- DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
3.1. Quan điểm, đƣờng lối của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nƣớc về viên chức và tuyển dụng viên chức
Nhà nƣớc về viên chức và tuyển dụng viên chức
Xuyên suốt trong tất cả các hoạt động của nhà nước, đăc biệt là quan điểm, đường lối của Đảng đều lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam. Trong đó, Bác đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, làm sao để có một đội ngũ công bộc của dân vừa giỏi về chuyên môn nhưng phải thật trong sáng về phẩm chất đạo đức. Theo tư tưởng Hồ Chí minh, một số tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức được đưa ra như sau:
1. Phải trung thành với Tổ quốc với cách mạng, chế độ XHCN. 2. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.
3. Phải có mối liên hệ mật thiết với mọi người xung quanh.
4. Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn. Thất bại không hoang mang, tự ti. Thắng lợi không kiêu ngạo, tự mãn.
Khi nước ta vừa giành dược độc lập, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã kêu gọi chọn nhân tài kiến quốc: "Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”.
77
Ngay sau cuộc tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục quan tâm đến việc lựa chọn người tài giỏi ra giúp dân, giúp nước và lưu ý đến việc chọn lựa cán bộ công chức có đủ tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ quan, bộ máy hành chính Nhà nước. Các kỳ thi tuyển công chức vào mọi ngạch, bậc của nền hành chính quốc gia đã được thực thi theo quy định chung.
Từ đó ta có thể thấy vấn đề công chức, viên chức và việc tuyển dụng người tài, xứng đáng vào làm công bộc cho nhân dân đã được Bác vô cùng quan tâm, nhấn mạnh và kỳ vọng. Những mốc son đáng chú ý ghi lại dấu ấn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của độ ngũ Cán bộ, công chức Việt Nam kể từ năm 1945 đến năm 1998 được thể hiện qua việc ban hành các văn bản sau:
Sắc lệnh số 75/SL ngày 10/11/1945 về trưng tập công chức;
Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức Việt Nam;
Sắc lệnh số 02/SL ngày 9/3/1998 của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
Kể từ đây, Nhà nước đã từng bước xây dựng đội ngũ theo những quy định của Pháp lệnh, từ khâu tuyển dụng dưới hình thức thi tuyển đầu vào đến các khâu thực hiện chế độ, chính sách, đánh giá, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật… đều theo những quy định thống nhất. Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2008), kể từ ngày ban hành Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2003 cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo thành hệ thống thể chế và cơ sở pháp lý quan trọng để đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức.
78
Trong quá trình tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước và hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, trong nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua hai Bộ Luật quan trọng về quản lý công chức, viên chức, đó là Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010. Đây là bước tiến mới, mang tính cách mạng về cải cách chế độ công vụ, công chức, thế chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ.
Tuy việc phân biệt hai đối tượng công chức và viên chức đã thực sự được quan tâm và nhắc đến trong pháp lệnh sửa đổi năm 2003 Pháp lệnh cán bộ, công chức nhưng phải đến năm 2010 thì Luật “Viên chức” thực sự ra đời mới phân định rõ ràng bộ phận viên chức tách riêng với lực lượng Cán bộ, Công chức trong các cơ quan công quyền. Việc tách biệt rõ ràng đó đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng của đội ngũ Viên chức trong bộ máy nhà nước. Và đến năm 2012 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 29/2012NĐ- CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý Viên chức. Với việc quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước như vậy, chúng ta có thể thấy việc xây dựng và tuyển dụng được một đội ngũ Viên chức xứng đáng, giỏi về chuyên môn, phẩm chất đạo đức trong sáng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ là tiền đề cho sự phát triển và đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
79