Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 123 - 130)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5. Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Tiếp tục hiện đầu tư quy hoạch giao thông nông thôn gắn với xây dựng NTM theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số584/QĐ-UBND ngày 6/3/2006.

Nhằm đảm bảo cho nông nghiệp, nông thôn có đủ điều kiện phát triển cơ

giới hóa trong các khâu trước, trong và sau quy hoạch, cơ giới hóa thủy lợi,

(tưới, tiêu), phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn... cần phát huy mọi nguồn có thể khai thác.

3.2.5. Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nghiệp

Để phát triển KTNN, Thanh Hoá cần triển khai tốt việc phát triển kinh tế

trang trại, kinh tế tập thể và thực hiện luật doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Phát triển các loại hình kinh tế trong nông nghiệp gồm các vấn đề sau:

- Phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại, nông trại gia đình, đặc biệt tại các huyện có nhiều lợi thế như: Thọ Xuân, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Hà Trung… và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển nông nghiệp. Đồng thời tăng cường vai trò kinh tế nhà nước. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28-NQ/TW

ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Bộ chính trị, để thực sự trở thành trung tâm

113

- Khuyến khích thành lập các HTX chuyên doanh, đẩy nhanh phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện tốt công tác đào

tạo, bồi dưỡng cho các chủ hộ, chủ ttrang trại và chủ các doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp. Cần tuyên dương những nỗ lực vươn lên trong giai đoạn khó khăn của

các HTX như: HTX Phú Lộc (Hậu Lộc), HTX Cẩm Thạch (Cẩm Thủy), HTX Xuân Tín (Thọ Xuân), HTX Quỳ Chữ (Hoằng Hóa)… để từ đó làm cơ sở,

động lực để các HTX đang còn khó khăn phấn đấu; hỗ trợ giải quyết khó

khăn vướng mắc cho các HTX, tuyên truyền, vận động xây dựng các HTX mới trên cơ sở liên kết, hợp tác tự nguyện giữa các hộ, trang trại, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức, quy mô, cấp độ; tổ chức đào tạo cán bộ HTX.

- Thúc đẩy nhanh việc thực hiện sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường

để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hình thành các trung tâm hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho khu vực trung du miền núi.

- Thành lập mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác và

HTX trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp mà trọng tâm là dịch vụ thủy lợi và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

- Các cấp ban ngành của tỉnh Thanh Hoá phải là cầu nối thực hiện liên kết sản xuất giữa nông dân, các nhà khoa học và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp.

114

KẾT LUẬN

Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho số đông dân cư, nông

dân, bảo đảm an sinh xã hội và là chỗ dựa quan trọng cho kinh tế Việt Nam

vươn lên sau thời kỳ suy giảm kinh tế. Với vị trí quan trọng như vậy, trong

quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, Việt Nam cần nhìn nhận đúng vai trò của lĩnh vưc này và xây dựng được chiến lược phát triển nông nghiệp hợp lý đặt trong

cơ cấu ngành tổng thể của nền kinh tế, thì sẽ tận dụng có hiệu quả thế mạnh của nông nghiệp. Để KTNN phát triển đúng định hướng và đạt các mục tiêu

đặt ra thì việc QLNN về KTNN đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

QLNN về KTNN là sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ quy hoạch, kế hoạch, pháp luật và các chính

sách để tạo điều kiện và tiền đề thuận lợi nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. QLNN về KTNN bao gồm cả việc xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của

đơn vị kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, luu thông, phân phối, tiêu dung các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, QLNN về KTNN còn điều tiết các lợi ích giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nông nghiệp, giữa nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế. Và sau cùng, sự quản lý của nhà nước còn kiếm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn, làm ổn định và lành mạnh mối quan hệ KTXH.

