Sự lên ngôi của những ấn tượng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sáng tác của yoshimoto banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii (the works by yoshimoto banana from the perspective of kawaii aesthetics) (Trang 111 - 123)

Chương 2 : THẨM MĨ KAWAII

4.1. Thăng hoa văn học đại chúng

4.1.2. Sự lên ngôi của những ấn tượng

Ấn tượng là là “trạng thái của ý thức ở giai đoạn cảm tính xen lẫn với cảm xúc, do tác động của thế giới bên ngoài gây ra” [88, 19]. Ấn tượng có tác dụng gây cảm xúc mạnh mẽ và tạo dấu ấn trong nhận thức. Trong văn hóa đại chúng và

shoujo manganói riêng, kĩ thuật tạo ấn tượng được xem là một trong những kĩ thuật quan trọng để ghi lại trong cảm xúc của người đọc, người xem sự thú vị, nổi bật là ấn tượng thị giác và ấn tượng tốc độ. Những kĩ thuật này được sử dụng trong sáng tác của Y. Banana không chỉ để miêu tả mà còn làm thay đổi nhận thức của độc giả vềvăn học đại chúng. Banana đã mài sắc văn học đại chúng khiến nó trở nên tinh tế hơn. Với những nỗ lực của Y. Banana, văn học đại chúng có thể tạo ra tiến trình thay đổi về không gian, khiến nó có những lựa chọn khác biệt hơn so với những gì mà người ta vẫn nghĩ.

4.1.2.1. Ấn tượng thị giác: thủ pháp ánh sáng – ngôn ngữ nội tâm

Một trong những đặc trưng nổi bật trong phong cách sáng tác của Y. Banana là việc sử dụng những hình ảnh thị giác (visual imagery). Đó là bởi sựảnh hưởng rộng khắp của truyền thông đa phương tiện mà những nhà văn Nhật Bản đương đại như Y. Banana đã lớn lên trong nó. “Trí tưởng tượng của họ(con người thời đại –người viết) ít xúc cảm hơn là những cảnh sắc” [146, 121]. Người ta gọi đây là thời đại của truyền thông thị giác (visual communication) khi sự truyền tải thông điệp của mọi lĩnh vực trong đời sống đều hướng tới tính trực quan, sống động. Theo Nguyễn Nam Trân, “thời giờ người Nhật dành ra để tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đã tăng gấp rưỡi trong khoảng thời gian từ 1960 (3 giờ 01 phút) cho đến 1984 (4 giờ 28 phút). Nếu chỉ nói đến sách vở và truyền hình thì trong năm 1960, họ bỏ ra mỗi ngày trung bình 30 phút để đọc sách báo và 48 phút để xem vô tuyến. Năm 1984, hai con số đó tăng lên đến 45 phút và 2 giờ 19 phút. Điều đó chứng tỏ họ

107

dành thời giờ nhiều cho truyền hình hơn các phương tiện truyền thông khác. Cho nên, văn học cần phải được ảnh tượng hóa để giữđộc giả.” [175]

Ở một phương diện khác, Văn hóa Nhật Bản vốn đặc trưng với kiểu “văn hóa nhìn”: từ các công trình kiến trúc lạ mắt đến cách bày trí các món ăn giàu tính mĩ thuật và những lễ hội đều gắn liền với hoạt động “nhìn” (“nhìn”, “ngắm” là cách thức để tận hưởng, thưởng thức). Tên gọi của các lễ hội truyền thống ở Nhật đều gắn với yếu tố“見” (nhìn), chẳng hạn: lễ hội ngắm hoa anh đào “hanami” (花見), ngắm đom đóm “hotarumi” (蛍見), ngắm trăng “tsukimi” (月見), ngắm pháo hoa

