Từ giá trị vĩnh cửu đến giá trị tức thời

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sáng tác của yoshimoto banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii (the works by yoshimoto banana from the perspective of kawaii aesthetics) (Trang 136 - 168)

Chương 2 : THẨM MĨ KAWAII

4.2. Giải biên văn học tinh hoa

4.2.2. Từ giá trị vĩnh cửu đến giá trị tức thời

Truyền thống Nhật Bản luôn đề cao trạng thái nhất tâm và sự hòa diệu tương giao giữa con người và thế giới. Yếu tính của văn học Nhật Bản nhấn mạnh vào sự hợp nhất cái vĩnh cửu và phút giây thực tại, được gọi là khoảnh khắc. Có thể hiểu triết lí này qua kịch Noh – một loại nghệ thuật biết ẩn giấu: nhấn mạnh cái mơ hồ vượt tri giác (gọi là huyền tính – kakari) trong một vở diễn; qua nghệ thuật Trà đạo đề cao cái vĩnh cửu Thiên hạ gặp nhau qua một chén trà; qua tiểu thuyết đứng vào hàng tiên phong của nhân loại Truyện Genji với chàng hoàng tử Genji đa tình đi tìm vẻ đẹp vĩnh hằng trong cái phù du, mong manh, vô thường của cái đẹp; qua thơ Haiku để thấy dù là một giọt sương hay một vầng trăng nơi cửa sổ, là con ếch hay chiếc ao cũ, là bóng quạ cô tịch hay chỉ là một tiếng vỗ tay cũng đủ để làm nên thế giới; qua truyện ngắn trong lòng bàn tay hay cả những thiên truyện dài của Yasunari Kawabata với những khoảnh khắc chạm vào đáy vĩnh cửu bởi sự đi tìm và khát khao gìn giữ vẻđẹp toàn bích, trinh bạch. Khoảnh khắc - với ý nghĩa là cái thực tại (rồi đây sẽ trôi qua một cách nhanh chóng) - ít được đề cập tới, hoặc nếu có, đó chỉ là một phương tiện để “chở” các lữ khách cập “bến” giá trị mà họ truy cầu. Với Y. Banana, bà lại đề cao giá trị thực tại của khoảnh khắc, khẳng định giá trị ấy theo đúng nghĩa đen của nó, xem đó là một giai đoạn, một khoảnh khắc rực sáng cần nâng niu trân trọng của đời người: dù hạnh phúc hay đau buồn, dù có thể rất ngắn ngủi và kết thúc trong phút chốc. Vẫn từ kawaii, Y. Banana đã thổi vào trong khái

132

niệm „khoảnh khắc‟ của văn học tinh hoa một luồng gió mới, mang tinh thần của thời đại mới.

4.2.2.1. Phút giây thực tại

Trong sáng tác của Y. Banana, thời gian được nhận thức khác nhau trong từng giai đoạn tâm lí của nhân vật, trong hành trình đi từ đau thương, mất mát đến tìm thấy ý nghĩa sống. Dù thể hiện thời gian ở hiện tại hay trong quá khứ, Y. Banana cũng chỉchú ý đến những khoảnh khắc ôm trọn được cảm xúc đa chiều kích của con người. Về khía cạnh này, sáng tác của Y. Banana vừa tiếp thu nguồn mĩ cảm truyền thống của Nhật Bản khi cảm nhận thế giới qua lòng bàn tay (trường hợp Y. Kawabata) hay cả giây phút chân ngộ những giá trị quý giá của cuộc sống chỉ từ khoảnh khắc “Ao cũ. Con ếch nhảy vào. Vang tiếng nước xao” của thiền giả thi sĩ M. Basho..., vừa tiếp thu quan điểm văn học đại chúng của thời đại Banana sống. Học giả Jim Cullen, qua lời giới thiệu cho cuốn Bách khoa thư văn hóa đại chúng của St. James (St. James Encyclopedia of Popular Culture) đã gọi văn hóa đại chúng là “nghệ thuật của đời sống thường nhật” (the art of everyday life). Văn hóa đại chúng là kiểu văn hóa có thể diễn ra bất cứở đâu, bất cứ khi nào, nhưng quan trọng nhất đó là chính những gì đương diễn ra. Như chưa hề có ngày hôm qua, và ngày mai chưa đến, nhân vật của Y. Banana sống hết mình cho từng ngày, từng khoảnh khắc. Tác phẩm của Y. Banana đặt nhân vật vào rất nhiều “hiện tại”. Sự phân chia thời gian thành một chuỗi những “hiện tại” bắt đầu từ việc thiếu cảm giác về quá khứ của chính mình. Không có một khái niệm nào về quá khứ đáng để cho nhân vật tin vào. Thay vào đó, mỗi cá nhân tự đứng trên đôi chân với những trải nghiệm cá nhân riêng có. Theo đó, bà đã làm cho khái niệm về “cái khoảnh khắc” được nới rộng phạm vi biểu hiện của chúng: từng phút giây vật lí cũng có ý nghĩa lớn lao riêng của nó.

