Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp

Trên tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện các văn bản như:

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương

trình 135

- Quyết định số800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn đến năm 2020”

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Nghịđịnh số67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số

chính sách phát triển thuỷ sản

Dựa trên tinh thần chỉ đạo của trung ương, tỉnh Thanh Hoá đã có những chủtrương cụ thểnhư:

- Chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giai đoạn 2009-2013 theo Quyết định số1304/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh và được kéo dài thời gian thực hiện đến

66

31/12/2015 theo Quyết định số 1415/2014/QĐ-UBND ngày 16/5/2014 của UBND tỉnh

- Cơ chế, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn tập trung, giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số618/2013/QĐ-UBND ngày 19/02/2013

- Cơ chế, chính sách phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, giai

đoạn 2012-2015 theo Quyết định số2009/2012/QĐ-UBND ngày 28/6/2012 - Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1, giai đoạn 2011- 2015 theo Quyết định số270/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh - Cơ chế, chính sách hỗ trợ giống gốc vật nuôi theo Quyết định số 1745/2011/QĐ-UBND ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh

Bằng những văn bản cụ thể, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành chức

năng xây dựng các quy hoạch, chương trình dựán đầu tư nhằm cụ thể hoá quy hoạch như: Rà soát quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷlơi; xây dựng NTM... Các chương trình được áp dụng điển hình như: Chương trình an ninh lương thực, chương trình hỗ trợ giống gốc vật nuôi, chương trình phát triển

đàn bò sữa, chương trình phát triển mía đường, chương trình trồng rừng và phát triển rừng, chương trình vùng rau sạch, rau an toàn, chương trình NTM... và rất nhiều chương trình phù hợp với tình hình KTXH theo từng giai đoạn phát triển của tỉnh nói riêng và của cảnước nói chung.

Công tác quy hoạch ở Thanh Hóa trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nổi lên đó là: Quy hoạch chưa

phù hợp với thị trường, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, các tác động bên ngoài. Nhiều quy hoạch còn xuất phát từ ý chủ quan; các cơ quan tư vấn thiếu các căn cứ dự báo, chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu thịtrường, không nghiên cứu chi tiết các điều kiện tài chính, tự nhiên, KTXH vùng quy hoạch; các quy hoạch thiếu sự gắn kết, thống nhất, không gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chế biến, tiêu thụ sản phẩm, do đó

67

hiệu quả đem lại không bền vững trong sản xuất kinh doanh… Công tác quy hoạch chưa thực sự quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa, mà trong đó kinh tế trang trại là chủđạo.

Trước những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch và định hướng sản xuất kinh doanh đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác QLNN nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự

phát triển của sản xuất nông nghiệp mang tính hiệu quả cao và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)