7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Luật đất đai và Luật khiếu nại
Pháp luật là phƣơng thức thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, đồng thời là phƣơng tiện để nhà nƣớc quản lý kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua các quy định của pháp luật, các quan hệ xã hội đƣợc nhà nƣớc điều chỉnh theo những mục tiêu đã định. Đối với
nƣớc ta, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần xây dựng những quan hệ mới. Mặc dù pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, song nó luôn có xu hƣớng phát triển chậm hơn so với sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị, Nhà nƣớc ta luôn có những điều chỉnh về pháp luật, đảm bảo pháp luật phải phù hợp với điều kiện thực tiễn quản lý nhà nƣớc trong từng giai đoạn.
Hoàn thiện pháp luật về đất đai ở đô thị
Thứ nhất, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
nhà nƣớc vềđất đai nói chung và đất đai ởđô thị nói riêng, đề xuất, kiến nghị
sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật Đất đai năm 2013 và điều kiện thực tế tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tham mƣu
cho Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền pháp luật quy định. Triển khai thực hiện dự án điều tra, khảo sát
giá đất thị trƣờng, xây dựng bảng giá đất, đảm bảo phù hợp khi Chính phủ
công bốkhung giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Thứ hai, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà
soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của thành phố về chính sách tài chính đất đai ở đô thị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới và thực tiễn tại các quận của thành phố Hà Nội. Tham
mƣu cho Ủy ban nhân dân thành phố bố trí ngân sách và hƣớng dẫn các sở,
ngành, UBND các quậnsử dụng kinh phí phục vụ triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013.
Thứ ba, Sở Tƣ pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai năm 2013 (nhất là những quy định mới so với Luật Đất đai năm 2003) đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thành phố.
Thứ tư, Ủy ban nhân dân các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội cần tập trung chỉ đạo triển khai thi hành kịp thời, có hiệu quả Luật Đất đai năm 2013 tại địa phƣơng. Tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt nội dung Luật Đất đai năm 2013 cho lãnh đạo, cán bộ các phòng, ban và Ủy ban nhân dân các
phƣờng.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Đất đai trên địa bàn.
Hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị
Số vụ việc khiếu nại về đất đai nói chung và đất đai đô thị nói riêng
trên địa bàn quận Thanh Xuân, cũng nhƣ thành phố Hà Nội thời gian qua chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ việc khiếu nại hành chính. Trong khi pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị còn chƣa thật sự đầy đủ; sự
phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại vềđất đai ở đô thị chƣa chặt chẽ, thƣờng xuyên, hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy, yêu cầu cần phải nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố về
trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại vềđất đai ở đô thịtrên địa bàn là một vấn
đề hết sức cần thiết, bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị trên địa bàn thành phố đƣợc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện kịp thời, khách quan, dân chủ, đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả
giải quyết khiếu nại về đất đai ởđô thị trên địa bàn thành phố. Trong văn bản quy phạm pháp luật này, cần quy định rõ ràng các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai ở đô thị có thể bị khiếu nại; thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai; trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai; trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại về đất đai; chế tài xửlý đối với cá nhân, cơ quan, tổ
chức không thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại…
Quy định đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô
thị là thủ tục bắt buộc đƣợc hiểu là thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tiến hành khi có xảy ra vụ việc khiếu nại. Quy định theo
hƣớng này có ý nghĩa trong việc đề cao trách nhiệm của cơ quan giải quyết khiếu nại, coi đó là một phƣơng thức giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị.
Đối thoại là một nội dung quan trọng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, đặc biệt là các vụ khiếu nại đông ngƣời. Tuy nhiên, cả về lý luận và thực tiễn của việc đối thoại trong các vụ việc giải quyết khiếu nại tại quận Thanh Xuân vẫn còn nhiều vấn đềđặt ra, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học cho công tác này, từ đó cung cấp những luận cứ cho việc nâng cao hiệu quả của việc đối thoại, góp phần giải quyết có hiệu quả những vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị trên địa bàn quận.