Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 90)

7. Kết cấu luận văn

2.4.1. Những ưu điểm

Trải qua thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn. Sự phát triển và biến đổi của nông nghiệp và nông thôn hiện nay thể hiện sự nỗ lực to lớn của Nhà nước ta trong lĩnh vực quản lý vùng và ngành. Nói đến QLNN đối với nông nghiệp, nông thôn chính là nói đến tính hiệu lực, hiệu quả sự tác động của Nhà nước ta đối với sự phát triển KTXH của khu vực nông thôn. Suốt quá trình thực hiện đổi mới, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các nghị định, quy định, văn bản pháp luật, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn

80

thực hiện chức năng quản lý của mình. Nhờ đó, nền nông nghiệp nước ta đã luôn đạt được sự tăng trưởng, xã hội nông thôn không ngừng biến đổi cả về diện mạo cũng như chất lượng sống của người nông dân. Bằng những hành động cụ thể đó, tác động của QLNN mang lại những ưu điểm cho sự phát

triển của KTNN như sau:

* Về chất lượng đội ngũ cán bộ:

Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2003 đến nay được nâng lên cả về trình độ văn hóa, lý luận chính trị QLNN và chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, hiệu lực và hiệu quả QLNN được nâng lên rõ rệt, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH ở nông thôn và tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

* Về lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH nông thôn :

Lập quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn chặt với phát triển nông thôn. Mọi kế hoạch đều hướng vào giải quyết 03 mục tiêu cơ bản: dân sinh, dân trí và dân chủ. Việc lập quy hoạch, kế hoạch của chính quyền ở nông thôn trong thời gian qua có những bước tiến bộ đáng kể. Thể hiện như sau:

+ Trong những năm qua KTXH ở nông thôn có những bước phát triển, tình hình dân sinh, dân trí, dân chủ nông thôn được cải thiện, những thành quả đó có sự góp sức to lớn của chính quyền cấp nói chung và đội ngũ cán bộ chính quyền nói riêng.

+ Trong sản xuất nông nghiệp phần lớn ở khu vực nông thôn đều có quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, KTXH ở địa phương. Có những vùng chuyên canh lúa, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản … được hình thành thông qua quy hoạch của chính quyền địa phương đã đem đến những hiệu quả nhất định.

+ Thông qua quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH nông thôn, nhiều địa phương phát triển mạnh các chương trình như: NTM, Liên kết 3 nhà…

81

+ Quy hoạch phát triển cơ sở giáo dục, y tế, khu chợ nông thôn, khu

dân cư cũng được các địa phương quan tâm thực hiện.

* Về quản lý nhà nước trong về nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi:

Chính quyền không can thiệp sâu vào quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, mà có chức năng hướng dẫn thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án và kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủy lợi ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của cấp trên.

* Về quản lý, khuyến khích pháttriển các thành phần kinh tế nông thôn:

Trong những năm qua, kinh tế hộ phát triển mạnh, hình thức kinh tế trang trại được hình thành ngày càng nhiều, là dấu hiệu chuyển mạnh nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

* Về xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng KTXH nông thôn

Trong quản lý và xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH nông thôn, các cấp chính quyền có chức năng tổ chức xây dựng, kiểm tra, kiểm soát và tu bổ các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở trong phạm vi của mình. Việc tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn trong thời gian qua có những bước chuyển biến đáng kể, làm thay đổi mặt nông thôn, tạo ra diện mạo NTM.

* Về quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn:

Các chương trình xã hội được các cấp chính quyền, trong đó có chính

quyền cấp xã tích cực triển khai và thực hiện ở khu vực nông thôn trong những năm qua thực sự đi vào lòng dân và được nhân dân tích cực ủng hộ

như: chương trình xóa đói, giảm nghèo; chương trình giải quyết việc làm;

chương trình nước sạch nông thôn; chương trình đền ơn đáp nghĩa…đã góp phần ổn định đời sống và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, đặc biệt là những hộ nghèo, neo đơn gặp nhiều khó khăn.