“hanabimi” (花火)… Văn học cổ điển Nhật Bản cũng chú ý những hình ảnh thị giác: từ những đường nét hoa văn tinh tế trên nếp áo của một quý phu nhân, quang cảnh lộng lẫy của một đám rước của lễ hội truyền thống, một cành hoa nhỏ, phong cảnh khoáng đạt hùng vĩ của một vùng núi đồi hay cảnh biển bao la trong Truyện Genjiđến hình ảnh giọt sương, ngọn lá, vạt cỏ, cánh đồng hoa, vầng trăng sáng nửa đêm, áng mây lúc chiều tà trong Cổ kí sự hay một “bức tranh thu” cô tịch với cánh quạ đậu của Matsuo Basho… Tuy nhiên, vẻ đẹp thị giác trong văn học cổ điển không phải là hình ảnh tả thực mà là sự kết hợp giữa miêu tả, cảm nhận và tưởng tượng, trong đó, hìnhảnh thực tế chỉ được sử dụng theo lối biểu trưng, đóng vai trò gợi mở, năng lực tưởng tượng là yếu tố đóng vai trò quyết định. Đó không phải là một giác quan cụ thể mà là sự huy động, tổng hợp của nhiều giác quan khác nhau tạo nên một trí tưởng tượng phong phú cùng với sự nhạy cảm của tâm hồn và sự mẫn tiệp của trí tuệ. Tất cả tạo thành một quan năng đặc biệt giúp con người tri nhận thế giới và giúp độc giả khám phá một tác phẩm văn học. Trong khi đó, thời hiện đại được xem là thời đại của những gì “nhìn thấy được” (obvious, visual), với những yếu tố phong phú như manga, anime, pachinko, karaoke…, nhất là manga,

“chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất bản ở Nhật, bán ra 4.000 bản/tuần” [146, 112]. Miyoshi đã quan sát thấy, “trong xã hội Nhật Bản hiện đại, “hàm ngôn” (reticence) được đề cao hơn là “hiển ngôn” (eloquence)”. Có phải vì thế mà mọi lời nói dường như bất lực trước những cảm xúc và thể nghiệm của con người? Ngay trong mỗi khoảnh khắc, ấn tượng về những gì được nhìn thấy lại trở nên vô cùng quan trọng.

108

Ở một khía cạnh khác, văn hóa đại chúng, tiêu biểu với mangaanime đa phần được đọc / xem trong môi trường chuyện kể phổ biến (trên đường, trên tàu điện, rạp…). Chúng cần có một sự hòa trộn đậm nét giữa từ ngữ và hình ảnh. Thêm nữa, sự xuất hiện của truyền hình, sự lên ngôi của Internet… đã làm cho kênh chữ bị giản lược đến mức tối đa, nhường chỗ cho kênh hình. Vì thế, thời đại này được xem là thời đại của những ấn tượng. Có những cảm xúc, suy nghĩ không nói được bằng lời mà đôi khi chỉ có thể tư duy bằng hình ảnh, và người ta cũng chỉ cần có thế. Một thước phim hoạt hình sở dĩ tạo ra ấn tượng với khán giả là bởi nó đã tạo ra những cảm xúc chân thật và mạnh mẽ để họ trải nghiệm, dựa vào phối cảnh, cách bày trí, màu sắc, các “shot” nhỏ đầy dụng ý trong một cảnh quay. Đó là nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh (visual storytelling). Kĩ thuật “lấy sáng” của anime (mỗi góc độ lấy sáng khác nhau lên chủ thể sẽ tạo ánh sáng phản chiếu khác nhau, tạo độ sâu cho khung hình).

