0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đổi mới cách thức tổ chức tuyển chọn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN CHỌN CẠNH TRANH VÀO CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 88 -88 )

3.2.1. Đ i mới quy trình

Theo quy định hiện nay của tỉnh Bắc Giang, sau khi ứng viên dự tuyển nộp hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ và thông báo thí sinh có đủ điều kiện tham gia dự tuyển. Trên cơ sở đó, thí sinh có đủ điều kiện đƣợc tạo điều kiện tiếp cận tài liệu, đơn vị đăng ký tuyển chọn để viết Chƣơng trình hành động; sau đó trình bày Chƣơng trình hành động trƣớc Hội nghị tuyển chọn.

Cách làm này khá phù hợp với đối tƣợng đăng ký dự tuyển theo quy định trƣớc đây chỉ bao gồm cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp trong tỉnh . Tuy nhiên, khi mở rộng đối tƣợng dự tuyển những ngƣời là công dân Việt Nam không nằm trong biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nƣớc cần đổi mới cách thức tổ chức tuyển chọn hiện nay.

Bổ sung một khâu kiểm tra, đánh giá ngƣời dự tuyển trƣớc khi trình bày Chƣơng trình hành động đó là: Ngƣời dự tuyển phải làm một bài thi viết nhằm đánh giá về trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, bài thi viết chỉ đƣợc coi nhƣ một điều kiện, nếu đạt từ 50 điểm trở lên theo thang điểm 100 thì đƣợc tiếp tục tham gia trình bày Chƣơng trình hành động của mình khi đƣợc bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.

3.3.2. Đ i mớinội dung thi tuyển

Đối với phần thi viết: Ứng viên dự tuyển thi viết bài với thời gian là 180 phút; nội dung thi bao gồm: kiến thức chung về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển;hiểubiết vềnghiệp vụquản lý của chuyên ngành, lĩnhvựcdự tuyển;về chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của vị trí dự tuyển. Về việc chọn đề thi, Chủ tịchHội đồng tuyển chọnquyết định chọn đề thi viết trong ngân hàng đề

thi do Ban ra đề thi chuẩn bị,bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật trong suốt quá trình xây dựng ngân hàng đề thi đến khi chọnđề thi viết.

Hiện nay, một số bộ, ngành, địa phƣơng đã và đang thực hiện tuyển chọn lãnh đạo, quản lý thông qua phƣơng thức thi tuyển làm bài thi viết, trắc nghiệm . Hình thức tuyển chọn này cũng có nhiều ƣu điểm. Tuy nhiên, nếu thi tuyển để bổ nhiệm thì ý kiến kết luận của Hội đồng thi và ngƣời có thẩm quyền bổ nhiệm vẫn c òn thiếu một căn cứ rất quan trọng để tham khảo trƣớc khi bổ nhiệm, đó là kết quả phiếu tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị nơi mà ngƣời đó sẽ điều hành.

Việc thi công chức nói chung là để tuyển ngƣời có trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bố trí vào các vị trí thực thi, thừa hành trong nền công vụ. Qua thực hiện các phần thi có thể đánh giá đƣợc năng lực, trình độ của ngƣời dự thi để tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc. Còn việc bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý không đơn thuần là đánh giá về trình độ, năng lực, kỹ năng mà còn đánh giá về phẩm chất, uy tín, khả năng tập hợp, quy tụ mọi ngƣời trong cơ quan, đơn vị thống nhất hoàn thành nhiệm vụ. Một ngƣời có trình độ chuyên môn giỏi nhƣng không đƣợc mọi ngƣời trong cơ quan, đơn vị ủng hộ thì không thể hoàn thành tốt đƣợc công việc. Do đó, ngoài việc thi viết để kiểm tra trình độ, năng lực chuyên môn, hiểu biết về lĩnh vực sắp đảm nhận thì việc trình bày Chƣơng trình hành động của ứng viên để tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn chất vấn, đánh giá, nhận xét bằng việc bỏ phiếu là hết sức cần thiết.

