Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc quy hoạch, đào tạo sắp xếp, bố trí cán bộ một số nơi chưa hợp lý, còn tình cảm nể nang, còn nặng về cơ cấu mà chưa thực sự dưa vào trình độ chuyên môn và sở trường công tác. Một số xã còn nặng tư tưởng cục bộ, địa phương, chủ nghĩa bè phái trong công tác cán bộ do đó không lựa chọn được người có năng lực thật sự giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt.

71

Chất lượng công tác cán bộ còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nước một số đồng chí còn hạn chế chưa đáp ứng yêu câu nhiệm vụ. Điều này một phần là do công tác đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập, về chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên chậm đổi mới; điều kiện học tập, cơ sở vất chất còn thiếu thốn khó khăn cho cả người dạy và người học.

Chế độ tiền lương và phụ cấp chức vụ dành cho chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã có nhiều cải tiến nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu, chưa tương xứng với trách nhiệm công vụ, thời gian công sức mà họ bỏ ra.

Chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều cán bộ trẻ sau một thời gian công tác ở địa phương đã chuyển sang công việc khác hoặc công tác khác, từ đó làm thiếu hụt đội ngũ cán bộ kế thừa.

Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm còn chạy theo số lượng, nễ nang, hình thức, thiếu tính chiến đấu, chưa đúng với thực chất, chưa thật sự lấy hiệu quả công việc để làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ

Tiểu kết chƣơng 2

Thông qua quá trình khảo sát ở các xã và việc phân tích, đánh giá tổng hợp các kết quả khảo sát, chương 2 đã trình bày khái quát về thực trạng về cơ cấu số lượng, trình độ, tiêu chí đánh giá năng lực của Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. Quan trọng nhất chương 2 đã tập trung phân tích làm rõ năng lực thực thi công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo từng tiêu chí rất cụ thể từ đó có thể cô động rút ra một số ưu điểm và hạn chế sau: Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã với tư cách là chủ thể trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cư, trực

72

tiếp tiếp xúc với công việc hàng ngày của nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân... Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 cho thấy đội ngũ này được trẻ hóa và trưởng thành về mọi mặt, thực hiện tốt chức vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, góp phần trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân địa phương.

73

Chương 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN U MINH

THƢỢNG, TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng

3.1.1. Mục tiêu

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực trí tuệ và phẩm chất để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quan tâm đào tạo quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phấn đấu đến năm 2020 có 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ chốt cấp xã có trình độ lý luận chính trị cao cấp và đại học; tăng tỷ lệ cán bộ nữ giữ các chức danh Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã từ 15-20%.

3.1.2. Phương hướng

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu về đạo đức lối sống, có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác và kinh nghiệm thực tiễn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trong diện quy hoạch. Đào tạo tuyển chọn và bố trí cán bộ gắn với vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, giải quyết chính sách phù hợp đối với số cán bộ không đạt yêu cầu trình độ chuẩn hóa; từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ nữ trong cấp ủy và các chức danh lãnh đạo ở các ngành, các cấp. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, nâng cao chất lượng bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; xây dựng kế hoạch, xác định đối tượng,

74

nội dung mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cụ thể hàng năm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phấn đấu mỗi năm mở ít nhất một lớp sơ cấp lý luận chính trị. Đồng thời phối hợp với các trường của tỉnh mỗi năm mở ít nhất 01 lớp trung cấp về chuyên môn hoặc lý luận chính trị.

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện U Minh Thƣợng, tỉnh Kiên Giang

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác cán bộ

Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, thực hiện lãnh đạo trực tiếp và toàn diện trong hoạt động của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong đó có công tác cán bộ, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công của công tác cán bộ. Các cấp ủy đảng làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Coi việc bố trí các chức danh cán bộ chủ chốt theo đúng quy định, quy trình của nhà nước.

Tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cả về nhận thức, hành động, lập trường, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí. Thường xuyên giáo dục ý thức trong tiếp thu, quán triệt thực hiện Nghị quyết của các cấp cho cán bộ, đảng viên. Nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên và nâng cao khả năng vận dụng, cụ thể hóa tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; phát huy tinh thần ý thức tự giác nghiên cứu học tập không ngừng nâng cao trình độ năng lực, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ Ủy ban nhân cấp xã nói riêng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

75

Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức có tài; thay thế kịp thời những người kém năng lực, kém phẩm chất, có khuyết điểm nghiêm trọng.

3.2.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [13, tr, 205]

Đổi mới mạnh mẽ phương thức của lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ; quan hệ giữa tiêu chuẩn với cơ cấu; giữa kế thừa và phát triển; giữa sự thống nhất quản lý của đảng với phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm quyền trách nhiệm cá nhân và tập thể. Bổ sung hoàn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của đảng đối với hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị; tiếp tục cải thiện quy trình công

76

tác nhân sự của Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Mở rộng và phát huy dân chủ trong công tác cán bộ.

Quán triệt và nghiêm túc thực hiện quan điểm của đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy quyền và trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp,... Tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Đổi mới bẩu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ,... để lựa chọn cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, tốt, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệmgiữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp có đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài.

Tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cả về nhận thức, hành động, lập trường, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí. Thường xuyên giáo dục ý thức trong tiếp thu, quán triệt thực hiện Nghị quyết của các cấp cho cán bộ, đảng viên. Nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên và nâng cao khả năng vận dụng, cụ thể hóa tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; phát huy tinh thần ý thức tự giác nghiên cứu học tập không ngừng nâng cao trình độ năng lực, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

77

của cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ Ủy ban nhân xã nói riêng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và cấp huyện (chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân), đồng thời cũng nên tổ chức cho nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối các chức danh trên; mở rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lý.

3.2.2.1. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ; xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đúng, nhận xét chính xác về phẩm chất và năng lực cán bộ Ủy ban nhân xã đối với từng chức danh

Đánh giá đúng cán bộ là tiền đề quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của các khâu khác. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ công tác làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ”. Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác. Đánh giá cán bộ đúng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không đúng mà còn làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho chân lý bị lu mờ, vàng thau lẫn lộn, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với cơ quan lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Do vậy, cần phải đổi mới công tác đánh giá đối với

78

đội ngũ cán bộ, công chức. Việc đánh giá trước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, hiệu quả công tác thực tế, hiệu quả về đoàn kết nội bộ, mức độ tín nhiệm của đồng nghiệp, của quần chúng nhân dân, môi trường và điều kiện công tác, căn cứ vào trách nhiệm liên đới.

Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, xây dựng mới tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh từng đối tượng cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan toàn diện công tâm; lấy chất lượng hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; thực hiện lấy ý kiến quần chúng nhân dân trong công tác đánh giá cán bộ hằng năm; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị; phải coi đây là việc làm thường xuyên của cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng và chính quyền, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.

Xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, nhất là cán bộ Ủy ban nhân dân xã.

79

Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính.

3.2.2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp và đề bạc cán bộ cán bộ

Công tác Quy hoạch cán bộ cần được xem là nền tảng, cơ sở, căn cứ cho việc đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Đảng về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)