7. Kết cấu luận văn
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về phát triển kinh tế nông nghiệp
phát triển, từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế
nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Bằng những phân tích cụ thể thực trạng QLNN về KTNN ở phần trước và dựa trên điều kiện hoàn cảnh của tỉnh hiện nay thì tác giảxin đưa ra một số
giải pháp để hoàn thiện công tác QLNN nhằm phát triển KTNN:
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về phát triển kinh tế nông nghiệp nghiệp
Nhà nước bằng việc sử dụng công cụ pháp luật để thực hiện công việc quản lý, tạo khuôn khổ pháp lý cho KTNN phát triển. Việc xây dựng và ban hành hệ thống phát luật về KTNN là rất quan trọng. Để làm tốt việc đó, tỉnh cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
* Tập trung rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, xây dựng và bổ sung thêm các văn bản mới phù hợp với với thực tế hoạt động KTNN tại Thanh Hoá.
* Việc ban hành và thực hiện các văn bản hướng dẫn cần tiến hành
nhanh chóng trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành tránh
99
pháp luật bị kéo dài so với thời gian quy định như tại một số huyện như: Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Nông Cống…
* Khi ban hành văn bản thì nội dung phải căn cứ vào tình hình thực tế, tránh việc xây dựng và ban hành văn bản chỉ là hình thức, không có những tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về nội dung so với thực tế gây lãng phí.
* Quan tâm hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện
các văn bản có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả và là cơ sở
quan trọng để sửa đổi, bổsung các văn bản mới.
Với sự phát triển của KTNN ở Thanh Hoá trong những năm vừa qua, cùng với yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta thì việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật có ý nghĩa quyết định sự phát triển có hiệu quả và bền vững của sản xuất nông nghiệp.
3.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp
Bằng những chủchương, chính sách cụ thể, các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đã khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, giúp phát huy được tiềm
năng, lợi thế của kinh tế ở mỗi vùng trong tỉnh; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt; phù hợp với đặc điểm sản xuất, tập quán,
điều kiện kinh tế; quan tâm hỗ trợ với những vùng sản xuất đang còn khó khăn và khuyến khích các phong trào thi đua trong thâm canh tăng năng xuất, chuyển dịch cơ cấu. UBND tỉnh cần ra soát, bổ sung các cơ chế, chính sách cụ thể sau:
3.2.2.1. Chính sách về đất đai
Từ thực tế của quá trình phát triển KTNN đã đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải tăng cường, hoàn thiện công tác QLNN về đất đai. Để làm tốt công tác
đó cần phải tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về đất đai phù hợp với chủtrương phát triển, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
100
* Triển khai và thực hiện tại các huyện như: Hoằng Hoá, Quảng Xương,
Nông Cống, Hà Trung…chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
công nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của chính phủ về hỗ trợ miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn giảm tiền thuê đất, hỗ
trợ đào tạo, hỗ trợ tư vấn thị trường cho doanh nghiệp, ưu tiên các doanh
nghiệp xây dựng cơ sở chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Đi cùng vói đó là việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định 42/2012/NĐ-CP về
quản lý và sử dụng đất trồng lúa của Chính phủ; quy định của Luật đất đai năm 2013.
* Tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo hướng liên kết vùng đối với các sản phẩm có lợi thế của Thanh Hoá; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa và có cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ có điều kiện thuê lại đất của nông dân để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng sản xuất theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, phát huy mối liên kết 4 nhà, từng bước nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
* Tiếp tục khuyến khích tích tụ ruộng đất thông qua các hình thức: Chuyển dịch giữa nông dân với nông dân (dồn điền đổi thửa hoặc mua, thuê lại đất của
nhau); thông qua HTX (hộ nông dân cùng góp đất để sản xuất, hoặc hộ nông dân không góp đất nhưng đóng góp ý kiến); thông qua các công ty, doanh nghiệp nông nghiệp (nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất, doanh nghiệp thuê lại đất của nông dân và mô hình cánh đồng mẫu lớn). Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa lao động ra khỏi nông thôn không phải chỉ bằng công nghiệp mà bằngcảdịch vụ.
* Tiếp tục thực hiện nhanh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp và chính sách khuyến khích cộng đồng thôn, bản, xã, nhân dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng kinh tế...
101
* Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, quản lý
đất đai, xây dựng, bãi bỏ các thủ tục phiền hà, tạo thuận lợi cho các nhà đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại các huyện như: Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hà Trung, Nông Cống, Yên Định...
* Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác. Trọng tâm tại các huyện ven Thành phố Thanh Hoá; áp dụng chính sách hỗ trợ, đảm bảo lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất bị thu hồi; tạo điều kiện thuận lợi về thể chế để nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp,
đạt hiệu quả sử dụng đất cao hơn, bao gồm cả việc thay đổi cây trồng trên đất lúa
nhưng không làm mất năng lực sản xuất lúa về lâu dài.
* Tăng cường quản lý về đất đai, kiểm tra giám sát việc sử dụng đất. Sau
giao đất không sử dụng phải thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khuyến khích các thành phần kinh tế được giao
đất tham gia các dựán đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
3.2.2.2. Chính sách tài chính, tín dụng hỗ trợ sự phát triển của kinh tế
nông nghiệp
Yếu tố vốn luôn là vấn đề sống còn của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh,
là điều kiện quyết định đến sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung và của KTNN nói riêng. Do đó, để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, bền vững ở tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện một số giải pháp về chính sách tài chính, tín dụng sau:
* Tập trung triển khai thực hiện Nghịđịnh số41/2010 NĐ-CP của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, lồng ghép với các chương trình, dự án xây dụng NTM. Theo đó Ngân hàng Nông
nghiệp & PTNN, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và chế biến nông sản.