Câu chuyện, kỉ niệm trong quá khứ được thể hiện một cách rất tự nhiên theo mạch phát triển của truyện, làm cho người đọc không thấy sự tách biệt giữa hiện tại và quá khứ, quá khứ vẫn luôn song hành với hiện tại. Tuy nhiên, kiểu thời gian đồng hiện hay thời gian dòng kí ức trong tác phẩm của Y. Banana không phải là sự

133

đan xen đến mức hòa trộn hay xóa nhòa ranh giới, cũng không thể hiện sự“lấn át” của thời gian quá khứ lên thời gian hiện tại. Thời gian trong tác phẩm của Y. Banana dù trôi qua nhiều năm nhưng lại như không hề trôi, bởi những khoảnh khắc của quá khứ vẫn còn in rất đậm sâu trong kí ức của nhân vật: sống động, cựa quậy, và đầy ám ảnh. Sakumi nhớ vềngười em gái Mayu đã mất. Nhiều năm trôi qua mà Sakumi vẫn hình dung Mayu như vẫn đang đứng trước mắt mình: “Lúc ấy, Mayu ngước nhìn lên sân khấu, nhẹ nhàng như trong một giấc mơ, với một góc nghiêng tuyệt vời hơn bất kỳ một bộ phim nào nó từng đóng. Khuôn mặt nhìn nghiêng sáng xanh lên, như vầng trăng vừa nhô ra từ trong bóng tối, tắm mình trong ánh mặt trời. Mắt nó mở to như đang dõi theo một giấc mơ, làn tóc mai nhẹ rung trong vầng sáng bạc, và chiếc tai nhỏcong lên duyên dáng như muốn nuốt trọn từng âm thanh”[127, 45]. Cũng cô đọng thời gian quá khứ độc hiện trong khoảnh khắc nhưng Y. Kawabata thể hiện hoài niệm về quá khứ, là nỗi ám ảnh về quá khứ với nhiều kỉ niệm và nỗi đau của các nhân vật chứ không phải là kĩ thuật dồn thời gian của đời người vào một khoảnh khắc để“duy nhất hóa” nó trong ý nghĩa sống của cuộc đời các nhân vật như cách mà Y. Banana đã thể hiện, thống nhất với quan điểm của con người đương đại: mong muốn mỗi người luôn sống hết mình cho từng khoảnh khắc. Thời gian tạo ra niềm hi vọng chính niềm hy vọng tìm thấy từ những việc giản đơn: cùng người mình yêu mơ một giấc mơ có mùi kim chi phảng phất (Giấc mơ kim chi), còn được thấy ai đó còn hiện hữu bên mình bất chấp những chuyện kinh khủng đã qua (Thằn Lằn), ngắm bình minh huy hoàng trên dòng sông (Chuyện kỳ lạ bên dòng sông lớn). Những điều đơn giản ấy đã giữ họ lại, khiến ngày mai vẫn còn có ý nghĩa và hạnh phúc vẫn là điều có thật trên đời. Đây là kiểu nói ta thường bắt gặp trong tác phẩm của Y. Banana: “Giây phút ấy, tuy tôi cũng ởđó, cùng xem một bộ phim, cùng nói một câu chuyện, nhưng tôi có một cảm giác rất kì lạ, như đang dần trôi về một cõi xa xăm nào đó” [128, 25]. Khoảnh khắc Mikage và Yuichi trên con đường khuya có ánh trăng soi khiến Mikage nhận ra “Đó chính là tình cảm của hai đứa chúng tôi vừa hòa quyện vào nhau ở một khúc cua thoai thoải, trong bóng tối mà cái chết đang vây quanh. Thế nhưng nếu vượt qua khúc cua ấy rồi, chúng ta sẽ

