0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN CHỌN CẠNH TRANH VÀO CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 78 -78 )

Những quy định về thực hiện tuyển chọn cán bộ lănh đạo, quản lý là

những quy định mới, chƣa có hƣớng dẫn của Trung ƣơng cũng nhƣ các tài liệu nghiên cứu không nhiều nên việc tổ chức triển khai thực hiện đôi lúc còn lúng túng, tỉnh thực hiệntheo phƣơng trâm vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Do công tác tuyên truyền, quán triệt quy định về tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của thủ trƣởng các cơ quan, địa phƣơng, đơn vị chƣa thực sự sâu rộng nên một bộ phận cán bộ công chức, viên chức nhận thức về công tác tuyển chọn c n hạn chế, dẫn đến tƣ tƣởng cục bộ trong quá trình đánh giá ứng viên dự tuyển.

Một số cán bộ trẻ, cán bộ có năng lực, đáp ứng điều kiện dự tuyển nhƣng do tâm lý e dè, tự ti, chƣa mạnh dạn đăng ký.

Từ kết quả thực hiện công tác bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tƣơng đƣơng của tỉnh theo hình thức tuyển chọn cho thấy Bắc Giang là tỉnh đi đầu trong cả nƣớc đổi mới, sáng tạo trong công tác bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đƣợc các cấp, các ngành, các địa phƣơng và đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đồng tình ủng hộ và đƣợc nhiều tỉnh đến trao đổi học tập kinh nghiệm để về áp dụng thực hiện. Mặt khác đƣợc Bộ Nội vụ đánh giá cao và tham mƣu

Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày

18/10/2012 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ công chức,

trong đó có nội dung thực hiện thí điểm đổi mới tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Quy định chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý để triển khai trong cả nƣớc.

Tiểu kết Chƣơng 2

Chƣơng 2 của Luận văn đã nêu rõ quy trình quy hoạch và bổ nhiệm hiện nay của tỉnh Bắc Giang; phân tích 03 quy định của UBND tỉnh Bắc Giang về tuyển chọn lãnh đạo, quản lý; đồng thời đƣa ra kết quả cụ thể của từng năm triển khai thực hiện quyết định tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo của UBND tỉnh. Qua đó, đánh giá ƣu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quy định và thực tế tuyển chọn lãnh đạo, quản lý của tỉnh Bắc Giang.

Nhƣ vậy việc thực hiện tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý củatỉnh Bắc Giang đến nay đã trải qua 03 giai đoạn tƣơng ứng với 03 quy định Đề án của tỉnh. Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều kết quả đƣợc lãnh đạo tỉnh ghi nhận; đƣợc công chức, viên chức và ngƣời dân đồng tình, ủng hộ và tạobƣớc đột phá trong công tác cán bộ của tỉnh song những quy định này vẫn ở dạng thức thí điểm; vừa làm vừa nghiên cứu. Một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; đòi hỏi tỉnh trong quá trình thực hiện phải có sự đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để sửa đổi, hoàn thiện quy định, góp phần nâng cao chất lƣợng tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYỂN CHỌN CẠNH TRANH VÀO CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CỦATỈNH BẮC GIANG

Trong những năm qua, Bắc Giang là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nƣớc thực hiện đổi mới công tác bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý các

đơn vị sự nghiệp công lập bằng hình thức tuyển chọn cạnh tranh. Đến nay,

hoạt động này đã đi vào nề nếp và đạt đƣợc nhiều kết quả, từng bƣớc khắc phục tình trạng khép kín, có sự cạnh tranh công khai, minh bạch. Tuy nhiên, công tác này hiện còn bộc lộ một số khó khăn, bất cập cần khắc phục. Căn cứ vào sự phân tích tình hình tổ chức thực hiện và rút kinh nghiệm từ những hạn chế thực tiễn trong quá trình tuyển chọn, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Bắc Giang nhƣ sau:

3.1. Thể chế hóa quy định của Đảng và hướng dẫn chi tiết quy định của Nhà nước về đổi mới tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý

3.1.1. Sự cần thiết phải thể chế hóa quy định của Đảng và hướng dẫn

chi tiết quy định của Nhà nước về đ i mới tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý

Việc thể chế hóa chính thức hình thức tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý là rất cần thiết nhằm tạo nên hành lang pháp lý và cơ sở cho việc hình thành và phát triển của hình thức này cả về mặt lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng trong cả nƣớc thực hiện thống nhất và có hiệu quả. Các đề án, quy định đã và đang triển khai thực hiện hiện nay chỉ mang tính tự phát và nhỏ lẻ, là chính sách, quy định cụ thể của từng địa phƣơng nên hiệu quả pháp lý và thực tiễn chƣa cao, chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội.