Đối với phần thi trình bày Chƣơng trình hành động của ứng viên trƣớc Hội nghị tuyển chọn góp phần đảm bảo cho việc lấy phiếu đánh giá đƣợc khách quan, công tâm và có chất lƣợng vì khi đó, cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức có thêm cơ hội và điều kiện hiểu rõ hơn về trình độ, năng lực, phẩm chất và kỳ vọng về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời dự tuyển nếu đƣợc bổ nhiệm.

Ngƣời dự tuyển sau khi đạt bài thi viết từ 50 điểm trở lên sẽ phải trình bày Chƣơng trình hành động của mình phù hợp với chức danh dự tuyển.

- Nội dung Chƣơng trình hành động gồm: đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị có nhu cầu tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân; dự báo xu hƣớng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn nếu đƣợc bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn; đánh giá kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo; trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những ngƣời tham dự.

- Thành phần những ngƣời tham dự phần trình bày Chƣơng trình hành

động của ngƣời dự tuyển, gồm: + Toàn bộ Hội đồng thi tuyển.

+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan có nhu cầu tuyển chọn và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn đƣợc quyền đăng ký tham dự và chất vấn ngƣời dự tuyển.

+ Khách mời chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực có nhu cầu tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý...

Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành và quyết định việc ngƣời dự tuyển phải trả lời câu hỏi chất vấn của những ngƣời tham dự, bảo đảm đúng vị trí tuyển chọn và thời gian trả lời chất vấn của ngƣời dự tuyển.

- Thời gian trình bày Chƣơng trình hành động tối đa 45 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Chƣơng trình hành động từ 60 phút đến 90 phút; thời gian trả lời mỗi câu hỏi chất vấn không quá 5 phút.

Chƣơng trình hành động của ứng viên sẽ đƣợc tập thể cán bộ công chức, viên chức trong Hội nghị tuyển chọn đánh giá bằng phiếu kín và đƣợc Hội đồng tuyển chọn cho điểm theo thang điểm 100; cơ cấu điểm gồm 03

phần: 1 Xây dựng Chƣơng trình hành động: 20 điểm; 2 Bảo vệ Chƣơng trình hành động: 40 điểm; 3 Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.

Theo quy định hiện nay của tỉnh, Chƣơng trình hành động và phát triển đơn vị của ứng viên phải đƣợc từ 50% số phiếu đánh giá đạt yêu cầu của tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn thì mới tiếp tục đƣợc Hội đồng tuyển chọn xem xét bỏ phiếu. Tuy nhiên, cách làm này khiến việc cục bộ trong đánh giá tồn tại ở một số đơn vị, nhất là trong việc đánh giá ứng viên từ nơi khác đến ủng hộ nguồn tại chỗ còn những ngƣời nơi khác đến thì không bỏ phiếu . Dẫn đến thiếu công bằng, khách quan trong lựa chọn ứng viên. Đồng thời không thể hiện rõ vai trò tham mƣu của Hội đồng tuyển chọn và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

Đối với việc lấy phiếu đánh giá của tập thể cán bộ công chức, viên chức tại đơn vị có nhu cầu tuyển chọn là cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, đây chỉ nên là một kênh tham khảo để ngƣời có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định bổ nhiệm ứng viên. Trƣờng hợp ứng viên đƣợc Hội đồng đánh giá tốt đứng đầu nhƣng phiếu đánh giá của tập thể cán bộ, công chức, viên chức đơn vị tuyển chọn dƣới 50%, ngƣời có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

Đối với các ứng viên có điểm Hội đồng đánh giá bằng nhau thì ƣu tiên

ứng viên có phiếu đánh giá của tập thể cán bộ công chức, viên chức đơn vị

tuyển chọn cao hơn.

3.3. Đảm bảo các nguyên tắc trong tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 1, các nguyên tắc của tuyển chọn cạnh tranh bao gồm 05 nguyên tắc cơ bản: cạnh tranh; công khai, minh bạch; công bằng; bình đẳng; xứng đáng. Việc đảm bảo các nguyên tắc này trong quá trình tuyển chọn là hết sức cần thiết.

