7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Quan niệm về năng lực
Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về thuật ngữ năng lực:
Theo Từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẳng ấn hành năm 1997 thì: “Năng lực được hiểu là khả năng, điều kiện chủ quan
25
hoặc tự nhiên sẳn có, phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” hay “Năng lực khả năng về thể chất trí tuệ của cá nhân hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện được các hành vi xử sự của mình trong các hoạt động quan hệ xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nước hay chủ thể khác với kết quả tốt nhất”.
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1996, thì năng lực được hiểu là khả năng làm việc tốt.
Còn theo cuốn thuật ngữ hành chính do Bộ Nội vụ và Học viện hành chính quốc gia và Viện nghiên cứu hành chính xuất bản 2002, thì năng lực được quan niệm là khả năng về thể chất và trí tuệ của cá nhân con người hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện được các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do nhà nước hay các chủ thể khác ấn định với kết quả tốt nhất.
Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất tâm lý cá nhân đóng vai trò làm điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt nội dung hoạt động nhất định. Người có năng lực là người đạt được hiệu suất hoạt động cao trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau. Mặc dù năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song giữa chúng vẫn có những đặc điểm chung, đó là:
- Năng lực của một cá nhân là tập hợp tất cả các yếu tố tâm lý sinh lý, tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó có kết quả cao. Đó là các yếu tố về thể chất, năng khiếu bẩm sinh, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo kinh nghiệm, thái độ, phẩm chất đạo đức, quan hệ xã hội, quan hệ tốt với cấp trên, định hướng giá trị cá nhân.
26
- Năng lực của mỗi cá nhân có thể có được là do các yếu tố bẩm sinh, sinh trưởng tự nhiên mà có. Tuy nhiên, năng lực cá nhân chủ yếu vẫn là do tác động từ bên ngoài thông qua đào tạo, bồi dưỡng hay tự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
- Năng lực của mỗi cá nhân là yếu tố cần thiết, đảm bảo cho mọi công việc, hoạt động được hoàn thành một cách có kết quả cao. Một người có năng lực cao thì khả năng hoàn thành mọi công việc đạt kết quả cao hơn so với những người có năng lực hạn chế.
Năng lực của con người là những điều kiện, nhân tố chủ quan tiềm tàng bên trong tham gia vào việc giải quyết, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thực tiễn nhất định do hoàn cảnh riêng đặt ra.
Tóm lại, năng lực con người chính là tổng hòa những điều kiện, những nhân tố chủ quan tiềm năng bên trong con người cùng tham gia vào việc giải quyết và thực hiện các mục tiêu đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của bản thân và cộng đồng. Xã hội luôn vận động và phát triển, mỗi cá nhân con người nói chung, mỗi cán bộ, công chức xã nói riêng, phải không ngừng tìm tòi, rèn luyện, học tập nâng cao năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng lực, tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài luận văn chỉ giới hạn thuật ngữ “năng lực” được xác định là năng lực nghề nghiệp, năng lực thực thi công vụ. Năng lực nghề nghiệp được xác định là khả năng áp dụng kiến thức, sự hiểu biết, các kỹ năng tư duy, thực hành cùng với thái độ đối với công việc nhằm đạt được hiệu suất thực hiện hiệu quả theo các tiêu chuẩn mà công việc yêu cầu.
Năng lực thực thi công vụ chính là năng lực thực thi của một hoạt động nghề nghiệp cụ thể là hoạt động thực thi của cán bộ, công chức nhà nước. Năng
27
lực thực thi công vụ là khả năng của mỗi công chức trong việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như: kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ, hành vi để làm công việc được giao, xử lý tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ trong mục tiêu xác định.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở hoạt động của các tư chất tự nhiên của cá nhân, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do trải qua thực tiễn công tác, do tập luyện mà nên. Năng lực của cán bộ luôn gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể.
Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực, ta cần xem xét một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia. Nếu cùng một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực.
Thứ hai, năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung nào.
Thứ ba, khái niệm năng lực không liên quan đến những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó, năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn.