Thực tế hiện nay, việc hình thành các đề án, quy định của một số bộ, ngành và địa phƣơng về tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý một phần căn cứ vào tinh thần Nghị quyết của Đảng, chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, do chƣa có quy định cụ thể, thống nhất nên mỗi bộ, ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện một cách khác nhau. Mỗi bộ, ngành, địa phƣơng căn cứ vào đặc điểm tình hình của mình quy định về phạm vi, đối tƣợng áp dụng tuyển chọn khác nhau cùng là thực hiện tuyển chọn nhƣng tỉnh thì quy định tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp sở; tỉnh thì chỉ tổ chức tuyển chọn cấp phòng và tƣơng đƣơng; tỉnh tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính; tỉnh tuyển chọn đối với các đơn vị sự nghiệp… ; cách thức tổ chức tuyển chọn cũng khác nhau: nơi thực hiện thi tuyển thi viết bài , nơi thực hiện bảo vệ Chƣơng trình hành động… Điều đó, khiến cho công tác tuyển chọn khó đánh giá và triển khai áp dụng đồng bộ trên phạm vi cả nƣớc.

Triển khai thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, Bộ Nội vụ vừa ban hành công văn số

2424/BNV-CCVC hƣớng dẫn thực hiện Đề án này. Theo đó, mục đích của

việc tổ chức thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng nhằm: Phát hiện, thu hút, trọng dụng những ngƣời có đức, có tài, phát huy đƣợc phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng; góp phần thực hiện tốt Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh; từng bƣớc đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo, quản lý; tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch,bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các bộ, ban, ngành, địa phƣơng.

Có 36 cơ quan Trung ƣơng và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thực hiện thí điểm Đề án, bao gồm Bộ Nội vụ; Bộ Tƣ Pháp; Bộ Công thƣơng; Bộ Tài chính; Bộ kế hoạch và Đầu tƣ; Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Giao thông vận tải; Ban Tổ chức trung ƣơng; Ban Kinh tế trung ƣơng; Tòa án nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng gồm: Lào Cai; Hòa Bình; Sơn La; Quảng Ninh; Hải Phòng; Vĩnh Phúc; Hà Nội; Ninh Bình; Quảng Bình; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Đắk Lắk; Lâm

Đồng; Bình Dƣơng; Thành phố Hồ Chí Minh; Bà Rịa - Vũng tàu; Trà Vinh;

Cần Thơ; Kiên Giang; Bến Tre.

Bên cạnh đó, khuyến khích các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ƣơng và các địa phƣơng không đƣợc chọn thực hiện thí điểm, nhƣng có chủ trƣơng của cấp ủy, chính quyền thực hiện bổ nhiệm lần đầu thông qua thi tuyển thì đƣợc thực hiện tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo Đề án này.

3.1.2. Các nội dung cần ưu tiên thể chế hóavà hướng dẫn chi tiết

Trƣớc khi Đề án thí điểm của Trung ƣơng chƣa đƣợc ban hành, tỉnh

Bắc Giang đã tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về tuyển chọn công

chức, viên chức lãnh đạo, quản lý. Để thể chế hóa quy định của Đảng, Nhà nƣớc về đổi mới tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phù hợp thực tiễn của tỉnh Bắc Giang, cần phải sửa đổi văn bản quy định về tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trên địa bàn tỉnh thay thế Quyết

định số 99/2012/QĐ-UBND theo các định hƣớng:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia tuyển chọn. Phù hợp với quy định mới của Đảng và Nhà nƣớc, cũng nhƣ thực tiễn tỉnh Bắc Giang,phạm

vi và đối tƣợng tham gia tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp củatỉnh Bắc Giang cầm mở rộng hơn nữa so với quy định hiện hành.

Về phạm vi: Theo Quyết định số 99/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh

Bắc Giang về tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, phạm vi áp dụng quy định là các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh trừ một số đơn vị có quy mô nhỏ, biên chế và lao

động hợp đồng có đóng BHXH dƣới 20 ngƣời và một số đơn vị có chức danh

do Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy quản lý . Nhƣ vậy, so với tổng số các chức danh đƣợc bổ nhiệm thì việc thực hiện bổ nhiệm bằng phƣơng thức tuyển chọn còn quá ít và cũng chƣa thực sự cởi mở đối với các chức danh thuộc khối quản lý nhà nƣớc và các chức danh chủchốt. Do vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyển chọn cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý sang khối quản lý nhà nƣớc; trƣớc mắt thực hiện tuyển chọn đối với cấp trƣởng, cấp phó các Ban, Chi cục trực thuộc các Sở, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; từng bƣớc nghiên cứu, mở rộng tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở Giám đốc, Phó Giám đốc Sở để có thể tạo ra đƣợc bƣớc chuyển biến đột phá trong công tác cán bộ của tỉnh.

