7. Kết cấu luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng, thiếu tính đột phá. Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn cần làm rõ vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp. Cho vay nông nghiệp không nhất thiết ngân hàng phải đưa vốn trực tiếp cho nông dân mà có thể thông qua doanh nghiệp ứng trước vật tư hàng hóa đầu vào, sau đó sẽ
khấu trừ khi thu mua sản phẩm.
Hai là, thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đối với diện tích đất cho xây dựng kết cấu hạ tầng chế biến nông nghiệp như đất cho phơi sấy, đất xây dựng cơ sở chế biển, đất kho chứa... Xây dựng và hoàn thiện các chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong chọn tạo giống, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp chọn tạo giống
Ba là, môi trường kinh doanh nông nghiệp không hấp dẫn. Theo Báo cáo
của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có điểm số thấp về điều kiện quản lý, kinh doanh nông nghiệp. Môi trường kinh doanh giống cây trồng của Việt Nam ở mức 62,5/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia, Bangladesh và Philippines. Thời gian đăng ký cấp giấy phép kinh doanh giống nông nghiệp mới ở Việt Nam lên tới 901 ngày so với Philippines là 571 ngày và Myanmar chỉ có 306 ngày. Môi trường kinh doanh máy móc nông nghiệp chỉ đạt 24,4/100 điểm chỉ cao hơn Lào và Myanmar trong các nước Asean. Thủ tục và quy định cho phép hưởng ưu đãi về thuế, phí còn nhiều bất cập. Xuất khẩu
84
nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu dưới dạng thô. Vì vậy, cần xây dựng mô hình mẫu, đầu tư vào khu vực, sản phẩm cụ thể để tạo nên sản phẩm, giá trị của Việt Nam
Bốn là, đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phầnkinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, điều kiện tiên quyết là tạo vốn cho nông nghiệp và khơi thông dòng tín dụng nông nghiệp..
Năm là công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp chưa đầy đủ,chưa bảo đảm cho nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, khả năng tích lũy để đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn.
Sáu là, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức ở tỉnhchưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ học vấn tay nghề của các lao động nông nghiệp chưa cao ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng nông sản. Việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật còn kém nhất là khu vực miền núi
Bảy là, những hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã có nhiều cố gắng những chưa đáp ứng đủ yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Nổi cộm như: Hoạt động khuyến nông chậm đổi mới; năng lực hoạt động của hệ thống bảo vệ thực vật, thú y còn nhiều hạn chế; công tác tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được thực hiện tốt…
Cuối cùng, chưa coi trọng công tác tổng kết, khuyến khích, động viên các điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu. Xã hội hoá công tác bảo vệ và khai thác hệ thống công trình tưới tiêu, đê điều, phòng chống lụt bão; công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cấp.
85
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP GIÚP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH
THANH HOÁ