Thứ tư, năng lực con người bao giờ cũng có mầm móng bẩm sinh tùy thuộc vào sự tổ chức của hệ thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển
28
trong quá trình hoạt động của con người. Năng lực của người lãnh đạo, quản lý chính là năng lực tổ chức. Lênin đã vạch ra đầy đủ cấu trúc của năng lực tổ chức, chỉ ra những thuộc tính cần thiết cho người cán bộ tổ chức là bất cứ người lãnh đạo cũng cần phải có: “Sự minh mẫn và tài sắp xếp công việc”, “sự hiểu biết mọi người”, “sự sắc xảo về trí tuệ và óc tháo vát thực tiễn”, “các phẩm chất ý chí”, “khả năng hiểu biết mọi người và kỹ năng tiếp xúc với con người”. Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem như làm thế nào chính năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, tốn ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lại tốt. Cần phân biệt năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Thứ năm, trí thức là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình. Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến hành một hoạt động nào đó. Kỹ xảo là những kỹ năng được lập đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm. Còn năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có hiệu quả một hoạt động, do đó người có trình độ cao (đại học, trên đại học hoặc có nhiều kinh nghiệm sống do công tác lâu năm và kinh nghiệm qua nhiều cương vị công tác khác nhau, nhưng vẫn có thể hiểu năng lực cần thiết của người lãnh đạo quản lý như năng lực tổ chức, năng lực trí tuệ). Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình công tác mà đề bạc một cán bộ là chưa đủ, chỉ có căn cứ và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để đánh giá năng lực cán bộ đảng viên thì mới đúng đắn, điều đó đã được Đảng ta khẳng định. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng giữa năng lực và trí thức, kỹ năng, kỹ xảo có mối quan
29
hệ mật thiết với nhau. Năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người có trình độ học vấn thấp. Năng lực tổ chức không thể có được ở người chưa hề quản lý, điều hành do vậy khi năng lực khi đánh giá năng lực của một cán bộ cần phải căn cứ vào hiệu quả công việc là chính, đồng thời cũng cấn biết được trình độ học vấn và quá trình công tác của người đó.
Từ những luận điểm phân tích nêu trên có thể khái quát: năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Năng lực của một cá nhân có thể được cấu thành từ nhiều tố:
- Một là, kiến thức, sự hiểu biết về khoa học cơ bản trên các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Những hiểu biết này có được là do quá trình học tập ở trường lớp hoặc tự học bằng các hình thức khác nhau. Nhờ những kiến thức cơ bản này mà các nhân hay tập thể có sự nhìn nhận vấn đề một cách khách quan khoa học, có khả năng quan sát, nhận xét tư duy, quyết đoán và quyết định hành động cho phù hợp.
Trình độ, mức độ về sự hiểu biết, được biểu hiện qua các văn bằng, chứng chỉ mà từng cá nhân đạt được trong quá trình học tập. Người có văn bằng, chứng chỉ cao (theo tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục quốc gia hoặc quốc tế thì có trình độ cao và được nhà nước thừa nhận. Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có những trường hợp tuy chưa có văn bằng chứng chỉ cấp cao, thậm chí là văn băng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại tư duy thể hiện tốt khả năng lãnh đạo, quản lý. Có thể nói đây những trường hợp được đào tạo, rèn luyện qua thực tiễn, trí thức của họ được hình từ quá trình trải nghiệm công việc, tự nghiên cứu, học
30
tập, tích lũy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân và năng lực bẩm sinh sẳn có. Tuy nhiên, số lượng nay không nhiều.
- Hai là, kỹ năng thực hiện công việc, khả năng vận dụng những hiểu biết của mình vào hoạt động thực tiễn, mức độ vận dụng càng thành thạo nhuần nhuyễn thì kỹ năng càng cao. Có nhiều loại kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành chính, kỹ năng ứng dụng, kỹ năng phân tích, kỹ năng quản lý... Kỹ năng có được thường do quá trình làm việc lâu dài, do kinh nghiệm tạo nên, ngoài ra còn có yếu tố bẩm sinh và do kinh nghiệm chuyển giao. Người có kỹ năng tiến hành công việc tự tin, nhanh chóng và chất lượng để tạo sự hài lòng của những người liên quan.
- Ba là, tác phong, thái độ ứng xử của mỗi các nhân trước những vấn đền có liên quan cần giải quyết, người có thái độ ứng xử phù hợp, cầu thị, hợp tác, chia sẽ và quyết đoán sẽ giải quyết công việc được nhanh chóng, thấu tình đạt lý, được mọi người động thuận và ủng hộ.
- Bốn là, sức khỏe cá nhân, một người có đầy đủ các yếu tố kể trên nhưng sức khỏe không đảm bảo thì cũng làm hạn chế đi quá trình hình thành năng lực của bản thân.
1.3.2.Năng lực của chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã