Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

Nhìn chung, việc thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý

diễn ra ở một số bộ, ngành và địa phƣơng có một số điểm đáng lƣu ý là:

Đối tƣợng tham dự tuyển chọn đƣợc mở rộng, có cơ quan không quy định ngƣời đăng ký phải nằm trong diện quy hoạch, mở rộng ra cả khu vực sự nghiệp công lập và doanh nghiệp;

Các phần thi gồm: thi viết về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ đề án nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.

Việc tổ chức thí điểm thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý ở một số bộ, ngành và địa phƣơng bƣớc đầu đã đƣợc những kết quả nhất định, bảo đảm đƣợc nguyên tắc khách quan, công bằng với mục đích phát hiện, thu hút những ngƣời có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt theo nguyên tắc cạnh tranh

công khai, bình đẳng để đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp,

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện còn một số vấn để còn nhiều ý kiến khác nhau và cần phải xem xét nhƣ sau:

Một là, việc thực hiện tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý là giải pháp mới thay thế toàn bộ quy trình về công tác bổ nhiệm cán bộ hay là đổi mới một khâu trong quy trình bổ nhiệm.

Hai là, đối tƣợng ứng cử hoặc đăng ký dự tuyển quy định ra sao để không làm mờ nhạt vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác định hƣớng, tạo

nguồn về công tác cán bộ Quy định đối tƣợng đăng ký dự tuyển trong quy

hoạch hay không trong quy hoạch .

Ba là, về cách thức thi tuyển. Hiện nay thi tuyển lãnh đạo, quản lý đƣợc thực hiện thông qua tổ chức thi 2 môn: thi viết về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; viết và bảo vệ để án nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới. Việc tổ chức 2 môn thi này

tƣơng tự nhƣ các môn thi của kỳ thi tuyển công chức hoặc thi nâng ngạch

công chức, trong khi yêu cầu đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực trong lãnh đạo, quản lý và trong chuyên môn nghiệp vụ là hoàn toàn khác nhau. Các môn thi có thể phù hợp khi đánh giá công chức thực thi thừa hành về chuyên môn nghiệp vụ để bố trí vào các vị trí yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn trong nền công vụ; nhƣng không phải là giải pháp phù hợp để xem xét, đánh giá và lựa chọn bổ nhiệm, bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Vì vậy, nên hay không nên tổ chức việc thi thông qua thực hiện các môn thi để lựa chọn lãnh đạo, quản lý nhƣ một số bộ, ngành và địa phƣơng đã làm hay thực hiện thi thông qua việc xây dựng, trình bày và bảo vệ chƣơng trình hành động của ngƣời đƣợc đề cử, đăng ký dự tuyển để đánh giá là một vấn đề cần xem xét.

Bốn là, về đánh giá ngƣời đăng ký dự tuyển. Theo quy định hiện hành về công tác bổ nhiệm, việc xem xét và đánh giá ngƣời đƣợc giới thiệu, đề cử hoặc đăng ký dự tuyển phải qua nhiểu cấp, nhiều khâu nhƣ cấp ủy đảng, chính

quyền, tập thể đồng nghiệp, các cơ quan có liên quan... Đó là các bƣớc xem xét, đánh giá về hồ sơ, về phẩm chất, trình độ, năng lực của nhân sự, về mức độ tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị, về các thông tin trong dƣ luận, về các vấn đề còn chƣa rõ ràng ...

Trong thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý, những bộ, ngành, địa phƣơng làm thí điểm đã bỏ qua khâu đánh giá, không lấy phiếu tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị. Việc đánh giá ở khâu này đƣợc thay thế bằng Hội đồng thi tuyển, có nơi là các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ví dụ tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình , có nơi gồm các đồng chí đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ ví dụ nhƣ Bộ Giao thông vận tải , về vấn đề này, qua nghiên cứu thấy rằng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, ngƣời đƣợc bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, ngoài việc phải qua ý kiến của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan, còn phải đƣợc xem xét tham khảo thông qua mức độ tín nhiệm lấy phiếu tín nhiệm của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Vì vậy, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị cần phải đƣợc đổi mới về cách lấy phiếu, nhất là kết cấu và nội dung tín nhiệm cần đƣợc mọi ngƣời cho ý kiến để cấp có thẩm quyền xem xét, lựa chọn trƣớc khi quyết định bổ nhiệm.

Năm là, về tiêu chuẩn, điều kiện đƣợc giới thiệu để cử hoặc đăng ký dự tuyển. Trong quá trình đổi mới phƣơng thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý, dù mở rộng đối tƣợng, phạm vi đăng ký dự tuyển thì tiêu chuẩn, điều kiện để đăng ký dự tuyển hoặc đƣợc giới thiệu để cử cũng phải bảo đảm tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn đặc thù đang đƣợc quy định.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1 của luận văn đã làm rõ các khái niệm liên quan đến tuyển chọn, tuyển chọn cạnh tranh; khái niệm về lãnh đạo, quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập… Đƣa ra các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và các quy định của Nhà nƣớc liên quan đến việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và lấy ví dụ về thực tiễn tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại một số bộ, ngành, địa phƣơng trong thời gian qua.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai cho thấy tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý là một phƣơng thức quan trọng xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm nâng cao chất lƣợng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, góp phần hƣớng đến nền hành chính hiện đại để phục vụ ngƣời dân ngày càng tốt hơn. Việc thực hiện tuyển chọn bƣớc đầu đã triển khai tại một số bộ, ngành, địa phƣơng trên cả nƣớc. Tuy nhiên do chƣa có quy định cụ thể nên các bộ, ngành, địa phƣơng tổ chức, triển khai thực hiện khác nhau. Đây là một trong số những hạn chế khiến cho tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khó triển khai đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nƣớc.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TUYỂN CHỌN CẠNH TRANHVÀO CÁC CHỨC

DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

2.1. Công tác quy hoạch và quy trình bổ nhiệm lãnh đạo, quản lýhiện naycủa tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)