Nhìn về phía sự sống

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sáng tác của yoshimoto banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii (the works by yoshimoto banana from the perspective of kawaii aesthetics) (Trang 79 - 87)

Chương 2 : THẨM MĨ KAWAII

3.3. Ánh nhìn hướng sáng

3.3.1. Nhìn về phía sự sống

Bất chấp sự hiện diện của cái chết và nỗi buồn phảng phất trong những câu chuyện, Y. Banana luôn mang đến cho các nhân vật của mình một kết thúc có hậu như một sựđền bù. Trái ngược với sự bi quan và u uất trong văn học Nhật Bản thời kì đầu hiện đại, Y. Banana sử dụng những chủ đề u ám về cái chết và nỗi buồn để khắc họa sự chữa lành và thắp lại một đốm lạc quan cho độc giả của mình.

Dù còn rất trẻ, nhưng các nhân vật của Y. Banana có điểm chung là họ quá mệt mỏi. Dường như họ không thể nào nắm bắt ngay được mọi thứ. Nhân vật ngày càng phải đối diện và gánh chịu những áp lực nặng nề hơn. Bởi thế, khi không giải phóng được áp lực ấy, nhân vật thường đi đến việc tự sát. Thế nhưng, Y. Banana đã thể hiện được một cách thành công cuộc hành trình gian khó của các nhân vật, giúp họ từ cảm giác bị mất liên hệ với xã hội, đến việc có lại được cảm giác phấn chấn, đầy hi vọng.

Nhân vật trong sáng tác của Y. Banana dù có rơi vào nỗi bất hạnh, mất mát đớn đau như thế nào chăng nữa, vẫn không rơi vào trạng thái bi quan tiêu cực về cuộc sống mà luôn hướng về phía của sự sống như đặc tính hướng sáng của hoa hướng dương. Nhân vật có xu hướng đưa mình / hoặc người khác ra khỏi bóng tối, tự dịch chuyển / hoặc dịch chuyển hộngười khác những khối nặng nề u tịch trong

75

cõi lòng – bằng cách sống trong không gian bao la rộng lớn của thế giới tựnhiên, để bóng tối không còn mang dáng hình của cái chết nữa. “Không khí thật là ngon”, thằng bé Yoshio trong Amrita bảo vậy. “Cứở mãi trong một căn phòng an toàn, con người ta sẽđồng hóa với ngôi nhà đó và như trở thành một thứ đồ đạc”[127, 144]. Con người không có quyền chọn lựa hoàn cảnh, số phận, nhưng lại có quyền lựa chọn cách phản ứng với nó. Các nhân vật của Banana đã tìm đến nhau như cây cối vươn đến ánh nắng ấm áp của mặt trời, sống hết mình, phơi trải và mạnh mẽ. Đó chính là tinh thần mới mẻ của kawaii so với aware.

Như đã nói, đa phần truyện của Y. Banana bắt đầu từ những cái chết. Họnhư bị dồn vào chân tường của sự chịu đựng, nhưng rồi tất cả đã vượt lên bằng những suy nghĩ trong sáng và cao thượng. Nhân vật có xu hướng tìm kiếm cách để đấu tranh với cuộc sống ngắn ngủi. Kết thúc tác phẩm, thường là một sự bắt đầu mới đối với mỗi nhân vật. Khởi đi từ ý niệm cái chết không phải là sự đối nghịch của sự sống mà là một bộ phận của sự sống, nhân vật luôn nhìn thấy có sự tồn tại của cái chết trong cuộc sống. Có cảm giác rằng, cuộc đời mỗi người hình như phải (nhất định phải) trải qua một giai đoạn, một khoảng thời gian khác biệt để đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Nhưng, Y. Banana dành phần nhiều tâm huyết cho việc tái hiện hành trình gian khó của các nhân vật, giúp họ từ cảm giác bị mất liên hệ với xã hội, đến có lại được cảm giác phấn chấn, đầy hi vọng. Dù đau đớn, nhưng đặc trưng tính cách nhân vật trong tác phẩm của Y. Banana lại không phải là sự gục ngã trước số phận, mà là dũng cảm đối mặt, vượt qua và gắng gượng để sống tiếp khi đi đến tận cùng nỗi đau. Nhân vật tìm lại được sự lạc quan cùng ánh sáng đã mất trong chính cuộc đời họ. Đó là tinh thần của Kawaii. Tinh thần này góp phần giải quyết khủng hoảng tâm lí cho con người, tạo ra một thế giới thẩm mĩ trái ngược với thực trạng rối ren của đời sống xã hội.

