7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đa
đất đai đô thị, khiếu nại
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai ở đô thị nói riêng có vai tròrất quan trọng, là cầu nối để đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến với mọi ngƣời dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân. Vì vậy, Quận Thanh Xuân cần triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai ở đô thị, khiếu nại cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Đảng lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về khiếu nại, pháp luật về đất đai ở đô thị nói riêng theo tinh thần và nội dung chỉ đạo- Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày
30/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2016.
Thứ hai, kịp thời phổ biến Luật Đất đai năm 2013 theo Kế hoạch số
43/KH-UBND ngày 26/2/2014 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ; Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, tiến độ và các biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn thành phố và các văn bản hƣớng dẫn thi
hành Luật Đất đai năm 2013 (nhất là các vấn đề mới so với Luật Đất đai năm 2003); tiếp tục phổ biến các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và đất đai ở đô thị nói riêng để cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững và thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tích cực đổi mới, đa dạng hoá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và các địa phƣơng. Phát huy
hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhƣ: qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; trong trƣờng học; thi tìm hiểu pháp luật; trợ giúp pháp lý, tƣ vấn pháp luật; diễu hành cổ động; treo pa nô, áp phích; cấp phát tờ rơi, tờ gấp, tài liệu có nội dung tìm hiểu về pháp luật… Kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động cải cách các thủ tục hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai ở đô thị; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với việc triển khai các
chƣơng trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn quận.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn quận Thanh Xuân cần tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai ở đô thị (nhất là về cơ chế, chính sách liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất), pháp luật về
khiếu nại cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hƣởng với các hình thức thích hợp nhƣ: tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến; cấp phát tờ rơi,
tờ gấp, tài liệu có nội dung tìm hiểu pháp luật về đất đai, khiếu nại; tổ chức trợ giúp pháp lý lƣu động miễn phí; hệ thống loa truyền thanh phƣờng… Qua đó, giúp cho ngƣời dân trên địa bàn quận bị ảnh hƣởng có điều kiện nâng cao kiến thức pháp luật về đất đai nói chung và đất đai ở đô thị nói riêng, khiếu nại, góp phần hạn chế các vụ việc khiếu nại phát sinh có nguyên nhân do không hiểu biết pháp luật.
Thứ ba, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cƣờng sự
phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị kịp thời triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời phối hợp với cơ quan Tƣ pháp cùng cấp triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Bố trí một khoản kinh phí cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai ở đô thị, khiếu nại về đất đai ở đô thị. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của quận có trách nhiệm vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác tham gia tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức, ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đất đai ở đô thị, khiếu nại; tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ quan, đơn vị, địa phƣơng. Các Chi
bộđảng đƣa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào chƣơng trình sinh hoạt
định kỳ. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao ý thức tôn trọng, gƣơng mẫu chấp hành pháp luật, tích cực vận động gia đình, ngƣời thân và những ngƣời xung quanh nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; coi đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tƣ cách đảng viên và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ tư, thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp,
đảm bảo phát huy tốt vai trò phối hợp tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp phƣờng và đơn vị. Xây dựng đội
ngũ cán bộ làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế, giáo viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân, hoà giải viên cơ sở… Thƣờng xuyên cấp phát tài liệu, bồi dƣỡng kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ này hoạt động hiệu quả.