Nguyên tắc tuyển chọn cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 25 - 30)

Thứ nhất, tuyển chọn cạnh tranh phải đảm bảo tính cạnh tranh. Cạnh

tranh là động lực khích lệ mọi ngƣời phấn đấu, là phƣơng pháp hữu hiệu để ngƣời tài đƣợc phát hiện, bồi dƣỡng và phát triển. Đảm bảo nguyên tắc này, chủ thể tuyển chọn phải thiết lập đƣợc cơ chế cạnh tranh trong hoạt động tuyển chọn, tức là phải có tinh thần cạnh tranh trong khâu tuyển chọn và có những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo cho cạnh tranh đƣợc thực hiện có hiệu quả nhƣ: xây dựng đƣợc tiêu chuẩn tuyển chọn rõ ràng, thông báo

công khai, tổ chức chặt chẽ, khách quan,… Chỉ có cạnh tranh lành mạnh

mới chọn đƣợc nhiều ngƣời có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng đƣợc yêu cầu của vị trí cần tuyển, nếu không tuyển chỉ mang tính hình thức mà thôi. Nguyên tắc này đòi hỏi các ứng viên phải nỗ lực thể hiện tối đa năng lực cạnh tranh của mình nhƣ: Trình độ, phẩm chất, năng lực, sở trƣờng và lợi thế cạnh tranh các tiêu chí ƣu tiên , để vƣợt qua các ứng viên khác đƣợc trở thành ngƣời có kết quả đánh giá cao nhất trong kỳ tuyển chọn.

Thứ hai, nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai, minh bạch chính là sự đòi hỏi đảm bảo đầy đủ, rõ ràng những thông tin cần thiết trong quá trình tuyển chọn nhƣ: Tiêu chuẩn dự tuyển, số lƣợng cần tuyển, nội dung, hình thức tuyển chọn, kết quả tuyển chọn, các chế độ ƣu tiên, những nội dung có liên quan về quyền và nghĩa vụ của ngƣời tham gia dự tuyển… Thực hiện nguyên tắc này thì tuyển chọn sẽ có hiệu quả cao và đồng thời nó cũng mang ý nghĩa kiểm soát những cơ quan, cá nhân làm công tác tuyển chọn.

Thứ ba, nguyên tắc công bằng, khách quan, khoa học: Công bằng trong tuyển chọn cạnh tranh là rất cần thiết để tuyển chọn đƣợc ngƣời thực sự tài, đức để bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý. Khách quan, công bằng là dựa vào tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực và kết quả đánh giá để tuyển chọn với các tiêu chí đƣợc công bố trƣớc. Do đó, loại trừ những yếu tố chủ quan chi phối việc tuyển chọn cạnh tranh nhƣ thiên vị ngƣời thân hay những hành vi tiêu cực trong quá trình tuyển chọn. Khoa học là đảm bảo kì tuyển chọn diễn ra đúng quy trình, nội dung, thời gian đã đƣợc quy định, có sự tham gia phối hợp của các bộ phận tổ chức tuyển chọn theo đúng thẩm quyền, thành phần Hội đồng tuyển chọn phải đúng thẩm quyền, trình độ và làm việc độc lập với cơ quan, tổ chức tuyển chọn.

Thứ tư, nguyên tắc bình đẳng: Tất cả ứng viên đều có quyền và cơ

hội ngang nhau khi có mong muốn làm việc cho cơ quan, đơn vị nhà nƣớc, miễn là đáp ứng đƣợc những yêu cầu theo quy định của pháp luật và các yêu cầu cụ thể của vị trí công việc cần tuyển dụng tùy theo khả năng và trình độ đào tạo chuyên môn của mỗi ngƣời. Trong quá trình tổ chức tuyển chọn phải đảm bảo tính công khai, công bằng và căn cứ thành tích tức là kết quả phản ánh thực chất của ngƣời dƣ tuyển, hoàn toàn loại bỏ yếu tố tình cảm trong khi tuyển chọn. khi tổ chức tuyển chọn cần phải có điều

