7. Kết cấu luận văn
1.2.3.1. Hoạch định pháp luật đối với phát triển kinh tế nông nghiệp
29
Với các yếu tố cơ bản là thể chế hóa chủ trương đường lối chính sách của
Đảng thành pháp luật, thông qua hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt
động của KTNN.
Với đặc thù đa dạng, KTNN bao gồm nhiều loại hình sản xuất thuộc các hình thức tổ chức trong nông nghiệp nông thôn như: kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân). Trong nền kinh tế
thị trường, để tham gia vào các quan hệ của thị trường, đòi hỏi các loại hình sản xuất đó phải có địa vị cụ thể (bao gồm quyền và nghĩa vụ) và phải được
Nhà nước thừa nhận. Tất cả các quyền và nghĩa vụ của mỗi loại hình chỉ có thể có được một cách đầy đủ khi đã xác định được địa vị pháp lý hay tư cách
pháp nhân của chúng trong cơ cấu của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng của XHCN ở nước ta hiện nay. Vì vậy việc thể
chế hóa một cách hợp lý là yếu tốđảm bảo cho KTNN phát triển.
Thể chếpháp lý đối với các loại hình sản xuất trong KTNN bao gồm các nội dung cơ bản như: xác định địa vị pháp lý của các loại hình tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; xác định các tiêu chí để nhận dạng và phân loại các loại hình; quy định thủ tục đăng ký hoạt động… Trên cơ sởđó để các loại hình có thể tham gia vào các quan hệ kinh tế trên thị trường, được hưởng
đầy đủcác chính sách ưu đãi và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1.2.3.2. Ban hành, chỉ đạo thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế nông nghiệp
Sự khuyến khích, hỗ trợ từ phía nhà nước giúp cho KTNN phát triển có hiệu quả và bền vững. Điều đó được thể hiện thông qua các chính sách cụ thể
trên từng lĩnh vực và những chính sách khuyến khích, hỗ trợ này có ý nghĩa
quan trọng, thậm chí quyết định đến sự phát triển của KTNN.
Dựa trên chính sách, chỉđạo của Trung ương, chính quyền các cấp ở địa
30
với đặc thù của từng địa phương, triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách này trên địa bàn của địa phương. Điển
hình như: các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất…
1.2.3.3. Hoạch định chiến lược và quy hoạch kinh tế nông nghiệp
Công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch là bước định hướng cho hoạt động KTNN. Công tác này có nhiệm vụ là: phải tạo ra được quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, kế hoạch dài hạn, trung gian và ngắn hạn. Việc xây dựng, tổ chức và thực hiện quy hoạch kế hoạch phải phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp, phải gắn với tình hình hoạt động KTNN của từng địa phương và diễn biến tình hình KTNN của cả nước cũng như thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Mặt khác, việc quy hoạch, kế hoạch hóa phải đảm bảo tính đồng bộ, cân đối mục tiêu và nguồn lực, gắn chặt với chính sách đầu tư và phát triển.
Trong sản xuất nông nghiệp, để có thể khai thác triệt để những lợi thế so sánh, tránh sản xuất dàn trải không hiệu quả, cần có sự định hướng chuyên môn hóa trong sản xuất. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện chức năng QLNN của chính quyền các cấp. Sự định hướng chuyên
môn hóa đó, được thể hiện thông qua việc quy hoạch tổng thể phát triển KTXH; quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng, ngành sản xuất, định hướng loại cây trồng, vật nuôi… Công tác quy hoạch phù hợp, thống nhất, đồng bộ, kịp thời sẽ giúp cho KTNN phát triển, có hiệu quả, bền vững và đúng định hướng,
đặc biệt là đối với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch, định hướng phát triển
đối tượng cây trồng, vật nuôi ở các vùng, địa phương.
1.2.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khu vực phụ trợ nhằm tạo
31
Muốn KTNN phát triển bền vững thì yếu tốt kết cấu hạ tầng có vai trò
đặc biệt quan trọng. Kết cấu hạ tầng sẽ giúp thúc đẩy việc sản xuất lưu thông
hàng hóa dễ dàng. Các loại hình tổ chức sản xuất trong KTNN không thể tồn tại một cách độc lập, đặc biệt trong xu thế phát triển nông nghiệp hóa. Điều
đó khiến cho nhà nước sẽ phải đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn như: hệ thống điện; hệ thống giao thông, vận tải; hệ thống cung cấp nước sạch và xử lý nước thải; hệ thống thủy lợi; hệ thống thông tin liên lạc; hệ
thống chợ đầu mối, trung tâm thương mại và các công trình phúc lợi khác nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển của toàn xã hội nói chung và của nền nông nghiệp nói riêng.
