Sự phát triển kinh tế và giá trị của đất đai ở đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Sự phát triển kinh tế và giá trị của đất đai ở đô thị

Nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nƣớc cần phải thu hồi đất của những ngƣời đang sử dụng để mở rộng đô thị, xây dựng công trình công cộng. Thiết nghĩ việc thu hồi đất là cần thiết, nhƣng có nhiều dự án lợi dụng mục đích công cộng để thu hồi đất của dân. Cùng với việc thu hồi đất là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng. Khung giá để đền bù hiện nay so với giá thực tế là rất thấp. Ví dụ giá đền bù cho các thửa đất ở vị trí đƣờng Khuất Duy Tiến, Hà Nội là 23,5 triệu đồng/mét vuông nhƣng giá đó vẫn còn rất thấp chỉ bằng 40- 50% giá trên thực tế. Với mức giá đền bù quá thấp so với giá thực tế nhƣ vậy ngƣời dân không đủ điều kiện để tái lập cuộc sống nhƣ lúc chƣa đền bù giải phóng mặt bằng, chƣa nói gì đến việc họ có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, yếu tố giá đất quá thấp để áp cho giá đền bù ở đô thị là nguyên nhân cơ bản dẫn đến khiếu nại của ngƣời dân về phƣơng án đền bù thiệt hại và kéo theo đó làm chậm tiến đọ triển khai các công trình.

1.4.3. Năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức giải quyết khiếu nại về đất đai

Đất đai ở đô thị là một vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu nại, nhƣng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại thiếu ổn định, còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tế. Đặc biệt, tình trạng đơn thƣ, vụ việc từ khiếu nại không thành chuyển sang tố cáo cán bộ giải quyết.

Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bƣớc điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận (tƣơng tự nhƣ một vụ án hành chính hoặc vụ án dân sự), do đó cần một đội ngũ những ngƣời am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. Khiếu nại về đất đai ở đô thị hiện nay chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện nhƣng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tƣơng ứng. Chủ tịch UBND các cấp là ngƣời chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại, nhƣng lại phải lo mọi việc của địa phƣơng nên khó có điều kiện chuyên tâm việc này. Nguồn nhân lực làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thƣ, giải quyết khiếu nại đất đai ở đô thị vừa thiếu vừa yếu, tình trạng này tồn tại ở cả cấp trung ƣơng và địa phƣơng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lƣợng thấp, tái khiếu kiện nhiều.

Ngoài ra, khi phát sinh khiếu nại, ngƣời có thẩm quyền đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhƣng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc đã có kết luận hoặc quyết định giải quyết nhƣng không có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu nại mới phức tạp hơn.

Một số địa phƣơng sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trƣờng hợp quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không đƣợc sửa đổi, bổ sung. Do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phƣơng giải quyết không đúng chính sách pháp luật và ngƣời dân tiếp tục khiếu nại.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị hạn chế, yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, không khách quan thì khó có thể phân tích đúng tình huống pháp

luật, khó có thể lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp áp dụng cho tình huống pháp luật đó, vì thế hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)