102
* Phải gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, khuyến khích và hỗ
trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư mua máy móc, đổi mới công nghệ,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể
cả vốn và công lao động của nhân dân theo phương châm “ Nhà nước và nhân
dân cùng làm” để xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi nội đồng, xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, vốn phát triển sản xuất...
* Mạnh dạn phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông thôn, khuyến khích mọi hình thức tín dụng nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân. Có chính sách
ưu đãi cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa... vay vốn để sản xuất, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đơn giản hóa thủ tục cho vay, ban hành hệ thống lãi suất tín dụng hợp lý, tạo điều kiện thuận tiện, tin cậy cho nông dân vay vốn và gớp vốn, giúp hộ nông dân phát huy tối đa nội lực để sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa.
3.2.2.3. Chính sách khuyến khích đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực của các tổ chức khoa học và công nghệ, tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hình thành các thịtrường khoa học và công nghệ trong nông nghiệp:
* Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộcơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Xây dựng
cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng chính sách trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ.
* Đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập theo
hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp ngoài nhà nước vào các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ nông nghiệp khác; phân cấp mạnh
103
mẽ hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân và doanh nghiệp; tăng kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và khuyến nông.
* Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ sinh học. Trước mắt ưu tiên tập trung đầu tư nâng cao năng lực cho các Trung tâm Nghiên cứu
ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp, chăn nuôi, lâm
nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, phát huy vai trò đầu tầu trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nhân, sản xuất các dòng, giống cây trồng, vật nuôi mới đáp ứng yêu cầu phát triển các sản phẩm tỉnh có lợi thế; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phục vụ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tiến tới nghiên cứu thành lập Viện nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông, lâm, nghiệp và thủy sản. Tổ chức đánh giá các Trung tâm giống về hiệu quả đầu tư và
triển khai các nhiệm vụ được giao; mức độ ứng dụng và công bố các sản phẩm khoa học công nghệ (số giống, quy trình công nghệ đã được công nhận, quy mô áp dụng,...).
* Xây dựng, phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao trên các huyện có lợi thế như: Hoằng Hoá, Nông Cống, Bỉm Sơn, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Quảng
Xương…; Đây là nợi tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, phù hợp với điều kiện của thanh hóa, tạo tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; gắn kết hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao với việc đào tạo tấp, huấn kỹ thuật và xây dựng chuyển giao mô hình công nghệ cao cho các cá nhân, tổ chức kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp; Triển khai áp dụng một số khâu về công nghệ cao trong sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh; Gắn kết các hoạt đông nghiên cứu, đào tạo, chuyên giao với các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái trong khu nông nghiệp công nghệ cao.
104
* Mở rộng hợp tác phát triển khoa học và công nghệ với các tỉnh, thành
và các nước; phát triển mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có
trình độ cao, có tâm huyết, trung thực, tận tụy; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình tái
cơ cấu ngành nông nghiệp.
3.2.2.4. Chính sách thịtrường và tiêu thụ sản phẩm
Nông sản phẩm Thanh Hóa được xác định tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh là chủ yếu, ngoài ra dành một phần cung cấp cho các tỉnh khác và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là với hàng hóa nhập khẩu. Để
tháo gỡ khó khăn, kích thích sản xuất phát triển, giải pháp thị trường cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
* Chú trọng công tác dự báo thị trường nông sản, đặc biệt là dự báo trung và dài hạn về: sốlượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá mà thị trường cần; tình hình cung - cầu, giá cả của mỗi chủng loại hàng hoá. Trên cơ sở
thông tin thịtrường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thịtrường hiệu quả nhất.
* Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu. Thực hiện tốt
chương trình “Liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp
đồng.
* Đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ nông sản như: chợ, siêu thị nông sản…, nhanh chóng hình thành những trục, những tụ điểm giao lưu hàng hoá trên địa bàn nông thôn, tiêu thu nông sản. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các
105
HTX có thểđảm nhiệm dịch vụđầu ra cho nông sản hàng hoá.
* Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở, làng nghề
xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp... để đảm bảo quyền pháp lý cho thương hiệu, sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của nước nhập khẩu, cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị cao.
Từ nay đến năm 2020, xây dựng các thương hiệu hàng hóa nông sản Xứ Thanh như: lúa gạo, mía, cói, sữa bò, luồng...; xây thương hiệu cho các sản phẩm: Mắm tép Hà Yên - Hà Trung, Tơ Hồng Đô - Thiệu Hóa, Rượu Làng Quảng - TP Thanh Hóa, Nón lá Trường Giang - Nông Cống, Tương Làng Ái -
Yên Định, Bánh gai Tứ Trụ - Thọ Xuân, Nước mắm Khúc Phụ - Hoằng Hóa,
Nước mắm Do Xuyên - Ba Làng - Tĩnh Gia, Chè lam Phủ Quảng - Vĩnh Lộc. * Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nông sản nhất là các
thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường như: nước mắm Ba Làng Tĩnh Gia, mía đường Lam Sơn, chiếu cói Nga Sơn…; quảng bá vai trò, tác dụng của sở hữu trí tuệ với việc phát triển đặc sản của nông dân; tăng cường công tác QLNN về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, thương hiệu.
3.2.2.5. Chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực
Để phát triển nguồn nhân lực tạo sự phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu cần thiết phải thực hiện các giải pháp sau:
* Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 23/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó
có lựa chọn trọng tâm, trọng điểm như: đào tạo lao động nông thôn có trình