Dựa trên những đặc điều về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá, ta có thể thấy rằng, đây là tỉnh có thế mạnh trong phát triển chăn

nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản… gắn với công nghiệp chế biến và sự giao thương

hàng hoá. Tuy nhiên, tỉnh vẫn gặp phải những khó khăn lớn trong quá trình phát triển KTNN như: sản xuất nông nghiệp vẫn còn tự túc, manh mún, kém

115

hiệu quả, thiếu tính bền vững…chưa thực sự chú trọng nhiều đến sản xuất

hàng hoá và tăng thu nhập trên đơn vị đất canh tác. Bằng những phân tích và thực tế ta thấy được nguyên nhân chủ yếu là do công tác QLNN vẫn còn nhiều bất cập: Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu tính sát thực,

chưa gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và đầu tư kết cấu hạ tầng. Hệ thống

chính sách chưa đồng bộ, việc triển khai các chính sách còn chậm, thiếu tâm huyết và giải pháp cụ thể. Việc bố chí cán bộ trong công tác nông nghiệp không phù hợp, năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa

chủ động tham mưu phù hợp cho cơ quan cấp trên. Công tác thanh tra giám

sát chưa được quan tâm thường xuyên nên chưa kịp thời giải quyết những

vướng mắc ở cơ sở.

Muốn KTNN ở tỉnh Thanh Hoá phát triển theo hướng hàng hoá bền vững thì đòi hỏi phải nâng cao vai trò QLNN về KTNN. Thông qua sự quản lý của nhà nước sẽ giúp mở rộng thị trường nông sản, tăng cường hỗ trợ đầu

tư vốn cho nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Qua đó thực hiện vai trò quản lý, điều tiết, hướng dẫn của Nhà nước, tạo điều kiện thúc

đẩy KTNN phát triển nhanh và bền vững.

Qua đây, tác giả mong muốn bằng những đóng góp ở một số vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cũng như kiến thức, kỹ năng và

hiểu biết trong công tác QLNN về KTNN được trình bày trong luận văn sẽ đóng góp phần nào trong công tác QLNN về KTNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá./.

116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X , Nghị quyết 26- NQ/TƯ; “về nông nghiệp nông dân và nông thôn” .

2. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chiến lược phát triển KTXH 2011 – 2020

3. Tác giả: Thịnh Văn Khoa, Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại hiện, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.

4. Tác giả: Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 (2012), Luận án Tiến sỹ.

5. Các Mác –Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23, trang 23, “ Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng ”.

6. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước

7. Chi cục thống kê, Niêm giám thông kê từ năm 2010-2016.

8. Cổng thông tin điện thử, http://thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/default.aspx

9. Học viện hành chính quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên

10. Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau

11. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

12. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.

13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

117

14. Chính phủ, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

15. UBND tỉnh Thanh Hoá, Chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giai đoạn 2009-2013 theo Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 .

16. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định 1457/2011/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 vềhướng dẫn lập quy hoạch “3 trong 1”.

17.UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 145/2013/QĐ-UBND ngày 10/01/2013 về trình tự, thủ tục xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

18. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số1304/2009/QĐ-UBND về “cơ chế, chính sách xây dựng vùng lúa thâm canh năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 –2013”.

19. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 12/3/2009 phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2015; quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Nông Cống.

20. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 9/3/2009 về việc phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch trồng cao su đến năm 2015.

21. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số4152/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đến 2015 định hướng 2020.

22. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 2241/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng cói tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2020 ban hành quy hoạch vung nguyên liệu cói.

23. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số: 4548/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 về “quy định về trách nhiệm và quy trình thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”.

118

25. Chính Phủ, Nghịđịnh 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2015.

26. UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 4589 ngày 22/12/2014 về việc thành lập Ban chỉđạo kết nối sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

27. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số1190/QĐ-UBND ngày 23/04/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2016và định hướng 2020.

28. Thủtướng chính phủ, Quyết định số1956/QĐ-TTg bản hành ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt đề án “ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

29. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số4179/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 về việc phê duyêt mức chi phí hỗ trợđào tạo nghềcho lao động nông thôn.

39. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020”.

31. Bộ nội vụ, thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ nội vụhướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ QLNN của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

32. Thủtướng chính phủ, Quyết định số80/2002/QĐ-TTg ban hành ngày 24/06/2002 nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, với chủtrương “liên kết 4 nhà”.

33. Nguyễn Từ, “ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tếđến phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010.

119

35. Quốc hội, Luật HTX, Hà Nội năm 2003

36. Quốc hội, Luật Đất đầu tư, Hà Nội năm 2005

37. https://vi.wikipedia.org 38.http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn 39. http://baothanhhoa.vn 40. http://ctk.thanhhoa.gov.vn 41. http://www.vinhlong.gov.vn/ 42.http://baothaibinh.com.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 123 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)