Tình hình sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 60)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với khai thác tiềm năng của từng vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX giai đoạn 2011-2015 khoảng 3,4%/nămtrong đó: Trồng trọt 2,9%/năm, chăn nuôi 3,6%/năm, dịch vụ 10,8%/năm; cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, trồng trọt giảm từ 70,7% xuống 60,5%, chăn nuôi tăng từ 26,6% lên 35,5%. Tuy nhiên, với khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì những con số

nêu trên ta thấy rằng sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển biến tích cực. Bảng 2.2: GTSX nông nghiệp Đơn vị: Tỷđồng; %

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổng GTSX 18.192 18.544 18.758 19.186 19.436 1 Trồng trọt 12.884 13.028 12.994 13.350 13.409 Cơ cấu (%) 70,8 70,25 69.3 69,6 69 2 Chăn nuôi 4.872 5.063 5.290 5.339 5.505 Cơ cấu ( %) 26,8 27,3 28,2 27,8 28,3 3 Dịch vụ NN 436 453 474 497 522 Cơ cấu ( %) 2,4 2,45 2,5 2,6 2,7

Nguồn : Niêm giám thống kê Thanh Hoá

46

Trong trồng trọt đã chú trọng việc đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và đạt kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX giai đoạn 2011-2015 ước đạt 2,9%.Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt 443 nghìn ha tăng 5,3 nghìn ha so với năm 2010. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,77 lần lên 2,1 lần năm 2015. Giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên 1 ha tăng từ 21,7 triệu đồng năm

2005 lên 50,7 triệu đồng năm 2010 và ước đạt 74 triệu đồng năm 2015. Bảng 2.3: GTSX trồng trọt phân theo nhóm cây trồng Đơn vị: Tỷđồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Cây hàng năm Lương thực có hạt 7998 8204 8038 8468 8366 Rau, đậu hoa, cây

cảnh

1229 1068 1164 1317 1265 Cây CN hàng năm 2061 2268 2350 2114 2013 Cây lâu

năm

Cây ăn quả 600 566 527 544 596 Cây CN lâu năm 364 327 317 247 251

Tổng 12884 13028 12994 13350 13409

Nguồn : Niêm giám thống kê Thanh Hoá

Trong cơ cấu diện tích gieo trồng, cây lương thực có hạt tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng xu hướng giảm, giảm bình quân 0,1%/năm.

+ Sản xuất lương thực. Sản xuất lương thực đạt những thành tựu quan trọng, bảo đảm yêu cầu về an ninh lương thực trên địa bàn, có khối lượng

hàng hóa đáng kể tham gia thị trường lương thực cả nước, hỗ trợ phát triển

chăn nuôi. Cơ cấu giống, mùa vụ chuyển đổi tích cực, tỉnh đã chỉ đạo mở

rộng diện tích lúa xuân muộn, diện tích lúa mùa sớm để tạo quỹ thời gian và quỹ đất cho sản xuất vụ đông và hạn chế thiệt hại của bão lụt. Sản xuất vụ đông, nhất là ngô đông đã dần trở thành vụ chính của nhiều vùng trong tỉnh,

điển hình là ở vùng đất 2 lúa, đất bãi góp phần thực hiện mục tiêu lương thực.

47

Cây lúa: Diện tích gieo trồng hàng năm trên 255 nghìn ha, năng suất tăng

từ 54,7 tạ/ha năm 2010 lên 58,5 tạ/ha năm 2014 và năm 2015 đạt 58 tạ/ha, sản

lượng đạt trên 1,4 triệu tấn. Đã hình thành và phát triển vùng lúa thâm canh

năng suất, chất lượng, hiệu quả cao khoảng 61,9 nghìn ha, năng suất 65,7 tạ/ha/vụ, tăng 10 tạ/ha so với sản xuất đại trà.

Cây ngô: Đến năm 2015, diện tích gieo trồng đạt 56,8 nghìn ha, năng

suất 43,3 tạ/ha, sản lượng 245,7 nghìn tấn. Vùng chuyên canh ngô khoảng 7.000 ha. Hình thành vùng sản xuất ngô giống F1 theo hình thức cánh đồng mẫu lớn đạt 285 ha.