Trong cách miêu tả không gian của Y. Banana, có sự tham gia đặc biệt của ánh sáng, có thể gọi tên là “thủ pháp ánh sáng” (tương tự như một đặc điểm quan trọng của manga – truyện tranh Nhật Bản). Manga (mạn họa) là một thể loại đặc biệt của văn hóa đại chúng, với sự kết hợp của những từ ngữ và hình ảnh, tạo ra những ấn tượng thị giác mạnh mẽ và những cảm xúc không được (hoặc không cần phải được) thể hiện bằng lời. Những sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh để tạo ra những ấn tượng thị giác mạnh mẽ và những cảm xúc không được (hoặc không cần phải được) thể hiện bằng lời đó của manga đã được Y. Banana tiếp thu. Từ sựảnh hưởng đặc biệt của kĩ thuật sử dụng ánh sáng này của manga, nhất là khả năng “phát sáng” của nhân vật khi “khung hình” được thiết kế trong sựtương phản giữa sáng – tối, Banana đã làm cho ánh sáng có một tác dụng đặc biệt: làm bừng sáng một ý nghĩ, một cảm xúc hay xua tan đi một cảm giác u ám, mơ hồ nào đó trong nhân vật. Nói cách khác, ánh sáng trong tác phẩm của Y. Banana được khai thác triệt để các tính năng của nó, có vai trò xúc tác, kích thích, hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển tâm lí, tính cách nhân vật. Cách miêu tả nhân vật Eriko (Kitchen) với nhiều tia sáng, vầng sáng xung quanh hệt như cách vẽ một nhân vật trong truyện

109

tranh hay phim hoạt hình: con người là trung tâm của bức tranh và đẹp như có thể “phát sáng”: “Mái tóc dài xõa xuống ngang vai, cặp mắt sắc lẹm có đôi đồng tử lấp lánh thẳm sâu, đường bờ môi rất đẹp, sống mũi thẳng và cao. Toàn thân cô ta tỏa ra một thứ ánh sáng lộng lẫy tựa như sức sống đang run lên” [124, 25]. Nhà văn có thể dùng cả một đoạn với những câu văn dàiđể viết về nụcười –“điểm sáng” của nhân vật (Mayu) với lối tả tỉ mỉ, quan sát tinh tế. “Một nụcười trong ngần, chói rạng, tự nhiên và mạnh mẽ, chân thành và tha thiết đến mức khiến người ta muốn khóc. Cả đến khi đã bị viêm gan nặng, sắc mặt xanh xao, da dẻ bợt bạt, cái mãnh lực trong nụ cười ấy vẫn không hề thay đổi” [127, 28]. Chính nụ cười ấy đã trở thành kỉ niệm không phai trong tâm khảm của những người ở lại về Mayu khi cô không còn nữa. Sự lan tỏa của ánh sáng chẳng những làm đẹp thêm cho cảnh vật mà quan trọng hơn là soi rọi vào thế giới nội tâm của nhân vật, tìm lại được một chút yên bình, hạnh phúc cho tâm hồn họ. Ánh sáng “từ trong những dải mây trắng mỏng tang, từ những giọt nước mưa xuyên qua những tia nắng thẳng tắp nối đuôi nhau rớt xuống, như những mảnh vỡ của ánh sáng […]. Vạn vật bừng lên trong khung cảnh rạng ngời” [127, 34]. Ánh sáng từánh đèn biển hiệu nhà nghỉ Yamamoto làm Marie “thấy lòng nhẹ nhõm” và “cảm thấy mình được đón chào bởi một thứ gì đó lớn lao” [127, 39]. Pháo hoa trong lễ hội mùa hè cũng là một thứ ánh sáng đặc biệt. Con người sống trong ánh sáng đó cũng như được cháy hết năng lượng (còn lại). Trong “Ánh mặt trời rọi thẳng và mặt qua khung cửa sổ”, Sakumi thấy “dáng mẹ tôi từ phía sau, trong căn bếp hôm ấy, như thu nhỏ lại, trông như một cô bé cấp ba đang chơi trò vợ chồng” [127, 15]. Trong ánh sáng (của đèn), Sakumi thấy mẹ và cô Junko (bạn học của mẹ) vẫn trẻtrung, đầy sức sống. “Hai khuôn mặt giờdưới ánh đèn rọi sáng mịn màng, trông trẻ trung khác hẳn với ngày thường và ngập màu hi vọng, cứ như thể họ đã vượt thời gian bằng một cách nào đó để có mặt ở đây” [126, 48]. Ánh sáng làm nhân vật bị choáng ngợp vì xúc động, ngôn ngữ không bật ra thành lời được, nhân vật sẽ tư duy thế giới bằng màu sắc. Và dường như chỉ với những gam màu đậm đặc ấy thì cuộc sống mới có sự tác động mạnh mẽ và ý nghĩa đối với con người. “Màu xanh ướt nước của công viên hiện lên rõ nét trên nền trời xanh quý giá