134

bước sáng những ngả đường hoàn toàn khác. Lúc này đây, nếu bỏ qua khúc cua ấy, chúng tôi sẽ vĩnh viễn chỉ là hai người bạn” [124, 154]. Tác phẩm của Y. Banana luôn đem đến cho người đọc những khoảng lặng êm ái, xao xuyến chứ không bi ai.

Kawaii đã đưa đến những cảm xúc tích cực khiến tâm hồn chúng ta thanh mát đến lạ! Cái khoảnh khắc mà hai con người có cùng một giấc mơ thật kì diệu. Những con người trẻ tuổi nhưng luôn có dự cảm bất an và khát khao mãnh liệt niềm hạnh phúc giản đơn: được ở bên nhau và được chia sẻ cùng nhau. Khoảnh khắc người chồng lấy ra hộp kim chi tặng vợ trong truyện ngắn Giấc mơ kim chi cũng tương tự vậy. Khoảng cách vô hình giữa hai vợ chồng đã được xóa tan bởi hành động đơn giản mà ý nghĩa. Người phụ nữđang mất lòng tin trầm trọng về tình yêu bớt hoài nghi về đời sống hôn nhân. Giấc mơ hiện làm hiện lên một khoảnh khắc trong căn bếp giữa đêm khuya, Mikage và Yuichi vừa luộc mì vừa lắng nghe âm thanh của chiếc máy xay ầm ĩ, cảm nhận được niềm xúc động mong manh, và trong giấc mơ ấy, họ sợ rằng cảm giác mình đang có được chỉ là giấc mơ: “trong vòng quay của ngày và đêm, biết đâu khoảnh khắc này sẽ chẳng biến thành một giấc mơ” [124, 71]. Khoảnh khắc của giấc mơ chung có thể được hiểu rằng, khi hai con người cùng nhau trải qua chiều dài của năm tháng, vào những khoảnh khắc nhất định (với sự tác động của tâm lí hiện tại), giữa họ sẽ xuất hiện một mối cảm thông sâu sắc, giống hệt như thần giao cách cảm. Hai vợ chồng, trong giấc mơ chung ở truyện Giấc mơ kim chi, đã nắm tay nhau trong một khu chợ, trong ánh mặt trời gay gắt và cùng chọn mua kim chi. Cái mùi kim chi mạnh đến nỗi làm họ thức giấc và kể cho nhau nghe câu chuyện. Trong khoảnh khắc đó, nhân vật tôi đã có những suy nghĩ sâu sắc, đó là sự khám phá ý nghĩa cuộc sống của bản thân: “Cho dù được sinh ra là hai thực thể hoàn toàn tách biệt, chúng tôi vẫn có thể chia sẻ mọi thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật. Phải chăng đó là ý nghĩa của việc sống chung cùng nhau?” [129, 101]. Đã bao lần Tugumi, Maria đã chìm vào trong những giấc mơ với phần linh hồn nhòa cùng thế giới vô thức. Họ là những cô bé tuổi mới lớn nhiều mơ mộng nên giấc mơ cũng đầy những hình ảnh của ảo giác và thực tại đan xen. “Tôi lại đang mơ thấy giấc mơ ấy. Chúng tôi đã mơ những giấc mơ giống nhau. Tất cả mọi sự việc