Phía của ánh sáng ở đâu? Sau một cuộc hành trình qua toàn bộ câu chuyện, nhân vật lại trở về đúng vị trí bắt đầu, nghĩa là trở lại cảm giác đối diện với hoàn cảnh mất người thân. Nhưng điều kì diệu của trang truyện cuối là nhân vật ở trong một tâm thế khác, một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác: phấn chấn và tích cực

76

hơn nhiều so với lúc bắt đầu câu chuyện. Vậy, đâu là cách để Y. Banana chữa lành những vết thương cho nhân vật của mình? Cách của Y. Banana là tạo ra một thế - giới - mới, thế - giới – khác, một thế giới song song với thế giới thực tại đầy những nỗi đau và mất mát. Một nhân vật của Y. Banana đã từng nói về sự cần thiết cho mình một thế giới tưởng tượng, một “thế giới khác” như thế: “Đôi khi tôi cần một lối thoát hoàn hảo, ở một nơi mà không có câu chuyện”. Nói như Kazami: “Nếu bạn di chuyển đến một nơi nào đó, bạn có trở thành một nhân vật trong một câu chuyện của vùng đất đó không? Hay là bạn, ở một nơi nào đó trong trái tim mình, vẫn muốn trở về chỗ cũ?” [125, 243]. Câu hỏi của Kazami đã gợi lên trong chúng ta ý tưởng về “một nơi nào đó”. Đó là nơi nào? Y. Banana đã “trả lời” câu hỏi đó bằng cách đưa các nhân vật đến những miền không gian khác với thực tại đang diễn ra, nơi họđang gánh chịu nỗi tổn thương nặng nề sau những biến cố: cái chết của người thân, bạn bè, người yêu. Từ không gian đặc quánh của hiện tại, Y. Banana tìm chốn nương thân cho nhân vật, không cần phải đi ngược về quá khứ hay một thế giới ở tương lai, có thể chỉ là một thị trấn ven biển xa xôi hẻo lánh nhưng nồng hậu và chân chất, là một bãi biển đầy gió và cát trắng, có thể là một vùng núi ít người qua lại..., thường được thực hiện bằng một chuyến du lịch, hoặc một cuộc hành du tâm tưởng qua giấc mơ, hay cũng có thể là một cuộc gặp gỡ mang tính chất tâm linh không hẹn trước.

Nhân vật của Y. Banana rất hay nhắc tới chuyện đi dã ngoại, hoặc đi cắm trại. Nhân vật thường đi mà không cần biết sẽđến đâu, cũng không định trước ngày trở về. Vì sao các nhân vật lại thích được đi xa? Du lịch đến một vùng đất xa xôi, hẻo lánh có thể xem là sựvượt thoát vềkhông gian địa lí, là phương cách chữa lành phổ biến nhất. Nhân vật thường có nhu cầu thoát khỏi cuộc sống thành phốđểđi về miền quê. Sakumi trải qua kì nghỉ ở Saipan sau cái chết của em gái Mayu, Ryuichiro chọn đi đến Aomori sau cái chết của người yêu. Ở đó, họ có thể “nói lời tạm biệt” với người yêu của mình rồi bước tiếp những chặng đường phía trước. Người đọc biết rằng họ sẽ - trở - về ngay khi đã phục hồi được những vết thương tinh thần sau những biến cố. Việc “đi” như là cách trốn chạy, là cách để cân bằng

77

chính mình sau những hụt hẫng, mất mát. Ryuichiro đi xa, đến nhiều vùng miền, nhưng trong sâu thẳm của ý thức, không phải vì anh muốn thưởng thức “những lễ hội vùng này đến hội chợ vùng khác”, mà là “thực sự anh không muốn về chốn này” [127, 396] (vì không còn Mayu nữa). Tuy nhiên, cũng nhờ việc đi xa mà họ nhận ra những ý nghĩa mới để vui sống. Chúng tôi cho rằng các nhân vật của Banana có khuynh hướng hướng sáng của loài cây hướng dương: dù cuộc sống có khắc nghiệt, bị che khuất ánh sáng đến đâu vẫn luôn kiêu hãnh hướng tìm ánh mặt trời. Với họ, cuộc đời cũng giống như những chuyến đi: “cứ thếnày mà đi, đến bến cuối lại mua vé đi tiếp, và cứđi mãi như thế…” [127, 35]. Họthích và ao ước được đi lang thang. Đi - cũng chính là hành trình tìm kiếm bản ngã – nguồn mạch cảm hứng từ bao đời mà các nhà văn Nhật đã dày công khai thác và tiếp nối, từ M. Basho đến Y. Kawabata rồi M. Haruki, Y. Banana… Trong tiếng Nhật, cách phát âm của hai từ“muốn đi” (行きたい) và “muốn sống” (生きたい) hoàn toàn giống nhau. Điều này là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay bởi vì từ trong ý thức lâu đời, xa xưa, người Nhật đã có một ý niệm về sự sống gắn liền với những cuộc hành trình, những chuyến đi, những con đường, những miền đất khác... để sống tốt hơn, sống khác đi khi ta trở về. Otohiko (N.P) đi Boston là một cách chạy trốn, nhưng cuối cùng anh cũng về Nhật. Cuộc sống ởBoston như một thiên đường nhưng vẫn có cái gì tựa như sự trầm uất dần chứa trong con người Otohiko: thường bất chợt tỉnh dậy giữa đêm khuya, ngượng ngùng khi bị hỏi chuyện vợ chồng, thái độ như một kẻ lẩn trốn và đôi mắt lúc nào cũng buồn bã. Otohiko vừa mơ ước tới những thế giới lí tưởng, vừa lại muốn ẩn náu trong hang sâu bất cứ khi nào gặp rắc rối. Yoshio trong

