Tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 43)

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành, nêu rõ mục đích, yêu cầu, phạm vi đối tƣợng, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi của từng chức danh, cách thức tiến hành, trình tự thủ tục thi tuyển, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Trên cơ sở đó, tỉnh đã tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh Trƣởng ban Quản lý vịnh Hạ Long và

bộ, công chức trong diện tuyển chọn chức danh cần thi tuyển; cán bộ, công chức đƣơng nhiệm và cán bộ trong diện tuyển chọn cấc chức danh phó bí thƣ, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phó giám đốc sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tƣơng đƣơng các cơ quan, đơn vị thuộc trung ƣơng và ngoài tỉnh ; lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp; cán bộ cấp phòng thuộc sở và tƣơng đƣơng. Điều kiện dự thi là công chức có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên; 02 năm liền kề thời điểm thi đƣợc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; đảm bảo độ tuổi bổ nhiệm lần đầu và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có hồ sơ đầy đủ, rõ ràng theo yêu cầu. Thành phần Hội đồng chấm thi có Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy. Kỳ thi tuyển lãnh đạo, quản lý đã diễn ra công khai, minh bạch, theo nguyên tắc cạnh tranh và có 02 ứng viên đã trúng tuyển là những thí sinh đạt đƣợc điểm cao nhất. Kết quả của kỳ thi đã bƣớc đầu tạo

chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức,

thu hút cán bộ trẻ có năng lực, trình độ và triển vọng để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh trong sạch, vững mạnh.

1.4.3. Bộ Tư pháp

Việc thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tƣ pháp cũng đã đƣợc triển khai và phê duyệt đề án thí điểm. Quy định đối tƣợng dự tuyển bao gồm: công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ Tƣ pháp và các cơ quan hành chính nhà nƣớc, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và ngƣời lao động tại các doanh nghiệp và không nhất thiết phải trong quy hoạch. Điều kiện dự tuyển: ứng viên đăng ký dự tuyển phải đạt tiêu chuẩn ngạch và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo theo quy định: trình độ chuyên môn ứng viên phải tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển; đối với ngƣời dự thi là công chức, viên chức phải có chứng chỉ quản lý nhà nƣớc theo quy định; đối với ứng viên là ngƣời lao động tại các

doanh nghiệp thì có thể xem xét, cho phép nợ tiêu chuẩn quản lý nhà nƣớc. Ngoài ra, các ứng viên còn phải bảo đảm điều kiện về thâm niên công tác và một số điều kiện khác. Các ứng viên sẽ tham gia thi viết môn kiến thức chung về nhà nƣớc và pháp luật; xây dựng, bảo vệ Đề án về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, đơn vị và lĩnh vực quản lý nhà nƣớc dự kiến đƣợc giao phụ trách; trả lời phỏng vấn về xử lý tình huống quản lý, lãnh đạo, điều hành tại công sở.

1.4.4. Bộ Giao thông Vận tải

Đối tƣợng đăng ký dự thi tuyển gồm lãnh đạo cấp vụ, cấp sở và tƣơng đƣơng thuộc các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và các Sở Giao thông vận tải tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Ngƣời dự thi bảo vệ đề án về chƣơng trình hành động của mình theo hình thức thuyết

trình. Các thành viên Ban Giám khảo đặt câu hỏi và ngƣời dự thi trả lời. Đối

với mỗi một ngƣời dự thi, mỗi thành viên Ban Giám khảo phải đặt ra ít nhất 01 câu hỏi. Thời lƣợng để ngƣời dự thi thuyết trình Đề án về chƣơng trình hành động không quá 60 phút. Các thành viên Ban Giám khảo đặt câu hỏi và ngƣời dự thi trả lời không quá 180 phút/ngƣời dự thi. Đối với mỗi một ngƣời dự thi, thời gian nêu câu hỏi của mỗi thành viên Ban Giám khảo không quá 02 (hai) phút.

Ngoài các điều kiện chung nhƣ: Là công dân nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng; chấp hành tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; đƣợc cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá đạt loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

trong thời hạn 03 ba năm liền kề trƣớc năm tổ chức thi tuyển; Có 5 năm

công tác trở lên trong ngành, lĩnh vực liên quan đến công việc của chức danh thi tuyển; trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến công việc của chức danh thi tuyển; Bảo đảm tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ;

Có sức khỏe tốt; Không thuộc các đối tƣợng: Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; đang trong thời gian thi hành kỷ luật; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án. Đối với các điều kiện cụ thể, ứng viên phải tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ; là chuyên viên chính hoặc tƣơng đƣơng trở lên; có trình độ C hoặc tƣơng đƣơng trở lên một trong các ngoại ngữ Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung; sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng.

