7. Kết cấu của luận văn
2.2. Tình hình, đặc điểm khiếu nại về đất đai đô thị ở quận Thanh Xuân
Thanh Xuân
2.2.1. Tình hình khiếu nại về đất đai đô thị ở quận Thanh Xuân
Tại quận Thanh Xuân, số vụ việc khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các lĩnh vực khác. Thời gian qua nhiều vụ việc có tính chất mức độ gay gắt phức tạp đã xảy ra ở một sốphƣờng. Dễ thấy nhất là số công dân đến trụ sở tiếp dân tại quận, các phƣờng, khiếu nại về đất đai ở đô thị không giảm, vẫn diễn biến phức tạp, nhiều trƣờng hợp khiếu nại kéo dài, vƣợt cấp, gay gắt, bức xúc.
Tính chất của việc khiếu nại về đất đai ở đô thị cũng đã khác. Trong các vụ khiếu nại đông ngƣời đã có sự liên kết giữa những ngƣời đi khiếu nại của các phƣờng khác nhau, hoặc quận này với quận khác của ngƣời giáo dân với nhau để tạo áp lực đối với chính quyền. Khiếu nại của ngƣời dân không chỉ nhằm đòi hỏi sự công bằng, dân chủ mà hiện còn chứa đựng tiềm ẩn các mâu thuẫn đối kháng,mang tính dân tộc và tôn giáo. Một số vụ việc khiếu nại đã vƣợt quá giới hạn cho phép bởi những ngƣời khiếu nại đã tập trung thành đoàn đi qua các đƣờng phố với khẩu hiệu quá kích động.
Tình hình khiếu nại về đất đai ở đô thị của quận Thanh Xuân từ năm
2010 đến năm 2015 cụ thể nhƣ sau:
Về tình hình tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại hành chính: Giai
đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015, cơ quan hành chính cấp quận đã tiếp 1.623 lƣợt, 2.375 ngƣời với 2.104vụ việc khiếu nại.
2011 2012 2013 2014 2015 Số vụ khiếu nại 23 28 25 31 40 Số vụ khiếu nại về đất đai ở đô thị 11 12 18 15 14 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 376 385 468 447 428 0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượt Số người Số vụ
Biểu đồ 2.1: Tình hình tiếp công dân trên địa bàn quận giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Văn phòng HĐND và UBNDquận Thanh Xuân)
Đối với khiếu nại về đất đai ở đô thị, trong 5 năm qua, UBND quận
Thanh Xuân đã tiếp nhận 70 vụ việc, trong tổng số 2.134 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, phản ánh và kiến nghị mà UBND quận tiếp nhận.
Biểu đồ 2.2: Tình hình tiếp nhận đơn, vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thịtrên địa bàn quận giai đoạn 2011– 2015
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ vụ việc khiếu nại đất đai ở đô thị trong tổng số vụ việc khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường quận Thanh Xuân)
Số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015, tình hình khiếu nại nói chung có chiều hƣớng tăng dần theo từng năm, nhƣng khiếu nại về đất đai ở đô thị nói riêng trên địa bàn quận Thanh Xuân lại có chiều hƣớng giảm dần. Tuy vậy, nội dung khiếu nại về đất đai ở đô thị vẫn chiếm tới 48% tổng số vụ việc khiếu nại khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Một số vụ việc khiếu nại diễn biến phức tạp, liên quan đến giá bồi thƣờng đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất ở đô thị, khiếu nại liên quan đến việc triển khai các dự án qua các năm nhƣ:
Các hộ dân trong diện GPMB cho dự án cải tạo mƣơng T8A Kim
Giang đã gửi đơn khiếu nại về các quyết định thu hồi đất của UBND quận Thanh Xuân, đề nghị làm rõ nội dung: Tại sao việc thu hồi đất cho dự án lại phục vụ cho việc làm đƣờng 25m. Đồng thời, các hộ dân yêu cầu UBND quận Thanh Xuân công khai quy hoạch chi tiết dự án làm đƣờng, xem xét phƣơng
án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên cơ sở thực tế sử dụng đất, thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi triển khai dự án này.
UBND quận cũng nhận đƣợc nhiều đơn thƣ khiếu nại về việc GPMB hồ Khƣơng Trung 1 và một số hạng mục thuộc Dự án thoát nƣớc nhằm cải thiện môi trƣờng Hà Nội - Dự án II trên địa bàn quận Thanh Xuân với nguyên
do UBND quận đã xác định sai nguồn gốc sử dụng đất của ngƣời dân Đầm Hồng, Đầm Sen.