82

Phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt, ảnh

hưởng đến sự thành công của quá trình phát triển KTXH và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng. Tuy nhiên, bản thân trong nội bộ của ngành này cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt, vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả, thể hiện qua những điểm sau:

Thứ nhất,quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước…) phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó:

+ Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi.

+ Quy hoạch đất để sản xuất nông, lâm, thủy sản lâu dài; đất sử dụng làm kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo mặt bằng để phát triển các hoạt động công nghiệp, thương mại nông thôn vẫn chưa xác định rõ ràng, minh bạch.

Thứ hai, mức đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua không tương xứng với vai trò của nó đối với phát triển kinh tế, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Thứ ba, chính sách của Nhà nước và địa phương trong nông nghiệp, nông thôn còn chưa hợp lý. Thời gian qua, Chính phủ đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp đang phải điều chỉnh theo lộ trình cam kết giữa Việt Nam với tổ chức quốc tế, làm tăng cạnh tranh cho nông sản. Sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

83

Thứ tư, tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản còn phân tán, thể hiện ở kết cấu hạ tầng tại các vùng sản xuất tập trung chưa phát triển; các HTX và tổ chức kinh tế hợp tác chưa phát triển được nhiều hoạt động dịch vụ; hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực nông nghiệp còn yếu kém…

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng, thiếu tính đột phá. Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn cần làm rõ vai trò trung tâm trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp để áp dụng các phương thức cho vay và cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp. Cho vay nông nghiệp không nhất thiết ngân hàng phải đưa vốn trực tiếp cho nông dân mà có thể thông qua doanh nghiệp ứng trước vật tư hàng hóa đầu vào, sau đó sẽ

khấu trừ khi thu mua sản phẩm.

Hai là, thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đối với diện tích đất cho xây dựng kết cấu hạ tầng chế biến nông nghiệp như đất cho phơi sấy, đất xây dựng cơ sở chế biển, đất kho chứa... Xây dựng và hoàn thiện các chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong chọn tạo giống, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp chọn tạo giống

Ba là, môi trường kinh doanh nông nghiệp không hấp dẫn. Theo Báo cáo

của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có điểm số thấp về điều kiện quản lý, kinh doanh nông nghiệp. Môi trường kinh doanh giống cây trồng của Việt Nam ở mức 62,5/100 điểm, thấp hơn cả Campuchia, Bangladesh và Philippines. Thời gian đăng ký cấp giấy phép kinh doanh giống nông nghiệp mới ở Việt Nam lên tới 901 ngày so với Philippines là 571 ngày và Myanmar chỉ có 306 ngày. Môi trường kinh doanh máy móc nông nghiệp chỉ đạt 24,4/100 điểm chỉ cao hơn Lào và Myanmar trong các nước Asean. Thủ tục và quy định cho phép hưởng ưu đãi về thuế, phí còn nhiều bất cập. Xuất khẩu

84

nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu dưới dạng thô. Vì vậy, cần xây dựng mô hình mẫu, đầu tư vào khu vực, sản phẩm cụ thể để tạo nên sản phẩm, giá trị của Việt Nam

Bốn là, đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phầnkinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, điều kiện tiên quyết là tạo vốn cho nông nghiệp và khơi thông dòng tín dụng nông nghiệp..

Năm là công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp chưa đầy đủ,chưa bảo đảm cho nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, khả năng tích lũy để đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn.

Sáu là, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức ở tỉnhchưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ học vấn tay nghề của các lao động nông nghiệp chưa cao ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng nông sản. Việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật còn kém nhất là khu vực miền núi

Bảy là, những hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp đã có nhiều cố gắng những chưa đáp ứng đủ yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Nổi cộm như: Hoạt động khuyến nông chậm đổi mới; năng lực hoạt động của hệ thống bảo vệ thực vật, thú y còn nhiều hạn chế; công tác tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được thực hiện tốt…

Cuối cùng, chưa coi trọng công tác tổng kết, khuyến khích, động viên các điển hình tiên tiến, nhân tố tiêu biểu. Xã hội hoá công tác bảo vệ và khai thác hệ thống công trình tưới tiêu, đê điều, phòng chống lụt bão; công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cấp.