Trƣờng hợp đặc biệt, nếu ngƣời đăng ký dự thi chƣa đủ tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, ngạch công chức theo quy định, Ban Cán sự đảng Bộ xem xét từng trƣờng hợp cụ thể để quyết định việc cho phép dự thi; nếu đƣợc dự thi và trúng tuyển, đƣợc bổ nhiệm thì phải hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu trong nhiệm kỳ đƣợc bổ nhiệm theo quy định.

1.4.5. Nhận xét chung

Nhìn chung, việc thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý

diễn ra ở một số bộ, ngành và địa phƣơng có một số điểm đáng lƣu ý là:

Đối tƣợng tham dự tuyển chọn đƣợc mở rộng, có cơ quan không quy định ngƣời đăng ký phải nằm trong diện quy hoạch, mở rộng ra cả khu vực sự nghiệp công lập và doanh nghiệp;

Các phần thi gồm: thi viết về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ đề án nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.

Việc tổ chức thí điểm thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý ở một số bộ, ngành và địa phƣơng bƣớc đầu đã đƣợc những kết quả nhất định, bảo đảm đƣợc nguyên tắc khách quan, công bằng với mục đích phát hiện, thu hút những ngƣời có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt theo nguyên tắc cạnh tranh

công khai, bình đẳng để đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp,

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện còn một số vấn để còn nhiều ý kiến khác nhau và cần phải xem xét nhƣ sau:

Một là, việc thực hiện tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý là giải pháp mới thay thế toàn bộ quy trình về công tác bổ nhiệm cán bộ hay là đổi mới một khâu trong quy trình bổ nhiệm.

Hai là, đối tƣợng ứng cử hoặc đăng ký dự tuyển quy định ra sao để không làm mờ nhạt vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác định hƣớng, tạo

nguồn về công tác cán bộ Quy định đối tƣợng đăng ký dự tuyển trong quy

hoạch hay không trong quy hoạch .

Ba là, về cách thức thi tuyển. Hiện nay thi tuyển lãnh đạo, quản lý đƣợc thực hiện thông qua tổ chức thi 2 môn: thi viết về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; viết và bảo vệ để án nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới. Việc tổ chức 2 môn thi này

tƣơng tự nhƣ các môn thi của kỳ thi tuyển công chức hoặc thi nâng ngạch

công chức, trong khi yêu cầu đánh giá phẩm chất, trình độ, năng lực trong lãnh đạo, quản lý và trong chuyên môn nghiệp vụ là hoàn toàn khác nhau. Các môn thi có thể phù hợp khi đánh giá công chức thực thi thừa hành về chuyên môn nghiệp vụ để bố trí vào các vị trí yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cao hơn trong nền công vụ; nhƣng không phải là giải pháp phù hợp để xem xét, đánh giá và lựa chọn bổ nhiệm, bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Vì vậy, nên hay không nên tổ chức việc thi thông qua thực hiện các môn thi để lựa chọn lãnh đạo, quản lý nhƣ một số bộ, ngành và địa phƣơng đã làm hay thực hiện thi thông qua việc xây dựng, trình bày và bảo vệ chƣơng trình hành động của ngƣời đƣợc đề cử, đăng ký dự tuyển để đánh giá là một vấn đề cần xem xét.

Bốn là, về đánh giá ngƣời đăng ký dự tuyển. Theo quy định hiện hành về công tác bổ nhiệm, việc xem xét và đánh giá ngƣời đƣợc giới thiệu, đề cử hoặc đăng ký dự tuyển phải qua nhiểu cấp, nhiều khâu nhƣ cấp ủy đảng, chính

quyền, tập thể đồng nghiệp, các cơ quan có liên quan... Đó là các bƣớc xem xét, đánh giá về hồ sơ, về phẩm chất, trình độ, năng lực của nhân sự, về mức độ tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị, về các thông tin trong dƣ luận, về các vấn đề còn chƣa rõ ràng ...

Trong thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý, những bộ, ngành, địa phƣơng làm thí điểm đã bỏ qua khâu đánh giá, không lấy phiếu tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị. Việc đánh giá ở khâu này đƣợc thay thế bằng Hội đồng thi tuyển, có nơi là các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy ví dụ tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Bình , có nơi gồm các đồng chí đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ ví dụ nhƣ Bộ Giao thông vận tải , về vấn đề này, qua nghiên cứu thấy rằng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, ngƣời đƣợc bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, ngoài việc phải qua ý kiến của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan, còn phải đƣợc xem xét tham khảo thông qua mức độ tín nhiệm lấy phiếu tín nhiệm của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Vì vậy, việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị cần phải đƣợc đổi mới về cách lấy phiếu, nhất là kết cấu và nội dung tín nhiệm cần đƣợc mọi ngƣời cho ý kiến để cấp có thẩm quyền xem xét, lựa chọn trƣớc khi quyết định bổ nhiệm.