Amrita cũng trở nên hòa nhập hơn sau chuyến đi Saipan và gặp những người bạn lớn. Đối với nhân vật, đi xa là để lắng lòng, và có thời gian suy xét rồi thật bình tĩnh để trở vềđối diện với thực tại, tìm cách hóa giải chứ không phải là cách trốn chạy, thoát li cuộc sống.

Kiểu “thế giới khác” cũng có thể là một nửa trong chính mình khi nhân vật tách thành hai nửa: một nửa sống với thế giới thực tại cùng những tổn thương và một nửa sống với thế giới song song, cho phép thực hiện những điều còn dang dở,

78

là nơi giãi bày những ẩn ức, nơi lắng nghe những khát khao. Đó là một cuộc vật lộn với chính mình giữa hai nửa ấy! Sakumi mất trí nhớ sau khi bị ngã, nhưng ai cũng hiểu nguồn cơn sâu xa là dư chấn sau cái chết của em gái Mayu. Có một Sakumi cũ (được sinh ra vào ngày sinh của cô) và một Sakumi mới (được sinh ra vào ngày cô bị tai nạn). Sakumi như một “phụ nữ có hai trí nhớ”. Cô ấy so sánh trải nghiệm này tựa như cái chết và sau đó được sống lại lần nữa vậy. Điều này làm cho quá trình tự khám phá bản thân càng trở nên cần thiết. Với Sakumi, hành trình tìm lại bản thân chính là hành trình tìm lại nhận thức về mình. Trạng thái “tâm thần phân liệt” này (tức, sự chung sống của hai tính cách trong một con người) là một motif khá đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Khi trong trí nhớ không còn một “sự thật” nào nữa (quên hết tất cả), ý niệm về sự “một mình” (cô đơn, lạc lõng...) cũng không còn. Hành trình của Sakumi là hành trình vật lộn để mang hai bản thân mình lại với nhau. Sakumi hay các nhân vật khác trong những câu chuyện khác của Y. Banana như Mikage trong Kitchen, Kazumi, Sui trong N.P... đều phải đấu tranh với quá khứ của chính họ và phải tự giải thoát nó trước khi họ thực sự bắt đầu cuộc sống của chính mình. Sakumi, sau đó, không còn bịđè nặng bởi quá khứ của cô nữa. Mikage hay Kazami, Sui cũng không còn nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát nữa.

Điều đáng nói là Y. Banana không đi tìm một “thế giới khác” bằng những yếu tố mộng tưởng như một cách chối từ, quay lưng với thế giới thực, thay vào đó, bà tạo ra một “thế giới song song” với thực tại, tạo một “ống dẫn” để “lưu thông” giữa các thế giới từ thực tại đến một thế giới thuộc về miền tâm tưởng, nơi có những kí ức ùa về, nơi có những ước nguyện chưa được thực hiện. Theo đó, bà đưa vào truyện các nhân vật “kì lạ” như Urara trong Bóng trăng, Mì Sợi trong Amrita, cậu bé siêu thông minh Hiiragi để “tạo điều kiện” cho các nhân vật “bình thường” như Satsuki có thể “kết nối” với cái chết, cho các nhân vật đối mặt với cái chết của người thân yêu và tìm thấy ý chí sống. Banana đi vào khai thác ý niệm “Cái chết không phải là kết thúc”. Vậy nên trong Bóng trăng, Satsuki và Hitoshi được đoàn

tụ, được “gặp nhau lần nữa” để nói lời tạm biệt, mặc dù họ đang bị ngăn cách bởi cái chết. Đó là một đặc ân, giống như trường hợp của Terako được gặp cô gái kì lạ

