7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị
Quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị
Thực hiện kế hoạch số 123-KH/TƢ ngày 25/6/2014 của Ban thƣờng vụ Thành ủy về triển khai thực hiện chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ chính trị “về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”, UBND Quận Thanh Xuân đã tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong việc phổ biến, quán triệt Chỉ thị 35-CT/TW
gắn với Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 31/8/2006 “về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo” và chƣơng trình hành động số 35-TTr/TƢ ngày 13/6/2008 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Thông báo kết luận 130-TB/TW của Bộ chính trị về “tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”, Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 06/9/2007 của Ủy ban nhân dân
thành phố về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TƢ ngày 31/8/2007 của Thành ủy và Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 8/3/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố “về tăng cƣờng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
UBND các cấp trên địa bàn quận Thanh Xuân cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị.
điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc; góp phần nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng và hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triểnquận nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcnhân dân tại quận Thanh Xuân phải có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị; phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thƣờng xuyên. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong xây dựng chính sách, pháp luật, công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nhất là giữa các cơ quan chức năng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo đông ngƣời, phức tạp, kéo dài, vƣợt cấp.
Tăng cường pháp chế, đồng thời xử lý hài hòa lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị
Quyền khiếu nại là quyền hiến định, là phƣơng tiện pháp lý để công
dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền “tự bảo vệ” trƣớc những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại về đất đai đô thị,
công dân cũng trực tiếp tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nƣớc về đất đai, góp phần phát huy dân chủ trong quản lý nhà nƣớc.
Để bảo đảm quyền khiếu nại về đất đai ở đô thị của công dân tại quận Thanh Xuân không chỉ đơn thuần là việc ghi nhận quyền đó trong các văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng hơn đó là sự bảo đảm bằng nhiều biện pháp hữu hiệu để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các khiếu nại của công dân. Muốn vậy, một mặt đòi hỏi nhà nƣớc phải xây dựng, ban hành đƣợc một hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị đồng bộ, đầy đủ, khoa học và khả thi; một mặt yêu cầu các chủ thể pháp luật, bao gồm cả các cơ quan nhà nƣớc phải triệt để tuân thủ
pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai ở đô thị. Khi phát sinh vụ việc khiếu nại về đất đai ở đô thị, các ngành, các cấp phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong giải quyết khiếu nại, phải tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, không ngừng phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện đúng trình tự, thủ
tục giải quyết khiếu nại do pháp luật quy định. Đồng thời phải khắc phục ngay hiện tƣợng chồng chéo, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây khó khăn,
chậm trễ trong việc giải quyết khiếu nại ở một số cơ quan, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những
trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhất là những trƣờng hợp lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại để kích
động ngƣời đi khiếu nại, có hành vi tụ tập gây mất an ninh trật tự. Quá trình thực hiện pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đaiđô thịtrên địa bàn quận thời gian qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại thời gian qua còn nhiều hạn chế cần khắc phục nhƣ:
hệ thống pháp luật chƣa đầy đủ, đồng bộ, còn mâu thuẫn, chồng chéo, việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai ởđô thị tại quận Thanh Xuân, ngƣời có thẩm quyền chƣa nghiêm, những vi phạm pháp luật về khiếu nại chƣa đƣợc phát hiện, xử lý kịp thời, gây bức xúc cho công dân, ảnh hƣởng
đến niềm tin của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nƣớc. Do vậy, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong giải quyết khiếu nại vềđất đaiở đô thị là một yêu cầu mang tính khách quan, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nƣớc về đất đai nói chung và đất đai ở đô thị nói riêng. Trong thực tế quản lý
nhân cốt lõi từ việc giải quyết không hài hòa về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật đất đai, ví dụ: khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện dự án khu dân cƣ, ngƣời bị thu hồi đất chỉ đƣợc bồi thƣờng số tiền thấp hơn
giá thịtrƣờng, trong khi ngƣời đƣợc giao đất sau khi thực hiện xong dự án lại bán quyền sử dụng đất đối với chính diện tích đất đó với giá rất cao, thu về
khoản lợi nhuận rất lớn, tạo ra sự không công bằng về lợi ích giữa các bên, từ đó dẫn đến bên bị thu hồi đất khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu hồi đất để thực hiện dự án đó…
Vì vậy, trong quản lý nhà nƣớc về đất đai ở đô thị, cần thiết phải xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách tổng hợp về kinh tế - xã hội, đảm bảo giải quyết hài hòa giữa lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị (đặc biệt là lợi ích của ngƣời bị thu hồi đất, lợi ích của ngƣời đƣợc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt và lợi ích của nhà nƣớc - lợi ích của toàn dân); cũng nhƣ giải quyết hài hòa giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Có nhƣ vậy mới hạn chế đƣợc một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại về đất đai ở đô thị. Và trong quá trình giải quyết đối với những khiếu nại về đất đai ở đô thị có phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất… cơ quan, ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải đảm bảo giải quyết hài hòa giữa lợi ích của nhà nƣớc, đồng thời quan tâm thích đáng tới lợi ích của ngƣời sử dụng đất.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai đô thị từ thực tiễn quận Thanh Xuân