Cây mía: Diện tích mía vụ 2015-2016 đạt 32,2 nghìn ha, tăng 1,9 nghìn ha so với vụ 2010-2011, trong đó: mía nguyên liệu 29,9 nghìn ha, tăng hơn 3,2 nghìn ha, năng suất mía nguyên liệu tăng từ 465 tạ/ha lên 573 tạ/ha.

Cây cói: Diện tích giảm từ 4,3 nghìn ha năm 2010 xuống 3,6 nghìn ha

năm 2014 và năm 2015 đạt 3,3 nghìn ha; diện tích đạt cao nhất vào năm 2011 là 5 nghìn ha, năng suất đạt cao nhất năm 2012 là 76,4 tạ/ha.

Cao su: Diện tích cao su trồng mới phát triển nhanh, tăng từ 10,8 nghìn

ha năm 2010 lên 18,2 nghìn ha năm 2015, cao su đại điền chiếm trên 16%.

+ Cây rau thực phẩm: Năm 2010 diện tích gieo trồng là 32.443 ha, năm 2015 tăng lên 35.000ha, trong đó có 8.400 ha rau các loại được các nhà máy bao tiêu sản phẩm; diện tích rau an toàn được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 53,63 ha.

* Vềchăn nuôi

Sản xuất chăn nuôi phát triển tương đối ổn định, sản lượng thịt hơi liên

tục tăng; chất lượng đàn gia súc, gia cầm chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ

trọng đàn bò lai, bò sữa, đàn lợn nạc tăng so với tổng đàn. Chăn nuôi theo mô

hình trang trại, gia trại phát triển mạnh ở cả vùng đồng bằng và trung du miền núi và đang thay thế dần mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ởgia đình.

48

Bảng 2.4: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi Đơn vị: Nghìn con

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Bò 229,8 210,8 211,9 216 224,1 2 Trâu 206,2 195,9 190,2 192,8 195,6 3 Lợn 830 854,8 887,6 888,1 883 4 Ngựa 0,4 0,4 0,3 0,4 0,3 5 Dê 63,4 64 73,9 87,4 99,6 6 Gia cầm 17.414 17.796 18.073 17.721 17.806 7 Trứng ( nghìn quả) 48.278 58.128 79.444 102.556 121.557 8 Sữa tươi ( nghìn lít ) 1023 1330 1624 1914 5469

Nguồn : Niêm giám thống kê Thanh Hoá

Đàn trâu giảm từ207,9 nghìn con năm 2010 xuống 192,8 nghìn con năm 2014 và năm 2015 đạt 195,6 nghìn con.

Đàn bò giảm từ 244,8 nghìn con năm 2010 xuống 216 nghìn con năm 2014 và năm 2015 đạt 224,1 nghìn con; tồng đàn tuy giảm nhưng đã được cải thiện về chất lượng, tỷ trọng bò lai tăng từ 30,1% lên 60%, bò sữa tăng từ 750 con lên 3.500 con

Đàn lợn tăng từ 874,5 nghìn con năm 2010 lên 888 nghìn con năm 2014 và năm 2015 đạt 883 nghìn con, tỷ trọng lợn hướng nạc tăng từ 13,2% lên 30%; sản lượng thịt hơi tăng từ 130,4 nghìn tấn lên 137,8 nghìn tấn.

Đàn gia cầm tăng đều qua các năm, từ 16,7 triệu con năm 2010 lên 17,7

triệu con năm 2014 và năm 2015 đạt 17,8 triệu con. Đàn gà chiếm khoảng 60% tổng đàn gia cầm, trong đó: gà lông màu chiếm khoảng 70%.

Sản lượng trứng và sữa tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2015, lượng trứng năm 2011 chỉ 48.278 nghìn quả nhưng đến năm 2015 đã là 121.557.

Tương tự với trứng thì sản lượng sữa năm 2011 chỉ 1023 nghìn lít nhưng đến

49

Nhìn chung, ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển khá mạnh và toàn diện, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn. Giúp nâng cao thu nhập của các hộ nông dân, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và một phần của các tỉnh lân cận, từ đó giúp chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)