79

trong dáng vẻ của một nữ sinh trung học mà thật ra chính là hình ảnh người vợ quá cố của Iwanaga. Có lẽ vì Terako đã luôn nghĩ về chị ấy bằng niềm cảm thông sâu sắc dù chưa một lần gặp mặt (cho đến khi chị mất) nên trong lúc bế tắc nhất, chị ấy đã đem đến cho Terako một ánh sáng cuối đường hầm. Chị ấy giục Terako ra ga mua một tờ báo tìm thông tin việc làm, rồi làm việc gì đó, ngắn hạn đến mấy cũng được. Lời khuyên ấy như khéo léo phơi bày hết nỗi lòng của Terako, khi chính cô cũng không thể nào kiểm soát được những cơn buồn ngủ bất chợt và triền miên sau cái chết của Shiori. Cô ấy đã kéo Terako ra khỏi vùng tối kề cận với cái chết. “Chắc chắn tôi sẽ không gặp chị nữa đâu. Có thể là vì giờ đây chị đang ở một nơi rất gần với tôi, nên mình mới gặp nhau thếnày” [128, 79]. Terako cuối cùng đã khóc được, nước mắt cô giàn giụa. Cô nhận một công việc, cùng Iwanaga xem lễ hội pháo hoa, “nhưng điều quan trọng không phải là màn bắn pháo hoa mà là buổi tối hôm nay, ở nơi này, có hai kẻđang ở bên nhau, cùng ngước lên bầu trời, khoác tay nhau ngẩng mặt về cùng một phía với những người ở quanh chúng tôi, và nghe tiếng pháo nổ ì ùng” [128, 95]. Những cơn buồn ngủ triền miên vô cớ đã biến mất, cảm xúc lành mạnh đã quay trở lại với Terako, sau những những chao đảo vì nỗi đau mất bạn và kiệt quệ với cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng thì Terako vẫn thấy “con người quả là một thứgì đó thật vững chãi” [128, 95]. Trong truyện Lữ khách giữa hai màn đêm, sau cuộc tình tay ba giữa Sarah, Hitoshi và Marie mà cảba đều là người hi sinh, đều nghĩ và sống cho người khác, Hitoshi chết. Cuộc gặp gỡvô tình nhưng đầy tính chất định mệnh giữa Shibami (em gái Hitoshi) và con trai bé bỏng của Hitoshi với Sarah (bí mật mà Sarah giấu kín) được cảm nhận qua Marie. Marie mơ thấy Shibami đã gặp, đã ôm Hitoshi. Marie cảm nhận được hơi ấm của Hitoshi qua cánh tay (đã ôm cậu bé) của Shibami. Sự việc thật kì lạ! Nhưng chính điều đó đã đem đến cho Marie một niềm an ủi lớn, sau tất cả những dằn vặt vì không thể gặp lại được Hitoshi. Sau một năm sống trong nỗi tổn thương và đơn độc, cuối cùng Marie cũng có thể nhẹ nhõm hơn với cái chết của Hitoshi và trở lại cuộc sống của mình. Sarah thì cũng có một gia đình hạnh phúc với người chồng là bạn thuở thiếu thời.

80

Đặc tính “hướng sáng” này của các nhân vật được Banana xây dựng với nhiều hình ảnh, chi tiết và tình huống đậm chất kawaii. Nhân vật không dửng dưng, vô cảm, dù có khi bản thân họ hoặc những người xung quanh họ có mất hết nhuệ khí sống. Kết thúc tác phẩm của Y. Banana thường không phải là sự dang dở (như phần nhiều các sáng tác truyền thống của Nhật Bản), nhưng cũng không hẳn là sự hoàn kết. Cuối tác phẩm, nhân vật lúc nào cũng như vừa mới thoát ra khỏi một đường hầm dài, một hành trình đầy khó khăn; và cuối con đường ấy, có một hướng sáng luôn được mở ra. Ngay cả lúc éo le nhất vẫn thấy có cái gì bình thản, nhẹ nhàng. Như đặc tính hướng sáng của hoa hướng dương, các nhân vật trong tác phẩm của Y. Banana luôn nhìn đời với một niềm kì vọng rực sáng, mặc cho gió cuộc đời làm nghiêng ngả. Kitchen kết thúc bằng cảnh Yuichi Tanabe đợi Mikage Sakurai trở về từ Izu với một niềm tin tươi sáng. Mikage và Yuichi đi dưới ánh trăng: Nhận ra vẻđẹp của ánh trăng, vầng trăng bàng bạc mùa đông, vầng trăng mười ba, ánh trăng vằng vặc, sắp tròn. Kết thúc của Bóng trăng là Satsuki thấy toại nguyện vì đã nói lời chia tay với Hitoshi trong nụ cười và cái vẫy tay của anh. Kết thúc của Tugumi là một lá thư Tugumi viết cho Maria không theo bản tính bướng bỉnh hàng ngày mà nhẹ nhàng và đầy cảm xúc. Kết thúc của N.P là mỗi nhân vật đều tìm được lối ra

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sáng tác của yoshimoto banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii (the works by yoshimoto banana from the perspective of kawaii aesthetics) (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)