Ngoài ra, để nền KTNN phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và mang tính lâu dài thì một trong những yếu tốcó tác động không nhỏđến sự phát triển đến từ
sự phát triển của các khu phù trợ khác. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:
* Tác động của công nghiệp vào KTNN cũng như việc xác lập mối quan hệ giữa công – nông nghiệp là quá trình xây dựng hệ thống công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhằm cải tạo và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Công nghiệp không thể có cơ hội phát triển vững chắc khi nền nông nghiệp chưa phát triển ở mức cần thiết và ngược lại nếu không gắn liền với sự
phát triển của công nghiệp, thì bản thân nông nghiệp cũng không thể đi lên
với tốc độ cao, liên tục và vững chắc. Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh nông sản
hàng hóa là cơ sở căn bản để xây dựng mối quan hệ công – nông nghiệp ở nước ta hiện nay và là điều kiện tiên quyết nhằm đấy nhanh sự phát triển của KTNN theo hướng hàng hóa. Vai trò của QLNN là định hướng, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ như: công nghiệp chế biến, phát triển các làng nghề, vừa tạo điều kiện tiêu thụ nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản
32
xuất, đồng thời giải quyết việc làm tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động, thúc đẩy tích tụ ruộng đất.
* Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và KTNN nói riêng. Việc chuyển giao khoa học công nghệ, vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước và các cơ quan nghiên
cứu cho các chủ thể, tập chung chủ yếu vào kinh tế trang trại, kinh tế hộ về
khoa học, công nghệ và môi trường là cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu, đổi mới cơ chế
hoạt động và chuyển giao khoa học công nghệ phù hợp đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất nông nghiệp và của hàng hóa lớn,
* Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì giải pháp quan trọng là đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để có thể
tiếp thu khoa học, công nghệ cũng như vận dụng những phương thức quản lý có hiệu quả. Chính vì vậy, Nhà nước cần quan tâm đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
1.2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp
Việt nam có một hệ thống kinh tế mang tính chất hỗn hợp, đa dạng và
đan xen của nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực sản xuất và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế cùng bình đẳng, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ
hợp tác, liên kết và cạnh tranh phù hợp với pháp luật Nhà nước và được pháp luật bảo vệ. Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, hệ thống KTNN nhiều thành phần phát triển, vận hành với sự hỗ trợ của tất cả các ban hành liên quan. Vì vậy việc tổ chức bộ máy thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp có thể được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
33
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp
Chỉđạo Hỗ trợ
Chỉđạo, hướng dẫn thực hiện
1.2.3.6. Kiểm tra, giám sát quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp
Với tính chất đa dạng và phức tạp, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất diễn ra trong khoảng không gian rộng lớn, với các đối tượng phong phú, lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết. Để nắm bắt
được tình hình thực tiễn về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và có những biện pháp giải quyết kịp thời thì QLNN không thể bỏ qua công tác kiểm tra, giám sát thực thế tại các địa phương. Khi đó, Nhà nước tiến hành công tác kiểm tra giám sát thông qua các cơ quan QLNN về nông nghiệp nông thôn các cấp.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp của một số tỉnh số tỉnh
Nền nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân vận
hành theo cơ chế của thị trường có sự QLNN. Cũng giống như các phương
pháp quản lý về kinh tế nói chung, QLNN về KTNN cũng sử dụng hệ thống các công cụ QLNN. Ở mỗi địa phương đều có điều kiện tự nhiên kinh tế và quá trình lịch sử phát triển KTNN riêng. Song dù là địa phương nào đi chăng
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh
Các bộ ngành liên quan
Các đơn vị trực thuộc
34
nữa, sự phát triển đó cũng có thể mang lại địa phương khác những vấn đề cần nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm một cách sáng tạo trong thực tế và suy ngẫm trong tương lai. Vì vậy, việc tìm hiểu kinh nghiêm của các địa phương
khác có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định, từ đó giúp Thanh Hoá
tránh được những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển. * Kinh nghiệm của Thái Bình
Thái Bình là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều thắng lợi tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển, góp phần quan trọng thúc đẩy sự
phát triển KTXH cả nước. Từ những năm 1966, Thái Bình đã đạt thành tích 5 tấn thóc/ha dẫn đầu toàn miền Bắc. Trong giai đoạn gần đây, sau mỗi bước
đột phá, kinh tế nông nghiệp Thái Bình lại đặt ra những mục tiêu cao hơn về
GTSX và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng
đa dạng và khắt khe của thịtrường.