110

giữa lúc trời nắng trong mùa mưa đầu hạ […], “ngôi sao đầu tiên xuất hiện nhấp nháy sáng như một bóng đèn điện màu trắng, bé xíu” [125, 69], “Màu xanh của những dãy núi bao quanh biển cùng nền trời xanh. Có thể nhìn thấy rất rõ màu xanh lá cây rất đậm của bờ biển” [125, 116], “bến xe buýt tràn ngập nắng chiều, ánh sáng màu cam phản xạchói lòa” [125, 126], “ngoài cửa sổ là một sắc đỏ trải tới tận phía bên kia bầu trời, trông rất đáng sợ” [126, 128], “Biển chiều đón nhận ánh nắng, tràn đầy như một màu vàng” [125, 158], “trong ráng chiều, những đám mây màu hồng tạo thành những bậc thanh tươi sáng” [124, 30].“Siêu thịsáng trưng và bầu trời bên ngoài đen đặc. Đường phố ướt đẫm và những ngọn đèn pha ánh lên sắc cầu vồng. Ánh sáng xanh lục của chiếc máy photocopy […]. Mặt sàn ướt át sáng trắng dưới ánh đèn huỳnh quang” [124, 105]. Sự tương phản của màu sắc và ánh sáng tạo ra một khung cảnh ấn tượng của phim ảnh.

Việc sử dụng ánh sáng trong manga cũng thỉnh thoảng bao gồm cả những thứ ánh sáng không có nguồn sáng. Các hiệu ứng này thể hiện cảm xúc của các nhân vật, mang đến cho người đọc một sự hiểu ngay lập tức về cảm xúc của nhân vật như thể một chiếc kính lúp. Y. Banana sử dụng ánh sáng để biểu thị cảm xúc nhân vật. Trong Kitchen, để miêu tả trạng thái cảm xúc của Mikage trong lần đầu gặp Tanabe sau đám tang của bà, Banana viết: “Trong bóng tối đen tối trước mắt tôi (như nó vẫn luôn có trong tình trạng ngơ ngác của tôi), tôi thấy một con đường thẳng dẫn từ tôi đến anh. Anh ta dường như phát sáng với ánh sáng trắng. Đó là hiệu ứng anh ấy gây ra cho tôi” [124, 20]. Tính trực quan sinh động này đã được thể hiện ngay trong trang đầu tiên của Kitchen. Chúng ta thấy một gian bếp hiện ra thông qua đôi mắt của Mikage, nơi mà Mikage bất giác nhìn ra xa lên bầu trời đêm như một khung ảnh, “Khi tôi ngước mắt lên khỏi bếp ga loang dầu và con dao bếp rỉ sét, bên ngoài cửa sổ những ngôi sao lấp lánh, cô đơn” [124, 25]. Từ cảm nhận đó mà Mikage không thấy xa lạ dù đó là lần đầu gặp Tanabe. Bàn về cảnh cuối trong

Kitchen, Araki Nobuyoshi, nhiếp ảnh gia Nhật Bản thập niên 70 cho rằng: “Đó là cảnh hay nhất, nó giống như một bức ảnh. Không chỉ là cấu trúc câu và phong cách viết mà còn là cảm giác về tốc độ trong cảnh. Hình ảnh tỏa sáng của cô gái mang

111

katsudon sẽở lại trong lòng bạn”. Đó là cảnh mang tính trực quan cao, có thể gọi là thứ ngôn ngữ hình ảnh. Sự hài hòa của các kiểu không gian thường được tôn lên trong ánh sáng rực rỡ, mang tới sự cuốn hút kì diệu. “Con đường trải sỏi dọc bờ cầu lớn. Ở phía bên kia, biển mở ra, sông lặng lẽ chạy vào biển. Trăng và đèn đường chiếu sáng mặt sông và lan can cầu” [126, 24].