Hay những lá đơn thƣ kêu cứu của 73 hộ dân từ số nhà 402 đến 580 đƣờng Khuất Duy Tiến (thuộc tổ 2, phƣờng Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội)về việc UBND quận Thanh Xuân áp đặt phƣơng án bồi thƣờng vô lý, không minh bạch khi đƣa ra một dự án không có thực, lấy cớ thu hồi đất của dân để tạo vỏ bọc cho các hoạt động khác. Thêm nữa, UBND quận Thanh Xuân từ năm 2006 đến nay cũng không giải quyết đơn thƣ khiếu nại của nhân dân, đùn đẩy trách nhiệm, mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về việc trả lời giải quyết đơn thƣ cho nhân dân.
Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai ở đô thị trên địa bàn quận thời gian qua có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai ở đô thị. Chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, thiếu tính ổn định, chƣa đồng bộ, có những quy định chƣa sát thực tế, thiếu cụ thể. Các chính sách liên quan bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất qua các năm thay đổi theo hƣớng có lợi cho ngƣời dân gây so bì về quyền lợi giữa những ngƣời dân có đất bị thu hồi tại thời điểm trƣớc và sau khi có chính sách mới. Giá đất đền bù tại nhiều nơi chƣa sát giá thị trƣờng; có sự chênh lệch lớn giữa giá Nhà nƣớc bồi thƣờng và
giá do nhà đầu tƣ thỏa thuận với ngƣời dân.
Cụ thể trên địa bàn quận Thanh Xuân đã tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất ở đô thị của các hộ dân để giao cho các nhà đầu tƣ thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, thƣơng mại, hạ tầng giao thông,
thuỷ lợi… nhƣng nội dung chính sách liên quan đến lợi ích của ngƣời sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chƣa phù hợp, thƣờng xuyên thay đổi theo hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc; cơ chế chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ chƣa nhất quán nên khó thực hiện. Những yếu tố này là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại về đất đai ở đô thị.
Dự án “Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - Dự án II” là
dự án chống ngập úng của Thành phố trong lƣu vực sông Tô Lịch do nƣớc mƣa; cải thiện môi trƣờng cho lƣu vực sông Tô Lịch, là cơ sở để hoàn thiện và phát triển hạ tầng, tạo cảnh quan đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của Hà Nội. Dự án có khối lƣợng công tác GPMB rất lớn (311,19 ha) trong đó có quận Thanh Xuân. Tuy nhiên, việc triển khai GPMB của dự án này lại là một trong những nguyên nhân khiến số đơn khiếu nại về đất đai ở đô thị của quận Thanh Xuân tăng lên.
Thứ hai, sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai ở đô thị tại Thanh Xuân.Việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc tại một số phƣờng trên địa bàn quận không nghiêm, chƣa triệt để và chƣa hợp lý, đã dẫn đến tình trạng làm trái pháp luật. Đơn cử nhƣ trƣờng hợp bà Nguyễn Thị Kim Loan, ở tổ 82, phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết việc đòi lại 60m2 trong tổng diện tích 120m2 đất tại thửa số 45, ngõ 11, tổ 82, phƣờng Khƣơng Trung mà gia đình ông Nguyễn Văn Ngân đang chiếm dụng nhƣng không đƣợc thụ lý, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Và điều đáng nói ở đây là Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân đã liên tục “bỏ nhỏ” các chỉ đạo của các cơ quan Trung ƣơng và UBND TP Hà Nội để giải quyết vấn đề này.
Trong thực hiện quy hoạch sử dụng đấttrên địa bàn quận vẫn còn nhiều
vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc nhƣ: việc điều chỉnh quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn tùy tiện, vi phạm pháp luật còn xảy ra ở một số phƣờng. Quy hoạch sử dụng
đất phục vụ chỉnh trang đô thị, đƣờng giao thông chƣa tạo đƣợc quỹ đất có giá trị cao hai bên đƣờng, xung quanh khu vực đất thu hồi để đấu giá tăng nguồn thu bù đắp chi phí bồi thƣờng, xây dựng công trình công cộng.
Việc kiểm tra thi hành pháp luật về đất đai nói chung và đất đai ở đô thị
nói riêng trên địa bàn quận cũng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nghiêm túc, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân cấp quận, phƣờng trong việc phát hiện và xử lýkịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất ở đô thị.
Thứ ba, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập.Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn quận
còn nhiều hạn chế làm ảnh hƣởng đến công tác xây dựng phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Tại một số phƣờng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc
khoanh định các loại đất, định hƣớng sử dụng không sát với thực tế khiến cho
công tác GPMB gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp.Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề quản lý nhà nƣớc về đất đai ở đô thị, về công tác
bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thiếu tính thực tế, không ổn định và chƣa thực sự hoàn chỉnh. Chính quyền các cấp lại không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thƣờng xuyên nên không quản lý đƣợc những vụ việc mua bán, chuyển nhƣợng đất đai trái phép. Chính điều này gây khó khăn cho ngƣời thi hành đồng thời làm mất lòng tin trong dân.
Việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tình trạng quản lý đất đai đô thị thiếu chặt chẽ, diện tích thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích ghi trong giấy tờ quyền sử dụng đất và các hiện tƣợng tiêu cực trong giao đất, thuê đất đã làm ảnh hƣởng đến việc đền bù chƣa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện trong dân khi tiến hành GPMB.
Việc cấp giấy CNQSD đất còn chậm và thiếu chính xác nên việc xem xét tính pháp lý đất đai khi giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, việc xác định loại đƣờng, vị trí để áp giá các loại đất trên cơ sở khung giá của UBND quậncũng là nguyên nhân gây nên sự tuỳ tiện trong việc xác định giá đất, không phù hợp với giá chuyển nhƣợng thực tế. Hậu quả là ngƣời dân không tự giác di dời làm chậm tiến độ thi công.
Một số ngƣời làm công tác GPMB không đƣợc đào tạo nghiệp vụ, không nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, họ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dựa vào khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác. Đây là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong công tác lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
Bên cạnh đó mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và cơ chế phối hợptại một số phƣờng thuộc quận Thanh Xuân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và tiến độ của các chủ đầu tƣ, Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, trì trệ trong việc lập và xây dựng phƣơng án cũng nhƣ việc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Chƣa có quy định và hƣớng dẫn cụ thể việc áp dụng những biện pháp cƣỡng chế đối với những hộ gia đình, cá nhân không chấp hành việc đo đạc đấtđai, kiểm đếm tài sản.
Nguyên nhân chủ quan
Việc áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp còn có tình trạng tùy tiện, nhất là ở cấp phƣờng. Rất nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai năm
2013 vẫn chƣa đƣa đƣợc vào thực tế vì cán bộ quản lý một số phƣờng còn
chƣa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trƣớc đây. Chính quyền chƣa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đây làm cho dân không tin vào bộ máy hành chính ở cơ sở, không tin vào quyết định hành chính của quận, luôn
mong muốn có sự phán quyết của thành phố.
Đất đai có giá trị đặc biệt, nhƣng trong thời gian dài UBND quận Thanh Xuân đã quản lý lỏng lẻo, dẫn tới những sai phạm có tính phổ biến, trong đó đáng lƣu ý là một bộ phận cán bộ, công chức đã lợi dụng chức quyền
để chia chác đất đai hoặc trục lợi từ đất đai, để lại những hậu quả nặng nề và
gây ra những bức xúc trong dƣ luận xã hội. Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến, việc chuyển nhƣợng trao tay trong nhân dân không tuân theo quy
định của pháp luật làm phát sinh các khiếu nại khó giải quyết.
Một bộ phận ngƣời dân chƣa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp
luật, nên khiếu nại thiếu căn cứ, khiếu nại những nội dung không thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính, cố chấp đƣợc thua, cố tình không thừa nhận việc giải quyết đúng pháp luật của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Một số trƣờng hợp lợi dụng việc khiếu nại để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật, thậm chí một số ngƣời còn lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối, làm ảnh hƣởng đến an ninh, trật tự xã hội. Nhiều trƣờng hợp cố tình gây rối, coi thƣờng pháp luật và chống đối ngƣời thi hành công vụ nhƣng chƣa đƣợc xử lý nghiêm minh. Có những vụ việc ngƣời dân gửi đơn khiếu nại đến tất cả các cơ quan từ trung ƣơng đến địa phƣơng với hy vọng sẽ đƣợc tất cả các cơ quan này giải quyết. Do bức xúc cũng nhƣ nóng vội muốn đƣợc giải quyết ngay đối với khiếu nại của mình nên trong khi các cơ quan có thẩm quyền đang xem xét giải quyết thì công dân vẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
Tình trạng vi phạm pháp luật, mất dân chủ, tham nhũng, tiêu cực xảy ra
khá phổ biến, nhất là ở cơ sở gây bất bình, bức xúc trong nhân dân, làm phát
sinh khiếu kiện. Một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, tham nhũng, tiêu cực ở cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, dính líu vào các vụ việc khiếu kiện, làm cho tình hình càng trở nên gay gắt, phức tạp hơn.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai ở đô thị, pháp luật về khiếu nại trên địa bàn quận còn quá nhiều yếu kém, chƣa thƣờng xuyên,
không đúng trọng tâm, trong điểm và hiệu quả chƣa cao.