Trong quá trình thực hiện tuyển chọn, cần làm tốt việc công khai Kế hoạch tuyển chọn trong đó nêu rõ số lƣợng, vị trí, chức danh tuyển chọn; điều kiện tiêu chuẩn tuyển chọn… trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng báo, đài, website… để cán bộ công chức, viên chức, ngƣời dân đƣợc tiếp cận. Đặc biệt, sau khi thẩm định hồ sơ của ứng viên, danh sách ứng viên có đủ điều kiện tham gia dự tuyển phải đƣợc công khai trên cổng thông tin điện tử, trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và cơ quan có nhu cầu tuyển chọn từ 10-15 ngày để mọi ngƣời biết, kiểm tra, giám sát đối với những ngƣời đủ điều kiện dự tuyển.

Để đánh giá đúng Chƣơng trình hành động của ứng viên dự tuyển, tập thể công chức, viên chức của đơn vị có chức danh tuyển chọn và Hội đồng tuyển chọn chức danh đó phải thật sự là những ngƣời công tâm, công bằng, khách quan trong đánh giá. Không phân biệt đối tƣợng dự tuyển là aicó quan hệ gì… Không để tâm lý ƣu ái, ủng hộ ngƣời cùng cơ quan, đơn vị trong đánh giá ứng viên. Càng không vì lợi ích cá nhân mà làm sai lệch kết quả tuyển chọn. Có nhƣ vậy mới chọn đƣợc chính xác ngƣời có năng lực, có chuyên môn xứng đáng với vị trí lãnh đạo, quản lý.

Hiện nay, trong quá trình tuyển chọn do quy định của tỉnh Bắc Giang cho phép đƣợc thực hiện bảo lƣu kết quả đối với ứng viên có số phiếu đánh giá của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và Hội đồng tuyển chọn xếp thứ 2 nên một số cơ quan, đơn vị vận dụng, bảo lƣu kết quả cho một số đối tƣợng để bổ nhiệm khi có vị trí trống mà không tổ chức tuyển chọn tiếp trong đó cũng có những đối tƣợng chƣa thực sự xuất sắc, chƣa xứng đáng để bổ nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý . Vì vậy, cần xem xét, bỏ quy định về bảo lƣu kết quả tuyển chọn.

Ngoài ra, để việc tuyển chọn đạt đƣợc hiệu quả cao mỗi chức danh cần có nhiều ngƣời tham gia đăng ký dự tuyển cạnh tranh, sàng lọc tìm ra ngƣời tốt nhất để tiến hành các thủ tục bổnhiệm, do vậy cần có những quy định ràng

buộc cũng nhƣ chính sách động viên, khuyến khích thu hút nhiều đối tƣợng tham gia. Đối với tuyển chọn chức danh cấp trƣởng thì cấp phó trong đơn vị đó còn trong độ tuổi bổ nhiệm phải đăng ký dự tuyển. Đối với các trƣờng hợp trong diện quy hoạch kế cận, dự nguồn của cơ quan đơn vị có chức danh cần tuyển thì việc đăng ký dự tuyển còn là cơ hội để xác định hƣớng phấn đấu của cá nhân. Tại các đơn vị khác, thông qua cấp ủy vận động cán bộ, công chức,

viên chức đăng ký dự tuyển nếu chức danh tuyển chọn là phù hợp. Với bản

thân công chức, viên chức đăng ký dự tuyển thì đề án nghiên cứu để dự tuyển cũng đƣợc xem nhƣ là sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến, đổi mới của mỗi công chức, viên chức nhằm đánh giá, bình xét động viên, thi đua khen thƣởng. Nhƣ vậy, tuyển chọn cũng đƣợc xem là một đợt sát hạch và trình bày những khả năng của mình, qua đó sẽ có nhiều cơ hội để lãnh đạo đánh giá đúng năng lực và tiềm năng phát triển của ứng viên [22, tr85].