135

xảy ra trong một đêm, là tâm trạng chỉ trong một đêm mà thôi. Đến sáng hôm sau, những gì đã xảy ra trở nên mơ hồ, lẫn vào trong ánh sáng. Và những đêm như thế rất dài. Dài như không hề có điểm kết thúc, sáng lấp lánh như một viên đá quý” [126, 85]. Thời gian của quá khứ với những kỉ niệm từng diễn ra, thời gian hiện tại với niềm hi vọng và thời gian tương lai với những dự cảm tốt đẹp luôn đan kết vào nhau trong giấc mơ, khiến cuộc sống như ngưng tụ. Như thế, mơ là cách để gọi lại kí ức, khơi lại quá khứ tươi đẹp, ám ảnh chia ly ở hiện tại và niềm khát khao hội ngộ. Mikage trong Kitchen mơ “thấy mình đang kì cọ bồn rửa bát trên cái kệ bếp”, thấy “cái màu ô liu của sàn nhà”, cái màu quen thuộc trong ngôi nhà cũ khi bà Mikage còn sống. Cảnh tượng trong quá khứ ấy cũng có Yuichi, cùng Mikage lau bếp, uống trà trong một không gian tĩnh mịch. Giấc mơ của Mikage phản chiếu một ước mơ sâu thẳm: muốn được sống trong ngôi nhà nhiều kỉ niệm của mình, với cảm giác có bà hiện diện và được cùng với Yuichi chia sẻ vui buồn. Sakumi mơ thấy mình trò chuyện cùng với người phụ nữ có hai trí nhớ. Cũng giống như Sakumi, người đó đã cận kề cái chết (trong một vụ tai nạn) rồi có thêm được một trí nhớ của người có tên giống cô ấy nhưng đã chết trước đó. Giấc mơ của Sakumi là sự âm vang của kí ức, của quá khứ. Giấc mơ hay là cách để Sakumi được hồi sinh và lấy lại cân bằng giữa hai trạng thái trước và sau khi gặp tai nạn. Terako trong Say ngủ

đã có một giấc mơ về Shiori, lần đầu tiên, kể từ khi Shiori mất. Giấc mơ thực và sống động như ước muốn được trở về cuộc sống trước kia: “Shiori ngồi cắm hoa bên chiếc bàn gỗ tròn [...], mặc chiếc áo len hồng quen thuộc, chiếc quần cộc màu kaki và đi đôi dép trong nhà mà nó vẫn thường dùng” [128, 63]. Sau giấc mơ ấy, Terako hiểu ra “chính tôi là người cần có ai đó ngủ bên cạnh”, chính Terako đang rơi vào một hố cô đơn. Giấc mơ giúp Terako khám phá được chính mình, từ đó nhân vật nhận thức được nhu cầu của bản thân và giải tỏa những ẩn ức. Tương tự thế, giấc mơ của Marie gặp Hitoshi giúp cô trở lại cuộc sống, giấc mơ của Chihiro gặp mẹ và lời khuyên của mẹ khiến cô cân bằng lại chính mình: “Con hãy giữ ấm bụng, thả lỏng con tim và cơ thểđể máu đừng bốc lên đầu. Hãy sống như một bông hoa, con nhé!” [130, 17]. Khi chọn „giấc mơ‟ làm tín hiệu nghệ thuật (tức cái biểu

136

đạt), Y. Banana có sự khác biệt khi khám phá mối quan hệ hai chiều giữa hiện thực và giấc mơ. Nghĩa là không chỉ có sự tác động của hiện thực lên giấc mơ như sự phản chiếu của ẩn ức, mà giấc mơ còn có sự tác động trở lại với hiện thực tạo nên những linh cảm. Trong giấc mơ, Kazami (Amrita) đã khóc. Khi tỉnh dậy, dù vẫn thấy “bầu trời mùa hạ trong suốt”, “một chút gió mát lùa vào từ ô cửa sổđang mở”, nhưng xúc cảm của giấc mơ vẫn len lỏi vào hiện thực, cho Kazami một linh cảm về một điều gì đó không mấy bình yên. Kazami liên tục làm hỏng việc, đánh vỡ chén trà, phô tô thiếu trang… Thật vậy, ngày hôm đó, Kazami đã nhận được cú điện thoại từSui nhưng cô ta dập máy. Sui gọi chỉ để kiểm tra xem có phải Kazami làm việc ở đó hay không. Và cú điện thoại đó đã bắt đầu cho một câu chuyện tình cảm phức tạp về sau, khi Sui quay về Nhật và tìm Kazami.

