii là tinh thần chủđạo của văn hóa đại chúng ở Nhật Bản và cả thế giới, tức là tinh thần của thời hiện đại. Kawaiicó mối liên hệ đặc biệt với một kiểu văn hóa, một “vùng” văn hóa của giới trẻ, là văn hóa shoujo. Shoujo có nghĩa là thiếu nữ, nhưng văn hóa shoujokhông chỉ dành riêng cho nữ giới, mà ở đây gợi ý niệm về thiên tính nữ nhiều hơn, nghĩa là thuộc tính nhẹ nhàng, nữ tính, lãng mạn của khái niệm này hơn là chỉ về giới. Kawaii cũng là một từ ngữ thường xuyên được nhắc tới trong lĩnhvực truyện tranh (manga) và hoạt hình (anime), đặc biệt là thể loại shoujo manga, một thể loại truyện tranh dành riêng cho đối tượng là thiếu nữ, những người đang đứng trước ngưỡng cửa của sự trưởng thành, đã đi qua thời thơ bé nhưng vẫn chưa là một người lớn thực thụ. Đó là một thế giới chạm đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh khiết, mỏng manh; một thế giới lãng mạn và đầy mơ mộng. Đólà những câu chuyện đề cao giá trị sống, tình yêu thương, mối quan hệ người – người... Đương nhiên kawaii không thể không có mặt trong thể loại kodomo manga
44
(truyện tranh dành riêng cho trẻ em). Ở đó, những hình tượng nhân vật, dù là người hay vật, đều mang dáng vẻ nhỏ nhắn, tính cách đáng yêu, ngộ nghĩnh. Đó là những câu chuyện mang tính giáo dục cao về đạo đức, lẽ phải trong cuộc sống, cách ứng xử với mọi người xung quanh bằng tình yêu thương..., như chú mèo máy Doraemon với chiếc túi thần kì đưa câu chuyện vào những thế giới, những tình huống đáng yêu, Pikachu với thân hình nhỏ bé nhưng có sức mạnh, chiến thắng cái ác và luôn trung thành yêu thương người bạn Shatoshi của mình. Khi công nghiệp manga,
anime và đồ chơi của Nhật Bản lên ngôi, xuất khẩu sang các thị trường khác nhau trên thế giới, thì cũng là lúc kawaiitrở thành dấu ấn mạnh mẽ về văn hóa lẫn thẩm mĩ khiến thế giới biết đến Nhật Bản, gần hơn với Nhật Bản.
Inuhiko Yomota xuất bản một công trình nghiên cứu về kawaii vào đầu thế kỉ XXI, đã đặt vấn đề về sự lan tỏa mạnh mẽ của nền văn hóa đại chúng Nhật Bản đến nền văn hóa toàn cầu. Trong đó có đoạn: “Những nhân vật ở Nhật như Hello Kitty, Pokemon, Thủy thủ Mặt Trăng... tràn ngập khắp thế giới. Vì sao kawaii của Nhật Bản lại phát ra ánh sáng rực rỡ như vậy? Quyển sách này là một nỗ lực có tính thăm dò đầu tiên trên hai góc nhìn đồng đại và lịch đại về cấu trúc của kawaiibằng cách đặt kawaii vào thẩm mĩ của thế kỉ XXI” [144, 7]. Bắt đầu từ năm 1990, khi những “sản phẩm” của văn hóa đại chúng như manga (truyện tranh), thời trang đường phố, trò chơi trực tuyến... được “xuất khẩu” ra thế giới, thì khái niệm kawaii
bắt đầu được sử dụng ở các nước châu Âu, đặc biệt trong các Hội chợ triển lãm do Pháp tổ chức, trong những lễ hội văn hóa Nhật Bản, và thật sự lan rộng trên thế giới. Nó trở thành một từ khóa quan trọng khi nói về Nhật Bản đương đại, “đại sứ
kawaii”, trở thành một xu hướng giao tiếp của văn hóa đại chúng Nhật Bản. “Trái ngược với chủ nghĩa Nhật Bảnthuần túy của cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, văn hóa đại chúng Nhật Bản ở thế kỉ XXI được chính phủ Nhật Bản xem như một chủ
nghĩa Nhật Bản thứ hai, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới được định hướng bởi Internet. Do đó, kawaiiđược xem như một thứ văn hóa xuyên biên giới, xuyên quốc gia” [144, 5 - 6]. Nó không chỉ diễn ra trong không gian cuộc sống thường nhật của người dân mà còn là gương mặt tinh thần của chính phủ Nhật Bản, bao phủ toàn bộ
45
xã hội Nhật Bản. Takamasa Sakurai là tác giả của cuốn “Cuộc cách mạng kawaii trên thế giới: Vì sao người ta muốn là người Nhật” và tác giả chính là một thành viên của Bộ Ngoại giao. T. Sakurai nhấn mạnh sự phổ biến của văn hóa đại chúng Nhật Bản và văn hóa kawaii, khẳng định kawaii có vai trò như một phương tiện thúc đẩy thương mại và ngoại giao văn hóa.