3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tuyển chọn cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập

Tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý là một phƣơng

thức còn khá mới ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nƣớc nói chung. Hiện tại, tỉnh mới chỉ tổ chức tuyển chọn và rút kinh nghiệm trƣớc hết ở các đơn vị sự nghiệp công lập. Do đó nhận thức của xã hội kể cả trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về phƣơng thức này còn chƣa thật đúng đắn và toàn diện. Bởi vậy, số lƣợng đối tƣợng tham gia dự tuyển ít có số dƣ; cách đánh giá của tập thể cán bộ công chức, viên chức đối với Chƣơng trình hành động của ứng viên chƣa thật sự chính xác… Điều này đòi hỏi những ngƣời tổ chức thực hiện phải quan tâm hơn nữa đến phƣơng diện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hình thức này tới ngƣời dân và toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong tỉnh. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào các đối tƣợng sau:

3.4.1. Tuyên truyền đến mọi người dân

Đối tƣợng quan tâm hàng đầu trong việc tuyên truyền tuyển chọn cán

bộ lãnh đạo, quản lý là ngƣời dân, là cộng đồng xã hội. Bởi lẽ tôn chỉ mà Đảng và Nhà nƣớc ta thực hiện là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; việc ngƣời dân hiểu và ủng hộ phƣơng thức tuyển chọn là rất quan trọng

trong việc hình thành quy định và tổ chức triển khai thực hiện. Thông qua

công tác tuyên truyền các cơ quan nhà nƣớc có thể nhận đƣợc các phản hồi từ xã hội. Điều đó góp phần hoàn thiện hơn phƣơng thức tuyển chọn theo hƣớng ngày càng phù hợp với nguyện vọng chung của xã hội và tình hình

thực tế của địa phƣơng. Để công tác tuyên truyền này có hiệu quả cần thực

hiện nhiều hình thức nhƣ: nói chuyện theo chuyên đề trên đài phát thanh, truyền hình, các diễn đàn trao đổi, thảo luận… Đây là những cách thức giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận nhất với các quy định của nhà nƣớc nói chung và quy định về tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh nói riêng.

3.4.2. Tuyên truyền đến đội ngũ công chức, viên chức trong tỉnh

Cán bộ, công chức, viên chức là đối tƣợng chính cần phải quán triệt mục tiêu và tinh thần của việc tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt là công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị tuyển chọn. Họ không chỉ là ngƣời trực tiếp đánh giá Chƣơng trình hành động của ứng viên trong Hội nghị tuyển chọn mà còn là ngƣời chịu ảnh hƣởng của Chƣơng trình hành động ấy khi đi vào thực tế; đồng thời đây còn là đối tƣợng tham gia chủ yếu và tiềm năng nhất của việc tuyển chọn tại cơ quan, đơn vị. Do vậy, họ cần phải hiểu rõ nhất, công tâm, khách quan nhất và phải thực sự chấp nhận và ủng hộ việc tuyển chọn của tỉnh nhƣ vậy quy định về tuyển chọn mới có thể khả thi và triển khai thực hiện đƣợc thuận lợi.

3.4.3. Tuyên truyền cho cán ộ, công chức trực tiếp làm công tác t chức, thực hiện tuyển chọn và công chức, viên chức là đối tượng dự tuyển

Đây là những ngƣời trực tiếp quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc thu hút nhân tài và đảm bảo công tác tuyển chọn diễn ra đƣợc thuận lợi. Do đó, thái độ và cách nhìn nhận của cán bộ, công chức thực hiện tuyển chọn ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác triển khai. Về khía cạnh chuyên môn cần tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho họ [22, tr.90]

Tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức là đối tƣợng dự tuyển. Đối với các đối tƣợng này cần khích lệ, động viên cũng nhƣ gạt bỏ tâm lý tiêu cực, thay đổi nhận thức đã ăn sâu vào tƣ tƣởng của họ nhƣ thi lấy lệ, vấn nạn chạy chức, chạy quyền đƣợc xem là đƣơng nhiên… Đặc biệt, đối với công chức, viên chức trẻ tâm lý e dè, sợ bị đánh giá… cần đƣợc loại bỏ. Vì vậy, quán triệt lý tƣởng cho cán bộ, công chức dự tuyển phải đến từ sự cam kết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN CHỌN CẠNH TRANH VÀO CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG (Trang 88 -88 )

×