85

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP GIÚP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH

THANH HOÁ

3.1. Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến

năm 2025

Trên tinh thần đường lối phát triển KTXH đất nước đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứX là đến năm 2025đưa nước ta cơ

bản trởthành nước công nghiệp; định hướng chiến lược phát KTXH của vùng Bắc Trung Bộđến năm 2025 và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI; dựa trên những gì đã có, tỉnh Thanh Hoá sẽ phát triển KTNN từ nay đến năm 2025theo các phương hướng cơ bản sau:

* Thanh Hoá sẽ phát triển sản xuất toàn diện để có thể khai thác mọi thế

mạnh về điều kiện tự nhiên, lao động. Xây dựng một nền nông nghiệp tập

trung theo hướng sản xuất hang hoá lớn; hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

* Quan tâm hơn nữa đến nhu cầu của thị trường để có phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp; phát huy lợi thế của từng vùng kết hợp với

ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất trong phát triển KTNN. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh nông sản hàng hoá của tỉnh trên địa bàn cả nước và hội nhập quốc tế.

* Phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô phù hợp.

* Nâng cao giá trị thu nhập và giá trị gia tăng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp

và nông thôn, điều chỉnh dân cư, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

86

* Tạo mọi điều kiện tốt nhất để khuyến khích nhiều thành phần kinh tế

phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn bền vững và bảo vệmôi trường sinh thái.

Để cụ thể hoá những yêu cầu đặt ra, Thanh Hoá đã lên quy hoạch phát triển cụ thể như sau:

3.1.1. Quy hoạch phát triển trồng trọt * Định hướng phát triển ngành trồng trọt * Định hướng phát triển ngành trồng trọt

- Phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, địa phương.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh và có thị trường tiêu thụ theo lợi thế từng vùng trên cơ sở

áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập của nhân dân. Trong đó ưu tiên đầu tư phát triển 07 sản phẩm có lợi thế là lúa, ngô thâm canh chất lượng

cao, mía thâm canh, rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh và cây làm thức ăn chăn nuôi.

- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị của sản phẩm. Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

* Sản xuất cây lương thực

Phát triển ổn định sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực và có khối lượng lương thực hàng hoá lớn. Giai đoạn 2016-2025, sản lượng

87

a) Sản xuất lúa

- Đến năm 2020 diện tích đất trồng lúa là 131,9 nghìn ha (giảm 6,77 nghìn ha so với Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 12/11/2012) và ổn định diện tích

này đến năm 2025. Tổng diện gieo trồng lúa cả năm năm 2020 và 2025 là 223

nghìn ha gồm vụ đông xuân 107 nghìn ha, vụ mùa 116 nghìn ha. Năng suất

lúa bình quân năm 2020 đạt 61 tạ/ha (vụ xuân 67,5 tạ/ha, vụ mùa 55 tạ/ha);

năm 2025 đạt 62 tạ/ha (vụ xuân 68,5 tạ/ha, vụ mùa 56 tạ/ha). Sản lượng lúa cả năm năm 2020 đạt 1,36 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,38 triệu tấn

b) Sản xuất ngô

Phát triển cây ngô ở những vùng có điều kiện thuận lợi, mở rộng diện tích bằng tăng diện tích gieo trồng ngô vụ đông, đến năm 2020 đạt 72 nghìn ha và ổn định đến năm 2025 (trong đó vụ đông 35 nghìn ha). Năm 2020 năng

suất bình quân đạt 51 tạ/ha, sản lượng đạt 367,2 nghìn tấn; năm 2025 năng

suất bình quân đạt 55 tạ/ha, sản lượng 396 nghìn tấn. c) Chế biến lương thực

- Đầu tư xây dựng mới 5 cơ sở chế biến lúa gạo với quy mô tối thiểu 80.000 tấn lúa/năm và 1 cơ sở chế biến ngô với quy mô tối thiểu 50.000 tấn

ngô/năm gắn với vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa chất lượng cao.

- Sử dụng triệt để các phụ phẩm như rơm rạ, cây ngô để chế biến thức ăn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)