Những câu chuyện có sự hòa trộn giữa từ ngữ và hình ảnh khá đậm nét khiến độc giả của Y. Banana đôi khi bị cuốn vào kênh hình. Vì vậy, có những cảm xúc, suy nghĩ không nói được bằng lời mà đôi khi chỉ có thể tư duy bằng hình nh.

Banana đẩy cao tính tương tác giữa thế giới truyện với người đọc, xóa nhòa ranh giới giữa người viết và người đọc, thiết lập một không gian giao tiếp “như thật” thông qua trang giấy và ngôn từ. Tính hình ảnh thị giác này là do sựảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng mà chính những cây bút Nhật Bản trong đó có Y. Banana đã và đang lớn lên cùng nó. Trong tác phẩm của Y. Banana, trí tưởng tượng của các nhân vật gần như nhường chỗ cho những cảm xúc đến từ cảnh vật. Nói cách khác, cách viết này phản ánh một thế giới được – nhìn - thấy (world-as- seen), hơn là một thế giới được - cảm - nhận (world-as-felt) [146, 121].

4.1.2.2. Ấn tượng tốc độ: thủ pháp “nhảy cóc” – những xao động của cảm xúc và dòng ý thức

Shoujo manga đã đạt đến trình độ cao trong việc dẫn dắt câu chuyện và có thể nói là không thua gì phim, các khung nhiều khi được thiết kế không theo khuôn mẫu. Một khung có thể kéo dài cả trang và chân dung của nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia, với hoa cảnh trang trí ở nền. Lối kể chuyện đậm chất đời thường của cuộc sống đương đại. Người ta không nghĩ quá nhiều mà chỉ quan tâm đặc biệt đến những gì họ đang cảm nhận được. Điều này chi phối đến kĩ thuật di chuyển trên những khung tranh. Jack Hunter đã miêu tả manga“những quyển truyện tranh Nhật Bản với kĩ thuật điện ảnh làm giảm thiểu hiệu quảđếm từ (word- count) và dựa vào những hình ảnh được mã hóa, cho phép „đọc‟ truyện tranh ở tốc độ đáng kinh ngạc” [146, 112]. Cách nói của Jack Hunter đã khiến chúng ta hình dung những câu chuyện manga không cần phải “đọc” (theo đúng nghĩa đen của từ

112

ngữ này). Cách tri nhận một câu chuyện manga là xem tranh (những ấn tượng thị giác –như đã trình bày ở trên) và còn một cách nữa là lướt trên những khung tranh, vì có những biểu đạt được “nói” bằng cách sắp xếp, “décor” những khung tranh. Người ta gọi đó là thủpháp “nhảy cóc”. Như thế, “nhảy cóc” được hiểu là tính gián đoạn nhưng có sắp xếp. Các “bậc nhảy” tuy không liên tục nhưng hô ứng với nhau, gắn liền với kĩ thuật chuyển cảnh giữa các scene (trong phim ảnh, anime), giữa các khung truyện – koma (trong manga), xuất phát từ tính “động” của nghệ thuật đại chúng, tạo cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ.

Điểm nhìn của người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm của Y. Banana liên tục dịch chuyển “vịtrí” của mình, cả vị trí không gian lẫn vị trí thời gian. Ở tại thời điểm hiện tại, người kể chuyện có thể di chuyển đến một sự kiện có liên quan đến nhân vật hoặc đối tượng được kể trong quá khứ, có thể cách đó vài giờ, vài ngày, hay vài năm. Dòng ý thức trong suy nghĩ của nhân vật cho phép thời gian, không

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sáng tác của yoshimoto banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii (the works by yoshimoto banana from the perspective of kawaii aesthetics) (Trang 111 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)