3 Hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. 3 Hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị ở

quận Thanh Xuân

Về hạn chế

- Một số Ủy ban nhân dân cấp phƣờng nhƣ phƣờng Kim Giang,

phƣờng Phƣơng Liệt còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đô

thị của công dân, do vậy việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại thiếu thống nhất, tập trung, chƣa huy động đƣợc vai trò của các tổ chức quần chúng trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị, chƣa gắn việc giải quyết vớiyêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, do vậy nhiều vụ việc mới phát sinh

- Một số Ủy ban nhân dân cấp phƣờng chƣa làm tốt việc tiếp dân, nhận

đơn, chƣa hƣớng dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng

ngƣời đi khiếu nại đi hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu nại, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhƣng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm,

cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc đã có kết luận hoặc quyết định giải quyết nhƣng không có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu nại về đất đai đô

thị mới phức tạp hơn.

- Các vụ việc khiếu nại về đất đai đô thị trên địa bàn quận đã đƣợc giải quyết nhƣng việc tổ chức thực hiện chƣa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời

để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu nại mới phức tạp hơn. Tại một số phƣờng nhƣ phƣờng Khƣơng Trung, sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại đất đai đô thị cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều trƣờng hợp quyết định giải quyết khiếu nại có sai sót không

đƣợc sửa đổi, bổ sung do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phƣơng

giải quyết không đúng chính sách pháp luật và ngƣời dân tiếp tục khiếu nại. - Đất đai đặc biệt là đất đai đô thị là vấn đề phức tạp, đã và đang phát

sinh nhiều khiếu nại, nhƣng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại thiếu ổn

định và nhìn chung bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đất đai đô thị đòi hỏi phải có các bƣớc thẩm tra, xác minh, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những ngƣời am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách, nhƣng đội ngũ cán bộ

hiện nay vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

- Khiếu nại về đất đai đô thị chủ yếu nảy sinh ở cấp quận, phƣờng

nhƣng bộ máy thụ lý ở hai cấp này lại không tƣơng ứng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là ngƣời chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại nhƣng lại phải lo mọi việc của địa phƣơng nên khó có điều

kiện chuyên tâm về việc này, dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lƣợng thấp, tái khiếu nại nhiều; không ít thủtrƣởng cơ quan hành chính đùn đẩy, né tránh việc gặp gỡ, đối thoại với ngƣời khiếu nại.

- Việc áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân và các

phƣờng còn có tình trạng tùy tiện. Nhiều quy định của Luật Đất đai đã đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣng nhiều nơi vẫn chƣa áp dụng vào thực tế mà vẫn sử

dụng các quy định pháp luật cũ. Điều này đã làm cho ngƣời dân địa phƣơng

không tin vào quyết định hành chính của chính quyền cơ sở mà luôn mong có sự phán quyết của tỉnh, trung ƣơng. Hoạt động tổ chức tiếp dân để giải quyết khiếu nại mang nặng tính hình thức, mà chƣa đƣợc chính quyền các cấp quan tâm xem xét và giải quyết một cách thỏa đáng, trong khi trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lại thiếu công khai, không khách quan và không mang tính dân chủ đã làm cho ngƣời dân bất bình và thiếu tin tƣởng vào việc giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị của các cấp chính quyền.

- Nhiều công chức làm nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất

đai đô thị của công dân còn yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn. Đồng thời, cách giải quyết khiếu nại còn quá cứng nhắc, rập khuôn theo quy định;

chƣa chú ý xem xét đến tính lịch sử của các vấn đề gây khiếu nại. Quá trình thẩm tra, xác minh để giải quyết của các cấp, các ngành nhiều trƣờng hợp còn

đơn giản, chƣa đi sâu, tìm hiểu kỹ các tài liệu trong hồ sơ, chƣa phân tích kỹ để xác định đúng chứng cứ nên việc phân tích đôi khi thiếu khách quan, một chiều (có vụ việc xảy ra không phức tạp, nhƣng cách giải quyết ban đầu của chính quyền cơ sở chƣa chính xác hoặc né tránh, đùn đẩy, làm phức tạp, dẫn

đến kéo dài). Một số công chức yếu kém về phẩm chất đạo đức, chấp hành

các quy định về giải quyết khiếu nại chƣa nghiêm, việc thực thi nhiệm vụ chƣa tốt, xử lý công việc chƣa minh bạch, có những hành vi tiêu cực, nhũng

nhiễu, gây khó khăn trong quá trình giải quyết khiếu nại vềđất đai đô thị. - Việc tiếp công dân còn bị coi nhẹ và chƣa đƣợc tổ chức tốt, cán bộ

thậm chí còn rất vô cảm trƣớc bức xúc của dân, giải quyết sự việc chƣa thấu

tình, đạt lý; không phổ biến, hƣớng dân ngƣời dân khiếu nại đúng quy định của pháp luật; chỉ nhận đơn thƣ rồi "để đó", dẫn đến tình trạng ngƣời dân khiếu nại vƣợt cấp.

