7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào
vào công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị là một nhiệm vụ không hề đơn giản, nhất là trong giai đoạn nƣớc ta đang tập trung phát triển kinh tế, xã hội hiện nay. Đây là nhiệm vụ đƣợc xác định không phải của riêng một ngành, một cấp nào, mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung trong thời gian qua cho thấy, ở đâu, nơi nào có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị thì ở đó công tác giải quyết khiếu nại đạt kết quả cao, không phát sinh khiếu nại kéo dài, vƣợt cấp hoặc hình thành “điểm nóng”, và ngƣợc lại. Do đó, để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị thì việc huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội là một yêu cầu cấp thiết. Muốn vậy, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị trên địa bàn quận là hết sức cần thiết, mang tính
chiến lƣợc lâu dài. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị cần chủ động xử lý các trƣờng hợp khiếu kiện nhiều ngƣời có nội dung phức tạp, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài, góp phần bảo vệ tốt lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đơn vị trên địa bàn quận.
UBND quận thƣờng xuyên chỉ đạo, đôn đốc các phƣờng và cơ quan thực hiện đúng quy định pháp luật và nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị của công
dân.
Chủ tịch UBND quận, thủ trƣởng các phòng, ban, ngành và Chủ tịch UBND cấp phƣờng phảitrực tiếp tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo Luật tiếp công dân; tổ chức đối thoại, lắng nghe ý kiến của công dân, làm cơ sở cho việc chỉ đạo, xử lý, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị của công dân. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo đông ngƣời, phức tạp, các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền phải kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng, đoàn thể tham gia giải quyết, kết hợp việc làm rõ nội dung khiếunại với việc vận động, thuyết phục công dân chấp hành đúng các quy định pháp luật không để phát sinh tình hình phức tạp.
Khi có khiếu nại về đất đai ở đô thị trên địa bàn quận, ngƣời đứng đầu cơ quan chức năng phải thể hiện đƣợc tinh thần trách nhiệm, ban hành văn bản xử lý, giải quyết cơ bản đúng thời hạn, đúng pháp luật, hạn chế việc khiếu nạikéo dài, vƣợt cấp hoặc phát sinh khiếu kiện tại tòa án.
Thứ hai, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cƣờng công tác giám sát việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị.
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn thành
phố Hà Nội cần làm tốt công tác giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị. Thông qua từng vụ việc cụ thể, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ giám sát việc tiếp công dân,