kiện bình đẳng và phải công khai đối với ngƣời dân; thông báo về kỳ tuyển

chọn phải đƣợc công bố rộng rãi trên báo chí…

Thứ năm, nguyên tắc xứng đáng: Tức là thông qua cạnh tranh công

khai giữa các ứng viên, các đơn vị tuyển chọn sẽ tuyển dụng đƣợc những cá nhân đáp ứng cao nhất tiêu chí đánh giá của kỳ tuyển chọn; từ đó, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của vị trí công tác, đảm bảo đúng ngƣời với đúng trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm công tác. Thực hiện nguyên tắc này nhằm loại trừ thái độ thiên vị, ảnh hƣởng đến tổ chức, cá nhân. Và nhƣ vậy, sẽ xếp

hạng cá nhân theo thứ tự xứng đáng, đảm bảo cho các đơn vị tuyển dụng đƣợc ứng viên giỏi nhất, thực tài nhất. Việc đánh giá năng lực ứng viên đƣợc thực hiện qua việc xem xét kinh nghiệm làm việc, cách giải quyết vấn đề, phỏng vấn, thậm chí xét cả bằng cấp.

1.2.4.Hình thức tuyển chọn cạnh tranh

a) Hình thức xét tuyển

Xét tuyển là hình thức mà ngƣời tham gia dự tuyển không bắt buộc trải qua kỳ thi, mà các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn căn cứ trên kết quả học tập, quá trình công tác, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp, mức độ ƣu tiên... của ngƣời tham gia dự tuyển để xem xét quyết định lựa chọn ngƣời đáp ứng nhu cầu. Xét tuyển là chọn ra trong số những hồ sơ đã nộp vào để dự tuyển những hồ sơ nổi trội hơn cả và phù hợp với ngành cần tuyển để xét trúng tuyển. Hình thức này có ƣu điểm nhất định là nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng đáp ứng nhu cầu nhân sự của tổ chức. Tuy nhiên, hình thức này chƣa thực sự khách quan, khoa học vì các căn cứ để đánh giá thí sinh chủ yếu chỉ thông qua hồ sơ dự tuyển, chƣa thể phản ánh đƣợc đầy đủ năng lực thực tế của ngƣời dự tuyển. Nhƣ vậy, sẽ khó đảm bảo tính chính xác và chất lƣợng trong tuyển chọn.

b) Hình thức thi tuyển

Hình thức thi tuyển đƣợc hiểu là cách thức, biện pháp giúp cho cơ quan, đơn vị tuyển chọn đƣợc những ngƣời phù hợp nhất về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức trong số những ngƣời tham gia thi tuyển, bao gồm các hình thức nhƣ: Thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, phỏng vấn tình huống…

Thi viết: Thi viết là hình thức truyền thống và đƣợc nhiều tỉnh, nhiều cơ quan, đơn vị áp dụng. Thi viết mục đích là nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh cũng nhƣ khả năng tƣ duy, phân tích, tổng hợp vấn đề của thí sinh đƣợc thể hiện trong bài viết. Nội dung thi tập trung vào các kiến thức chuyên

ngành, những hiểu biết của thí sinh về những quan điểm quản lý liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của ngạch công chức mà họ tham gia thi tuyển. Tuy nhiên, thi viết vẫn có những hạn chế nhất định, đó là không thể sát hạch đƣợc một cách toàn diện về các mặt nhƣ thái độ, phẩm chất đạo đức, tính cách cũng nhƣ khả năng quản lý tổ chức, khả năng diễn đạt bằng lời và kỹ năng thao tác của thí sinh, đặc biệt trong thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý không thể hiện đƣợc sự đánh giá, tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị đƣợc tuyển chọn đối với ngƣời đƣợc chọn ngƣời sẽ lãnh đạo, chỉ đạo họ sắp tới … Ngƣời lãnh đạo, quản lý nếu không đƣợc sự ủng hộ, tín nhiệm của cấp dƣới rất khó để có thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, để đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân sự tuyển chọn cho tổ chức cần phải tiếp tục tiến hành kết hợp thi viết với phƣơng thức đánh giá, trắc nghiệm khác nhƣ phỏng vấn, trắc nghiệm tâm lý, mô phỏng tình huống thực tế…