Bằng những chính sách hợp lý như: chính sách chuyển hướng công nghiệp hóa đa dạng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá các công đoạn trong nông nghiệp, gia tăng
quyền tự chủ của tỉnh trong việc bốtrí ngân sách đầu tư, ban hành chính sách
phát triển kinh tế địa phương…. Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đầu tiên trong cảnước thực hiện thành công xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, tiến đến đạt từ 100 - 400 triệu đồng/ha. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, Thái Bình đã xây dựng nhiều mô hình cánh đồng mẫu, áp dụng khoa học kỹ
thuật, cơ giới hóa đồng bộở các khâu sản xuất, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Cùng với đó, Thái Bình đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khi giảm giá trị trồng trọt, tăng GTSX chăn nuôi, thủy sản. Sản xuất nông nghiệp
35
được giữ vững, cơ cấu lúa chất lượng cao được mở rộng, sản xuất cây màu, cây vụđông được tiếp tục phát triển, đã hình thành được những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất hang hóa được thể hiện rõ nét ở sự phát triển kinh tế hộ, nhất là kinh tế trang trại với hiệu quả sản xuất ngày càng được
nâng cao, đã hoàn thành xong quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, cây màu và cây vụ đông, các dự án chuyển đổi sang thủy sản tập trung với kết quả sản xuất bước đầu đạt khá cao. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tiếp tục
được đầu tư nâng cấp, đời sống nông dân được cải thiện một bước. * Kinh nghiệm Vĩnh Long
Với địa thếở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tỉnh có sản phẩm nông nghiệp đa dạng như: lúa gạo, trái cây, gia súc, gia cầm và thủy sản… những sản phẩm này gần như có quanh năm và luôn đạt năng suất cao.
Qua những Chủ trương đúng đắn và kịp thời của trung ương và địa
phương như: đề án tái cơ cấu nông nghiệp tạo tiền đề xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đúng hướng, áp dụng nông sản chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hình thành nhiều mô hình chăn nuôi sản xuất có giá trị cao, kết hợp với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Bằng những hành động cụ thể, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi, điển hình như: năm 2015 tỉnh đã hình thành các
mô hình kiểu mẫu như cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 11.000ha tại 7 huyện, sản xuất từ 1 - 2 giống chất lượng cao và đã có 5 mô hình đạt chứng nhận VietGAP với diện tích trên 180ha. Bên cạnh, nhiều chính sách tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết, thị trường nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa nông sản. Trên cây lâu
36
phát huy thế mạnh cây trồng chủ lực như bưởi Năm Roi (Bình Minh), cam
sành Tam Bình, chôm chôm Tích Thiện (Trà Ôn). Vùng rau màu khuyến khích sản xuất mô hình chuyên canh, luân canh theo hướng an toàn cũng đang
xuất hiện ngày càng nhiều ở các huyện: Bình Tân, Bình Minh, Long Hồ...
đem lại lợi nhuận cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Chăn nuôi tuy gặp khó khăn về
dịch bệnh nhưng nhìn chung vẫn có bước phát triển cả về số lượng và chất
lượng, nhất là chăn nuôi bò, heo. Thủy sản phát triển rất mạnh, tốc độ tăng bình quân 43,35%/năm với đa dạng chủng loại, có thế mạnh cạnh tranh. Đáng
chú ý, nhiều khâu sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, với 100% khâu thu hoạch và hơn 96% khâu làm đất. Nhiều giống cây trồng - vật nuôi mới đưa
vào sản xuất, từng bước đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Cùng với đó, Trong báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Long lần thứ X, địa phương đã xác định lấy công nghiệp làm hướng đột phá,
nhưng vẫn ưu tiên công nghiệp chế biến từ nguyên liệu của ngành nông nghiệp - thủy sản; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp. Điều này cho thấy, trong 5 năm tới, phát triển kinh tế vẫn phải dựa không nhỏ vào nông nghiệp. Tuy nhiên, có thực tế đáng lo ngại là GTSX ngành này hiện vẫn tăng trưởng nhưng với chiều hướng chậm lại. Nếu giai đoạn 2006-2010, GTSX tăng bình quân 6,7% thì đến giai đoạn 2010-2015 chỉtăng gần 3%. Theo định
hướng giai đoạn 2015 - 2020, GTSX nông - lâm - thủy sản tăng bình quân
3,5%. Và để đạt chỉ tiêu đề ra, tỉnh Vĩnh Long cần có những kế hoạch phát triển đồng bộ. Đặc biệt, đề án tái cơ cấu nông nghiệp cần đi vào trọng tâm, có