7. Kết cấu luận văn
3.1. Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm
năm 2025
Trên tinh thần đường lối phát triển KTXH đất nước đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứX là đến năm 2025đưa nước ta cơ
bản trởthành nước công nghiệp; định hướng chiến lược phát KTXH của vùng Bắc Trung Bộđến năm 2025 và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI; dựa trên những gì đã có, tỉnh Thanh Hoá sẽ phát triển KTNN từ nay đến năm 2025theo các phương hướng cơ bản sau:
* Thanh Hoá sẽ phát triển sản xuất toàn diện để có thể khai thác mọi thế
mạnh về điều kiện tự nhiên, lao động. Xây dựng một nền nông nghiệp tập
trung theo hướng sản xuất hang hoá lớn; hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
* Quan tâm hơn nữa đến nhu cầu của thị trường để có phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp; phát huy lợi thế của từng vùng kết hợp với
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất trong phát triển KTNN. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh nông sản hàng hoá của tỉnh trên địa bàn cả nước và hội nhập quốc tế.
* Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô phù hợp.
* Nâng cao giá trị thu nhập và giá trị gia tăng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp
và nông thôn, điều chỉnh dân cư, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.
86
* Tạo mọi điều kiện tốt nhất để khuyến khích nhiều thành phần kinh tế
phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn bền vững và bảo vệmôi trường sinh thái.
Để cụ thể hoá những yêu cầu đặt ra, Thanh Hoá đã lên quy hoạch phát triển cụ thể như sau:
3.1.1. Quy hoạch phát triển trồng trọt * Định hướng phát triển ngành trồng trọt