Thi vấn đáp: Thi vấn đáp là việc thí sinh đối diện với Hội đồng, căn cứ vào những câu hỏi do Hội đồng đặt ra, thí sinh dùng lời nói để trả lời. Qua đó, Hội đồng trực tiếp quan sát, đánh giá, phân tích thái độ, hành vi của thí sinh để có những nhận định đúng đắn về tính cách của thí sinh. Có thể kiểm chứng đƣợc những kiến thức mà thí sinh hiểu đƣợc và có thể biết đƣợc trình độ, khả năng ứng xử và xử lý tình huống của thí sinh. Đề thi vấn đáp thƣờng có kiến thức và phạm vi rộng buộc thí sinh phải có kiến thức và am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. Hình thức thi vấn đáp sử dụng kết hợp với thi viết sẽ giúp cho khâu tuyển chọn mang lại hiệu quả cao, việc chấm điểm nhanh chóng, công khai hơn và thông qua đó sẽ đánh giá thí sinh một cách công bằng, khách quan hơn.

Thi trắc nghiệm: Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì hình thức thi này càng đƣợc sử dụng nhiều hơn. Mục đích chính của

thi trắc nghiệm là để có đƣợc thông tin về ngƣời dự tuyển, giúp dự đoán khả năng thành công của họ trong công việc sau này.

Hình thức mô phỏng tình huống: Đây là hình thức mà thí sinh đƣợc đặt trong một hoàn cảnh thực tế hoặc tƣơng đối thực tế , để họ giải quyết vấn đề ở một phƣơng diện ngành, lĩnh vực dự tuyển. Trong tình huống đó đòi hỏi thí sinh bộc lộ ra những khả năng có liên quan đến công việc, từ đó sát hạch đƣợc năng lực, tố chất cũng nhƣ tính cách của thí sinh trong việc giải quyết vấn đề. Căn cứ vào đó mà Hội đồng xem xét, quyết định việc tuyển chọn thí sinh đó hay không. Có nhiều loại hình đƣợc sƣ dụng trong hình thức mô phỏng này nhƣ: phƣơng pháp xử lý công văn, thảo luận nhóm, đóng vai, diễn tập thao tác hay thuyết trình, điều tra nghiên cứu…

Nhƣ vậy, để tuyển chọn nhân sự phù hợp cho công việc của tổ chức có thể tiến hành phƣơng thức xét tuyển hoặc thi tuyển, hoặc cả hai. Mỗi hình thức lại có những cách thức đánh giá, lựa chọn nhân sự ở một khía cạnh khác nhau, vì vậy cần căn cứ vào tình hình cụ thể, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi cơ quan, đơn vị và từng đặc điểm ngành, nghề, lĩnh vực chuyên môn… mà chủ thể tuyển chọn lựa chọn cách thức thi tuyển cho phù hợp. Đặc biệt đối với tuyển chọn các chức danh ở vị trí quan trọng, chủ chốt của tổ chức thì việc cân nhắc, lựa chọn hình thức tuyển chọn nào cho hiệu quả là một điều vô cùng quan trọng quyết định đến chất lƣợng của vị trí cần tuyển đôi khi là cả hệ thống.

Việc lựa chọn hình thức thi tuyển thế nào cho phù hợp là rất quan trọng. Tuy nhiên, nội dung thi tuyển là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của kỳ thi, do đó tuyển chọn cạnh tranh cần quan tâm đến yếu tố này. Nội dung thi tuyển phải hợp lý, chú trọng trƣớc hết đến kiến thức chuyên ngành và năng lực công tác của thí sinh sau khi trúng tuyển. Kiến thức đƣa vào nội dung sát hạch trong kỳ thi là nội dung quan trọng, thông thƣờng gồm có hai phần: Kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn kiến thức chuyên

ngành . Các kiến thức cơ bản đƣợc đề cập ở những vấn đề có liên quan đến luật công nhƣ: các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nƣớc, Luật Cán bộ, công chức… Kiến thức chuyên môn có liên quan đến vị trí công tác của thí sinh sau khi trúng tuyển đƣợc đảm nhận. Kiến thức chuyên môn tập trung đánh giá những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho chuyên ngành công tác của thí sinh đó: khả năng thích ứng có lợi cho vị trí công việc, kinh nghiệm, lời nói, thái độ, cá tính và sự sắc sảo của ứng viên… Nội dung đánh giá thí sinh thƣờng dựa trên tiêu chí: hiểu biết; biết cách làm; biết cách đối xử tức hành vi xã hội, sự thích nghi, khả năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)