7. Kết cấu luận văn
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm gần đây, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, cùng với sự nổ lực phấn đấu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình KTXH của tỉnh Thanh Hóa đã từng bước ổn định và đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiệt rõ rệt. Quy mô nền kinh tế năm 2014 ước đạt 31.275 tỷ đồng, gấp 1,53 lần năm 2010, duy trì vị trí đứng đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2014 ước đạt bình quân 11,37%/năm. Tuy chưa đạt mục tiêu tăng trưởng theo quy hoạch (17 - 18%/năm), nhưng gấp gần 2 lần so với cả nước (5,7%/năm),trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,9%/năm; công nghiệp-
xây dựng tăng 13,9%/năm; dịch vụ tăng 11,8%/năm (mục tiêu giai đoạn
2011- 2015, tăng trưởng của các ngành tương ứng là 5%/năm - 21,4%/năm - 18,5%/năm).
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 24,1% năm 2010 xuống 18,8% năm
42
2014; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,3% lên 40,9%; ngành dịch vụ tăng từ 37,6% lên 40,3% đến 2015, tỷ trọng các ngành tương ứng là 15,5% - 47,6% - 36,8%.
Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương.
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội * Dân tộc