- Việc phối hợp giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị giữa các cơ

quan có thẩm quyền chƣa đƣợc chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng.

- Một sốỦy ban nhân dân phƣờng giải quyết khiếu nại vềđất đai đô thị

lần đầu chƣa bảo đảm về trình tự, thủ tục. Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chƣa bảo đảm theo quy định của pháp luật nhƣ việc ban hành công

văn,thông báo… để thay thế quyết định giải quyết khiếu nại về đất đaiđô thị. Nội dung nhiều quyết định giải quyết khiếu nại còn có vi phạm pháp luật nhƣ:

không kết luận nội dung khiếu nại đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ; không ghi rõ điều luật cụ thể làm căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; không nêu rõ quyền đƣợc khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo hoặc quyền đƣợc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án...

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị đôi khi còn mang tính hình thức, chiếu lệ. Một số vụ việc giải quyết còn đơn

giản, chủ quan, thiếu thực tế; vận dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại

đôi lúc chƣa thống nhất. Việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại còn mang nặng về

mệnh lệnh hành chính, nhiều quyết định giải quyết chƣa thấu tình đạt lý. - Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại đất đai đô thị nói riêng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong cộng đồng dân cƣ chƣa thƣờng xuyên nên nhận thức của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn mơ hồ.

Nguyên nhân khách quan

- Tính chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, cùng nhiều điểm có xung đột trong toàn hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và đất đai đô thị nói riêng. Nhƣ quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật vềđất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Về việc thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng có sự khác nhau giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai. Ví dụ:

Theo qui định về quản lý xây dựng thì những trƣờng hợp nhà “siêu mỏng”, “siêu nhỏ” phải tiến hành cƣỡng chế, tháo dỡ. Tuy nhiên, đất để xây dựng những ngôi nhà đó lại là một phần còn lại từ khu đất mà phần lớn đã bị nhà nƣớc thu hồi. Nhƣ vậy, đối tƣợng vẫn còn quyền sử dụng đất hợp pháp và lại không có nơi ở, không đƣợc bố trí tái định cƣ. Việc các cơ quan nhà nƣớc xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ công trình, lập lại trật tự, mỹ quan đô thị là điều cần thiết. Đây chính là sự không đồng bộ giữa Luật Đất đai và Luật Xây dựng. Luật Đất đai quy định Nhà nƣớc cho phép giữ lại để sử dụng đất thì không thể xem là đất bất hợp pháp. Tuy nhiên, sử dụng vào mục đích gì cho hợp pháp thì không có văn bản hƣớng dẫn. Khi đó, ngƣời dân tìm cách xây nhà dƣới diện tích tối thiểu đƣợc phép xây dựng thì lại rơi vào trƣờng hợp vi phạm pháp luật theo Luật Xây dựng và các quy chuẩn xây dựng hiện hành. Về tính thống nhất của các quy định pháp luật về các loại hợp đồng, giấy tờ

chuyển quyền sử dụng đất trƣớc ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành có sự khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Tình trạng pháp luật nhƣ vậy đã dẫn đến cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính cũng nhƣ các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Cơ chế, chính sách hiện nay chƣa chú ý đúng mức đến quyền lợi ngƣời dân, chƣa đảm bảo cuộc sống ổn định của ngƣời dân có đất đô thị đƣợc chuyển đổi mục đích sử dụng; chƣa có tiêu chí rõ ràng để xác định đất đô thị đã sử dụng ổn định; chƣa phân biệt giữa việc lấn, chiếm đất đô thị với việc

khai thác đất, khai hoang, phục hóa; chƣa phân biệt rõ chính sách thu hồi đất đô thị giao cho doanh nghiệp làm khu công nghiệp, trụ sở, khu du lịch, xây dựng nhà ở để kinh doanh... Giá đất đô thị trong bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng cùng một dự án nhƣng bồi thƣờng giai đoạn trƣớc giá thấp, giai đoạn sau giá cao hơn; cùng một khu đất đô thị nhƣng các công trình của nhà nƣớc

thì đền bù giá thấp hơn so với các dự án của nhà đầu tƣ; cùng một vị trí đất nhƣng có nhiều cách xác định khác nhau. Các quy định về giá bồi thƣờng thay đổi thƣờng xuyên dẫn đến tình trạng không công bằng nhƣ: những ngƣời dân gƣơng mẫu chấp hành tốt chủ trƣơng, chính sách thì đƣợc nhận tiền bồi thƣờng thấp trong khi những ngƣời cố tình không chấp hành, chây ỳ thì đƣợc giải quyết giá bồi thƣờng cao hơn. Nhiều trƣờng hợp các hộ dân bị thu hồi đất những năm trƣớc đây do giá bồi thƣờng thấp, không đƣợc quan tâm giải quyết việc làm, tái định cƣ hoặc sử dụng tiền đền bù không có hiệu quả nay rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bần cùng cũng là nguyên nhân bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo.

- Cơ sở pháp lý thực hiện giải quyết khiếu nại đất đai đô thị hiện nay chƣa đƣợc quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại, cũng nhƣ đƣợc quy định trong Luật đất đai. Mà khiếu nại về đất đai đô thị chỉ đƣợc bao hàm chung trong giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung. Nhƣ vậy, ngƣời thực thi pháp luật cũng nhƣ ngƣời dân khiếu kiện cũng sẽ gặp khó khăn trong việc phân định, đƣa ra những câu trả lời chính xác nhất.

Nguyên nhân chủ quan

- Những tồn tại có tính lịch sử, nhƣ việc cho thuê, cho mƣợn, cầm cố đất đô thị trong nội bộ nhân dân không có hoặc không lƣu giữ đƣợc các tài liệu, sổ sách khi trƣng dụng, trƣng thu, trƣng mua, thu hồi đất không có quyết

định, chƣa bồi thƣờng hoặc đã bồi thƣờng nhƣng không lƣu giữ hồsơ, đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc đầu tƣ cho công

sổ sách, bản đồ, tƣ liệu thiếu. Công tác lƣu trữ tƣ liệu địa chính chƣa tốt dẫn

đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Do

các biến động của lịch sử và ý thức ngƣời dân chƣa cao nên khâu lƣu giữ tài liệu, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản của cá nhân, tổ chức

chƣa tốt nên khi có khiếu nại họ không đủ chứng cứ chứng minh, vì vậy

không đủcơ sởđểcác cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

- Giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị tại quận Thanh Xuân là mô hình hợp lý, song tựu chung vẫn là hoạt động kiểm tra trong cùng hệ thống,

nên đã tạo ra nhiều khả năng thiếu khách quan. Trong khi đó, pháp luật quy

định cấp trên thụ lý giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dƣới khi để quá thời hạn, đã dẫn tới tình trạng sợ va chạm, khó khăn của cấp dƣới

đối với cấp trên cũng làm cho tình trạng giải quyết khiếu nại đất đai đô thị

chậm lại, quyền lợi của ngƣời dân không đƣợc đáp ứng.

- Biên chế lực lƣợng làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị

tại quận Thanh Xuân có hạn nên không thể giải quyết tất cả các vụ việc theo thời hạn luật định, do đó vẫn còn những vụ việc tồn đọng, kéo dài. Cán bộ

giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị thuộc hệ thống các cấp hành chính là những ngƣời không chuyên, đƣợc đào tạo pháp luật chƣa kỹ và còn thiếu kinh nghiệm, quyền hạn trong việc thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ còn hạn hẹp. Trong khi đó, các vụ việc khiếu nại về đất đai, đặc biệt là đất đai đô thị

rất phức tạp. Công tác quản lý đất đai đô thị ở một số phƣờng trên địa bàn quận chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế,

cơ cấu, tổ chức hay bịthay đổi.

- Nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai đô thị mặc dù UBND quận đã nỗ

lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã đƣợc đối thoại trực tiếp nhiều lần, nhƣng do nhiều động cơ khác nhau ngƣời khiếu nại vẫn cốtình đeo

đi khiếu nại có hành vi vƣợt quá giới hạn, vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền khiếu nại đã có hành vi quá khích gây mất trật tự an toàn công cộng, ảnh

hƣởng đến công tác và hoạt động bình thƣờng của UBND và tình trạng ngƣời khiếu nại gửi đơn tràn lan, vƣợt cấp đến nơi không có thẩm quyền giải quyết vẫn diễn ra phổ biến.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai đô thị, giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị trên địa bàn quận chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao, kiến thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về đất đai nói chung và đất ở đô thị nói riêng, pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đô thị của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị từ thực tiễn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)