7. Kết cấu luận văn
3.1.1. Quy hoạch phát triển trồng trọt
- Phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, địa phương.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh và có thị trường tiêu thụ theo lợi thế từng vùng trên cơ sở
áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập của nhân dân. Trong đó ưu tiên đầu tư phát triển 07 sản phẩm có lợi thế là lúa, ngô thâm canh chất lượng
cao, mía thâm canh, rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh và cây làm thức ăn chăn nuôi.
- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị của sản phẩm. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
* Sản xuất cây lương thực
Phát triển ổn định sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực và có khối lượng lương thực hàng hoá lớn. Giai đoạn 2016-2025, sản lượng
87
a) Sản xuất lúa
- Đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa là 131,9 nghìn ha (giảm 6,77 nghìn ha so với Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 12/11/2012) và ổn định diện tích
này đến năm 2025. Tổng diện gieo trồng lúa cả năm năm 2020 và 2025 là 223
nghìn ha gồm vụ đông xuân 107 nghìn ha, vụ mùa 116 nghìn ha. Năng suất
lúa bình quân năm 2020 đạt 61 tạ/ha (vụ xuân 67,5 tạ/ha, vụ mùa 55 tạ/ha);
năm 2025 đạt 62 tạ/ha (vụ xuân 68,5 tạ/ha, vụ mùa 56 tạ/ha). Sản lượng lúa cả năm năm 2020 đạt 1,36 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,38 triệu tấn
b) Sản xuất ngô
Phát triển cây ngô ở những vùng có điều kiện thuận lợi, mở rộng diện tích bằng tăng diện tích gieo trồng ngô vụ đông, đến năm 2020 đạt 72 nghìn ha và ổn định đến năm 2025 (trong đó vụ đông 35 nghìn ha). Năm 2020 năng
suất bình quân đạt 51 tạ/ha, sản lượng đạt 367,2 nghìn tấn; năm 2025 năng
suất bình quân đạt 55 tạ/ha, sản lượng 396 nghìn tấn. c) Chế biến lương thực
- Đầu tư xây dựng mới 5 cơ sở chế biến lúa gạo với quy mô tối thiểu 80.000 tấn lúa/năm và 1 cơ sở chế biến ngô với quy mô tối thiểu 50.000 tấn
ngô/năm gắn với vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa chất lượng cao.
- Sử dụng triệt để các phụ phẩm như rơm rạ, cây ngô để chế biến thức ăn chăn nuôi, làm nấm, phân bón hữu cơ vi sinh để tăng thu nhập, tăng độ phì
cho đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
* Quy hoạch phát triển rau thực phẩm
a) Sản xuất rau thực phẩm
Phát triển sản xuất rau hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 40 nghìn ha gieo trồng các loại rau quả thực phẩm và
88
ổn định diện tích này đến năm 2025. Tổng sản lượng rau thực phẩm toàn tỉnh đạt 532 nghìn tấn năm 2020 và 560 nghìn tấn năm 2025, đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh, thị trường các tỉnh lân cận và chế biến xuất khẩu.
b) Chế biến rau quả
- Đầu tư nâng cấp 05 cơ sở chế biến rau quả hiện có, công suất 34 ngàn tấn/năm
- Đầu tư xây mới nhà máy chế biến rau quả công suất 10.000 tấn/năm tại Bỉm Sơn, Thạch Thành, nâng tổng công suất chế biến đạt 54 ngàn tấn/năm.
* Quy hoạch phát triển cây công nghiệp và cây nguyên liệu hàng năm
a) Quy hoạch sản xuất mía nguyên liệu
Ưu tiên đầu tư phát triển vùng mía thâm canh theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, đảm bảo có tưới, sử dụng giống có năng suất và trữ lượng đường cao; diện tích đến năm 2020 đạt 20 nghìn ha và ổn định đến năm 2025, tạo đột phá về năng suất mía, phấn đấu năng suất đạt 110 tấn/ha năm 2020 và 120
tấn/ha vào năm 2025.
b) Quy hoạch sản xuất cói
Chuyển 1,18 nghìn ha sang trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp có hiệu quả cao hơn. Phát triển vùng cói theo hướng tập trung thâm canh, gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu. Đến năm 2020 diện tích gieo trồng cói là 3 nghìn ha và ổn định diện tích này đến năm 2025 (trong đó diện tích
cói thâm canh 1,87 nghìn ha). Năng suất cói trung bình năm 2020 đạt 80 tạ/ha, năm 2025 đạt 85 tạ/ha. Sản lượng cói nguyên liệu đến năm 2020 đạt 24 nghìn tấn, đến năm 2025 đạt 25,5 nghìn tấn.
c) Sản xuất lạc
Đến năm 2020 giảm còn 6.000ha (chủ yếu do mở rộng khu kinh tế Nghi Sơn) và ổn định diện tích này đến năm 2025. Đầu tư thâm canh, phấn đấu tới năm 2020
89
đưa năng suất bình quân đạt 28tạ/ha, sản lượng đạt 16.800 tấn. Năm 2025 năng suất bình quân đạt 30tạ/ha, sản lượng đạt 18.000 tấn.
* Quy hoạch phát triển cây cao su
Đến năm 2020 diện tích cao su đạt 23 nghìn ha và ổn định diện tích này đến năm 2025. Sản lượng năm 2020 đạt 20 nghìn tấn, năm 2025 đạt khoảng 26 nghìn tấn. Cao su được phát triển tập trung tại vùng miền núi.
* Quy hoạch phát triển cây ăn quả
Ưu tiên phát triển vùng cây ăn quả tập trung, gồm các loại cây có giá trị
kinh tế cao như: dứa, cam, bưởi, chuối gắn với công nghiệp chế biến. Trong
đó: ưu tiên phát triển dứa và các loại cây có múi (cam, bưởi) dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả tập trung đạt 7.000 ha,
trong đó: dứa 2.500 ha, cam 2.000 ha, bưởi 500 ha, chuối 1.500 ha; Đến năm 2025 đạt 10.000 ha.
* Quy hoạch phát triển cây làm thức ăn chăn nuôi
Phát triển nhanh diện tích cỏ phục vụ nhu cầu thức ăn chăn nuôi nâng tổng diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi lên 12.700ha năm 2020 và 15.000 nghìn ha năm 2025. Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất cỏ trồng đạt 250 tấn/ha/năm trởlên, cơ bản đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh cho trâu, bò.
* Quy hoạch phát triển các loại cây khác
a) Cây khoai lang:
Phát triển ổn định cây khoai lang để đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm, xuất khẩu và cung cấp thức ăn chăn nuôi với diện tích 9.500ha, trong
đó ưu tiên phát triển các giống khoai mới có năng suất, giá trị kinh tế cao như
khoai Nhật vàng, Nhật tím...để chế biến xuất khẩu. Sản lượng khoai lang đến
năm 2020 đạt 76 nghìn tấn, năm 2025 đạt 80,8 nghìn tấn. b) Cây dâu tằm:
90
chuyên màu, gắn với các làng nghề chế biến tơ tằm), tập trung ở các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Hậu Lộc. Diện
tích đến năm 2020 là 1.500 ha và ổn định diện tích này đến năm 2025.