Bản thân mỗi câu chuyện mà Y. Banana kể với người đọc cũng là một khoảnh khắc. Đó là những câu chuyện có dung lượng không quá lớn, tiểu thuyết có dung lượng từ 200 đến hơn 500 trang; truyện ngắn thì khoảng vài chục đến hơn 100 trang. Với kiểu tổ chức như vậy, tác phẩm của Y. Banana giống như những bộ truyện tranh hay những bộ phim hoạt hình nhiều tập, nhiều kì, đáp ứng nhu cầu độc giả trên những chuyến xe, những khi rảnh rỗi, và do đó, nó mang tính giải trí cao. Tác phẩm của Y. Banana đôi khi được so sánh với “thức ăn nhanh” vì nó dễđọc và người ta có thểđọc nó bất cứ khi nào, nhất là trên những tàu điện, tựa như đọc báo hay đọc truyện tranh. Mang đặc tính của những sản phẩm đại chúng, và những sáng tác của Y. Banana cũng có tính giải trí cao, nhưng đó lại không phải là sự câu khách dễ dãi. Những sáng tác của Y. Banana không như những món thức ăn nhanh: sản xuất hàng loạt và “tiêu hóa” nhanh chóng. Ngược lại, chúng khiến người đọc có nhu cầu đọc lại, nghiền ngẫm và khám phá. Điểm giống giữa sáng tác của Y. Banana với những sản phẩm có tính giải trí, đại chúng ở chỗ: nó “lấp đầy” những “khoảng trống” trong nội tâm, tình cảm con người, nhất là khi người ta đang cần một ai đó bên cạnh để chia sẻ, bầu bạn. Khi đó, tác phẩm của Y. Banana là một sự chia sẻ tuyệt vời. Hơn nữa, giống như khi mong đợi sự xuất bản một tập tiếp theo của một bộ truyện tranh, độc giảcũng đón đợi một câu chuyện mới từ Y. Banana với sự tiếp

137

diễn chứa đựng điều mới mẻ (tính series). Thứ ba, bất cứai cũng có thểđọc và hiểu được thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Y. Banana, bởi tác phẩm là sự thể hiện những mạch đời sống gần gũi, dễ hiểu, dễ cảm nhưng không phải dễ nhận ra trong dòng chảy bề bộn hàng ngày. Từngười trưởng thành đến thanh thiếu niên và trẻ em, từ nam giới đến nữ giới, từngười sống thờơ lạnh lùng đến người sống nội tâm thầm kín, tất cảđều có thể chạm vào thế giới tình cảm được tái hiện trong tác phẩm của Y. Banana. Trong thế giới đó, người ta không mấy chú trọng vào tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp… Điều người ta quan tâm là thế giới tâm hồn con người với những biểu hiện phong phú và tinh tế.

Thời gian của câu chuyện (dài hàng chục đến hàng trăm trang) cũng được diễn ra như một khoảnh khắc. Ngày tháng trôi qua cũng được tính bằng sự kiện. Chương 2 trong tác phẩm Amrita có tên “Một ngày kì lạ”. Thời gian của câu chuyện diễn ra trong một chương truyện được tính bằng sự kiện của một ngày. Ngày đó bắt đầu bằng Miyamoto (cái chết Miyamoto) và kết thúc cũng bằng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ sáng tác của yoshimoto banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii (the works by yoshimoto banana from the perspective of kawaii aesthetics) (Trang 136 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)