Một số kinh nghiệm tuyển dụng công chức ở Pháp và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng viên chức tại ban quản lý làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (Trang 36 - 41)

Ở Việt Nam tuy tuyển dụng viên chức có nhiều điểm khác so với tuyển dụng công chức nhưng đều là tuyển dụng người vào làm việc cho khu vực nhà nước, cùng bị chi phối bởi những hệ thống VBQPPL điều chỉnh chung rườm rà, phức tạp, nhiều tầng bậc và gò bó. Việc tuyển dụng giữa 2 đối tượng này dù được tách biệt trong những đạo luật mới nhưng về cơ bản vẫn có những điểu tương đồng và chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau do qua trình suốt một thời gian dài cùng chung một hệ thống điều chỉnh pháp luật.

Đối với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước có nền tảng giai cấp chính trị lâu đời, việc tuyển dụng người vào làm trong khu vực công cũng có những đặc thù, được nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển chung của đất nước. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về việc tuyển dụng công chức. Qua nghiên cứu việc tổ chức tuyển dụng của một số nước trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm cụ thể trong tuyển dụng công chức như sau:

a) Bộ phận tổ chức tuyển dụng

Vấn đề nhân lực và tuyển dụng nguồn nhân lực đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều được quan tâm và là ưu tiên hàng đầu trong công tác cán bộ đặc biệt là đối với các tổ chức công. Với tầm quan trọng đó, các quốc gia đều thành lập cho minh các đơn vị tuyển dụng riêng biệt từ trung ương đến địa phương với mỗi ban, ngành đều có các đơn vị đứng ra trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng. Công chức ở trung ương thì do các cơ quan trung ương có thẩm quyền tuyển dụng theo nhóm công chức được phân chia cụ thể. Như ở Nhật Bản, công chức được phân thành 2 loại: công chức quốc gia và công

30

chức địa phương. Kỳ thi tuyển dụng công chức quốc gia là do Cơ quan Nhân sự quốc gia tổ chức thi tuyển, còn công chức địa phương (tuyển chọn tại địa phương) do các địa phương tự tổ chức thi tuyển.

Ở Pháp, việc thi tuyển được tổ chức ở các bộ và địa phương.

Trên nền những nguyên tắc tuyển dụng lao động chung thì nguyên tắc nổi bật trong tuyển dụng công chức của cả hai quốc gia là: Nguyên tắc bình đẳng, công khai và xứng đáng.

b) Điều kiện dự tuyển

Nhìn chung cả hai quốc gia cũng đều đưa ra các điều kiện chung và điều kiện riêng. Tuy nhiên với mỗi nước khác nhau sẽ nghiên cứu và đưa ra những điều kiện riêng phù hợp với các đối tượng tuyển dụng khác nhau.

Ở Pháp, Yêu cầu về bằng cấp hoặc trình độ học vấn rất đa dạng tùy theo vị trí việc làm hay mục tiêu nghề nghiệp nói chung. Thông thường như sau:

- Tuyển dụng Ngạch A yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học.

- Tuyển dụng Ngạch B yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Tuyển dụng Ngạch C yêu cầu tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung cấp. [17]

Ở Nhật kỳ thi tuyển công chức quốc gia sẽ tổ chức để tuyển chọn công chức theo 2 vị trí: vị trí tổng hợp và vị trí phổ thông. Công chức ở vị trí tổng hợp sẽ tham gia vào những công việc chuyên môn đòi hỏi trình độ tri thức cao, kỹ thuật hoặc phải có kinh nghiệm. Công chức ở vị trí phổ thông là công chức làm công việc chủ yếu là xử lý văn phòng hoặc những công việc ít có sự

31

thay đổi. Thí sinh dự thi công chức ở vị trí tổng hợp là những thí sinh đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học còn với thí sinh dự thi vào vị trí phổ thông có thể đã tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp phổ thông hoặc là người đã có kinh nghiệm

Tuy có sự khác nhau về các điều kiện chung và riêng nhưng nhìn chung các nước tiên tiến đều quan tâm đến việc phân chia cấp độ để đưa ra các điều kiện tuyển dụng phù hợp.

c) Hình thứcvà nội dung tuyển dụng

Có nhiều hình thức thi khác nhau nhưng đối với hai quốc gia này việc lựa chọn hình thức thi lại có những khác nhau cơ bản:

Ở Pháp việc tuyển dụng công chức được thực hiện với 4 hình thức cụ thể là tuyển dụng cạnh tranh, tuyển dụng nội bộ, tuyển dụng theo chế độ hợp đồng, tuyển dụng không qua thi tuyển - tồn tại xuyên suốt hệ thống hành chính nhà nước; từ việc tuyển chọn nhân sự vào một ngành, nghề thuộc một ngạch bậc cho đến việc chuyển ngạch hay bổ sung các vị trí còn trống… [18]

Ở Nhật Bản thì lại duy trì duy nhất một hình thức tuyển dụng công chức đó là thi tuyển.

Đối với hình thức thi tuyển, tương ứng với cách phân chia đối tượng công chức, các quốc gia sẽ tổ chức các kì thi hay những môn thi khác nhau.

Ở Pháp, hàng năm có khoảng 1 triệu người thi vào công chức,. Thi tuyển được tiến hành qua hai giai đoạn: thi viết và thi vấn đáp. Người thi vấn đáp phải trả lời trước Hội đồng có ít nhất ba người và Hội đồng có quyền quyết định tuyển người đạt kết quả tốt. Tương ứng với ba đối tượng thi khác nhau có ba hình thức thi tuyển:

32

- Thi nội bộ trong công vụ cho những công chức muốn được nâng ngạch, như nâng từ B lên A.