Năm là, về tiêu chuẩn, điều kiện đƣợc giới thiệu để cử hoặc đăng ký dự tuyển. Trong quá trình đổi mới phƣơng thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý, dù mở rộng đối tƣợng, phạm vi đăng ký dự tuyển thì tiêu chuẩn, điều kiện để đăng ký dự tuyển hoặc đƣợc giới thiệu để cử cũng phải bảo đảm tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn đặc thù đang đƣợc quy định.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1 của luận văn đã làm rõ các khái niệm liên quan đến tuyển chọn, tuyển chọn cạnh tranh; khái niệm về lãnh đạo, quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập… Đƣa ra các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và các quy định của Nhà nƣớc liên quan đến việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và lấy ví dụ về thực tiễn tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tại một số bộ, ngành, địa phƣơng trong thời gian qua.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai cho thấy tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý là một phƣơng thức quan trọng xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm nâng cao chất lƣợng công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, góp phần hƣớng đến nền hành chính hiện đại để phục vụ ngƣời dân ngày càng tốt hơn. Việc thực hiện tuyển chọn bƣớc đầu đã triển khai tại một số bộ, ngành, địa phƣơng trên cả nƣớc. Tuy nhiên do chƣa có quy định cụ thể nên các bộ, ngành, địa phƣơng tổ chức, triển khai thực hiện khác nhau. Đây là một trong số những hạn chế khiến cho tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khó triển khai đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nƣớc.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TUYỂN CHỌN CẠNH TRANHVÀO CÁC CHỨC

DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

2.1. Công tác quy hoạch và quy trình bổ nhiệm lãnh đạo, quản lýhiện naycủa tỉnh Bắc Giang hiện naycủa tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Đối với việcquy hoạch, tạo nguồn

a Tập thể cấp ủy, ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành rà soát đánh giá đội ngũ công chức, viên chức hiện có và xác định nhu cầu quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý mỗi vị trí lãnh đạo, quản lý quy hoạch từ 1- 3 ngƣời .

b Lấy phiếu giới thiệu theo từng chức danh. c Lấy ý kiến của các cấp ủy đảng.

d) Thủ trƣởng cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Ban Thƣờng

vụ tỉnh ủy phê duyệt quy hoạch.

2.1.2. Về quy trình trình tự, thủ tục nhiệm

Bƣớc 1- Xin chủ trƣơng: Trình cấp có thẩm quyền bằng văn bản về

chủ trƣơng, số lƣợng và dự kiến phân công đối với chức danh bổ nhiệm trên cơ sở nguồn quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.

Bƣớc 2- Giới thiệu, đề cử: Tập thể lãnh đạo và cấp ủy thảo luận, nhận xét, đánh giá, lựa chọn các nhân sự cụ thể đủ điều kiện, tiêu chuẩn trong nguồn quy hoạch để chính thức giới thiệu, đƣa ra lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt .

Trƣờng hợp cán bộ, công chức trong nguồn quy hoạch tại chỗ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện thì thực hiện việc giới thiệu nguồn

từ nơi khác. Tổ chức hoặc cá nhân ngƣời giới thiệu phải báo cáo rõ và chịu trách nhiệm về lý lịch, nhận xét, đánh giá về ngƣời đƣợc giới thiệu.

Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giới thiệu nhân sự bổ nhiệm để tập thể lãnh đạo và cấp ủy xem xét, quyết định.

Tập thể lãnh đạo và cấp ủy quyết định lựa chọn giới thiệu nhân sự đề nghị bổ nhiệm để lấy ý kiến cán bộ, công chức chủ chốt có thể bổ sung thêm trong hội nghị cán bộ chủ chốt nếu ngƣời đƣợc giới thiệu đủ điều kiện, tiêu chuẩn . Việc giới thiệu phải bảo đảm có số dƣ để mọi nguời lựa chọn.

Bƣớc 3- Lấy phiếu tín nhiệm: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công

chức, viên chức hoặc cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt.

- Thành phần tham gia lấy ý kiến: theo quy định chung tại Quyết định

số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị và Quyết định số

27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy

chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.

- Trình tự lấy ý kiến:

+ Trao đổi, thảo luận về yêu cầu bổ nhiệm và tiêu chuẩn cán bộ;

+ Thông báo danh sách cán bộ, công chức đƣợc giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ƣu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác;

Hiện nay một số cơ quan đã thí điểm thực hiện việc các ứng viên phải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển chọn cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)