Về đối tƣợng tham gia tuyển chọn: Đối tƣợng tham gia tuyển chọn hiện nay là đối tƣợng công chức, viên chức nhà nƣớc trong tỉnh, bao gồm: công chức, viên chức trong quy hoạch và ngoài quy hoạch, đang công tác tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có đủ điều kiện đều đƣợc tham gia đăng ký tuyển chọn. Quy định nhƣ vậy là khá mở rộng. Tuy nhiên, chƣa thực sự bao quát hết các đối tƣợng trong nguồn có thể tham gia dự tuyển; đồng thời không khắc phục đƣợc tình trạng 01 chức danh chỉ có 01 ngƣời đăng ký tham gia, làm giảm tính cạnh tranh trong công tác tuyển chọn. Do vậy, ngoài những đối

tƣợng nêu trên cần quy định thêm đối tƣợng là những ngƣời nằm trong quy

hoạch chức danh dự kiến tuyển chọn của cơ quan, đơn vị đối tƣợng bắt buộc phải đăng ký tham gia tuyển chọn). Trƣớc đây, đối tƣợng này có thể đăng ký

hoặc không đăng ký tham gia dự tuyển. Trƣờng hợp không đăng ký tham gia dự tuyển mà không có lý do chính đáng ốm đau, nghỉ thai sản… thì hàng năm, khi rà soát lại danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ đƣa ra khỏi quy hoạch chức danh đó. Bởi việc tham gia tuyển chọn chức danh đƣợc quy hoạch là một hình thức để công chức, viên chức trong quy hoạch chức danh đó rèn luyện; là một kênh để cơ quan, đơn vị đánh giá chính xác hơn về khả năng, năng lực của công chức, viên chức.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tùy từng vị trí nên quy định mở: cả đối tƣợng không là công chức, viên chức nhà nƣớc, có thể không phải là Đảng viên nhƣng phải là côngdân Việt Nam; đặc biệt đối với đơn vị đã giao tự chủ về chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên. Việc quy định nhƣ trên, một mặt phù hợp với xu thế xã hội hóa các dịch vụ công, mặt khác thu hút nguồn nhân tài từ khu vực tƣ nhân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công trên địa bàn toàn tỉnh.

Do đó, việc mở rộng đối tƣợng tham gia dự tuyển cạnh tranh vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp là điều tất yếu để thu hút ngƣời tài tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Mặt khác, hệthống vị trí việc làm của các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các

đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh cũng đƣợc xây dựng và hoàn chỉnh. Các

tiêu chí để lựa chọn, đánh giá cán bộ dựa trên kết quả đầu ra của công việc từng bƣớc đƣợc xác định cụ thể. Vì vậy, việc lựa chọn ngƣời từ khu vực tƣ nhân trong và ngoài tỉnh vào các vị trí ngƣời đứng đầu, quản lý và điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bản tỉnh là hoàn toàn có thể và bảo đảm đƣợc hiệu quả.

Thông báo kết luận số 202-TB/TW của Bộ Chính trị có nêu: đối tƣợng đƣợc đăng ký dự tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng là cán bộ, công chức, viên chức nằm trong quy hoạch ở các chức

danh cùng cấp hoặc tƣơng đƣơng, nhƣng không giới hạn trong phạm vi cơ quan, đơn vị đó mà mở ra bao gồm cán bộ, công chức, viên chức đã đƣợc quy hoạch ở các vị trí, chức vụ tƣơng đƣơng, đang làm việc trong cùng bộ, ban, ngành, địa phƣơng nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định. Trƣờng hợp các đối tƣợng không nằm trong quy hoạch thì phải đƣợc cấp ủy quản lý các chức danh đó đồng ý. Quy định nhƣ vậy phù hợp với chế độ chính trị ở nƣớc ta, đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo về công tác cán bộ. Tuy nhiên, quy định này phù hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nƣớc, còn các đơn vị sự nghiệp đặc thù nên có quy định mở hơn để thu hút đƣợc nguồn nhân tài từ các khu vực khác vào khu vực nhà nƣớc đồng thời

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Thứ hai, quy định về điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển của ứng viên tham gia tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp

Trong nội dung này, các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Bắc Giang

cần nghiên cứu, sửa đổi điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển của ứng viên tham gia tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với các quy định hiện hành của Trung ƣơng, của tỉnh và tình hình thực tế.

Hiện nay, việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn của ngƣời tham gia dự tuyển của tỉnh căn cứ trên một số văn bản của Trung ƣơng và Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Theo đó, tiêu chuẩn về độ tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với Trƣởng phòng, Phó trƣởng phòng và tƣơng đƣơng cấp huyện đƣợc quy định không quá 45 tuổi đối với cả nam và nữ; nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN CHỌN CẠNH TRANH VÀO CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 78 -78 )

×