- Cuộc thi cho những người làm việc có kinh nghiệm ở khu vực tư nhân, dân biểu.

Ở Nhật, Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển công chức quốc gia phải làm một bài thi trắc nghiệm, một bài thi luận và một cuộc phỏng vấn. Nếu thí sinh nào qua được 3 bài thi này thì Cơ quan Nhân sự quốc gia sẽ gửi danh sách đến các bộ, ngành cần tuyển dụng để các thí sinh tham gia phỏng vấn của các Bộ.

Nội dung thi tuyển phải hợp lý, chú trọng đến kiến thức chuyên ngành và năng lực công tác của thí sinh sau khi trúng tuyển. Kiến thức yêu cầu ứng viên nắm được bao gồm: Kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn.

Kiến thức cơ bản thường là các nội dung liên quan đến Pháp luật, Chính sách, Hiến pháp, Luật Hành chính, Lao động…

Kiến thức chuyên ngành có liên quan đến công việc của vị trí mà thí sinh đăng ký thi tuyển. Ở Pháp, với các môn thi chuyên ngành thường để thí sinh tự trình bầy quan điểm, nhận định của mình về các vấn đề được hỏi hơn là kiểm tra trí nhớ. Các môn thi chủ yếu nhằm đánh giá trình độ năng lực, kiến thức năng khiếu chuyên môn và khả năng ứng xử của thí sinh. Ở Nhật, Đề thi trắc nghiệm là để tìm ra những người có năng lực, trí tuệ và khả năng thích ứng công việc ở hiện tại cũng như trong tương lai vì thế nên đề thi chỉ liên quan đến các kiến thức thông thường, đó là những kiến thức đã được học ở trong trường phổ thông, trường đại học Để đo lường năng lực của con người không chỉ đo lường trí tuệ, đo lường kiến thức mà còn phải đánh giá các khả năng khác như: khả năng lên kế hoạch, khả năng thuyết minh, khả năng tư duy, khả năng lý giải, tích tích cực, tính xã hội, khả năng thích ứng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

năng lực viết luận. Vòng thi phỏng vấn lại được xem là vòng thi không thể thiếu trong kỳ tuyển dụng viên chức, ở vòng này giám thị thường đưa ra các câu hỏi hỏi về những công việc trong quá khứ. Với những câu hỏi như thế này, giám thị sẽ hiểu được tính cách của thí sinh, hiểu được cách giải quyết công việc của thí sinh và nhận biết được tính thích ứng của thí sinh.

d) Công tác tổ chức thi tuyển

Đây là công việc được các nước chuẩn bị khá chu đáo vào cẩn thận dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch.

Ở Pháp việc tuyển dụng công chức phải được thông báo công khai thông qua hình thức áp phích kèm với bản hướng dẫn thi tuyển. Đối với các nguồn tuyển dụng là các sinh viên đại học thì nhà tuyển dụng phải có thông báo đi kèm với giải thích, hoặc kết hợp với tọa đàm để hướng dẫn sinh viên lựa chọn vị trí phù hợp với khả năng và trình độ của mình..

Ở Nhật, Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển công chức cấp quốc gia, Nhật Bản đã lập một kế hoạch cụ thể cho từng công việc như: xây dựng bộ đề thi, kế hoạch tổ chức kỳ thi.

Nhật Bản đã xây dựng quy trình tổ chức kỳ thi tuyển dụng hợp lý. Quy trình được chia thành 2 phần: phần thứ nhất là quy trình chuẩn bị cho kỳ thi, phần thứ 2 là quy trình tổ chức kỳ thi. Trong quy trình chuẩn bị cho kỳ thi, Hội đồng tuyển dụng quyết định các mốc thời gian cụ thể cho lộ trình thực hiện cụ thể như sau:

34

Bảng 1.1. Kế hoạch thi tuyển công chức ở Nhật Bản

Kế hoạch kỳ thi tuyển công chức quốc gia

STT Thời gian Công việc

1 Tháng 4 Thí sinh nộp đơn dự thi

2 Tháng 5 Thí sinh tham gia làm bài thi trắc nghiệm và bài thi luận

3 Tháng 6 Thí sinh thi vấn đáp

4 Ngày 31 tháng 7 Cơ quan Nhân sự Quốc gia công bố kết quả thi

5 Sau tháng 7 Các Bộ tự tổ chức thi vấn đáp 6 Giữa tháng 8 Các Bộ công bố kết quả thi 7 Ngày 01 tháng 10 Công bố quyết định tuyển dụng

(Nguồn Phạm Huyền Trang, 2015)

Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển công chức thông qua mạng internet và không phải trả lệ phí tham dự kì thi.

Tóm lại, công tác tuyển dụng công chức của Pháp và Nhật Bản nhìn chung có rất nhiều điểm khác nhau nhưng những kinh nghiệm trong tuyển dụng công chức được nghiên cứu chỉnh sửa qua các giai đoạn phát triển của các quốc gia thực sự là những kinh nghiệm thực tế đáng học tập. Những kinh nghiệm trong công tác tuyển dụng này sẽ là một trong những tiền đề để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý LVH-DLCDTVN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng viên chức tại ban quản lý làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam (Trang 36 - 41)