Năng lực thể hiện thông qua hoạt động điều hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.1. Năng lực thể hiện thông qua hoạt động điều hành

Theo Đại từ điển Tiếng việt: Điều hành là việc chỉ huy, chỉ đạo quy trình hoạt động chung. Trong quản lý nhà nước, điều hành là một trong những chức danh của quản lý nhà nước. Điều hành là hoạt động chỉ đạo trực tiếp hành vi của đối tượng bị quản lý thông qua việc ban hành các quyết định cá biệt, cụ thể có tính tác nghiệp. Điều hành cũng gắn với quá trình phối hợp các hoạt động, các lực lượng để đạt được mục tiêu của quá trình quản lý. Như có thể hiểu hoạt động

31

điều hành là một trong chức năng hoạt động của nhà quản lý để thực hiện phối họp các hoạt động chung của một tổ chức, cơ quan nhằm thực hiện chức năng của tổ chức đó.

Dưới góc độ hoạt động điều hành của nhà quản lý, cụm từ hoạt động điều hành được hiểu là quá trình chỉ huy, chỉ đạo, quản lý của người đứng đầu cơ quan, nhằm phối hợp thực hiện các công việc chung của cơ quan theo một quy trình, trình tự nhất định dựa trên một số phương thức điều hành cụ thể.

Hoạt động điều hành là duy trì mối quan hệ, phối hợp hoạt động chung nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã dựa trên các phương thức quản lý nhất định. Như vậy, hoạt động điều hành của chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là việc chỉ huy, chỉ đạo quy trình hoạt động của các thành viên Ủy ban, cán bộ, công chức thuộc khối chính quyền nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao, thông qua việc ra các mệnh lệnh có thể bằng văn bản hoặc bằng hình thức truyền đạt trực tiếp; điều hành công việc gắn với quá trình phối hợp giữa các lực lượng, phát huy mọi nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước tại địa phương.

- Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị: đó là trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học, ngoại ngữ được đạo tạo thông qua các trường lớp đào tạo nhằm trang bị kiến thức cho con người, đó có thể là kiến thức về một thế quan khoa học, óc nhận xét, khả năng tư duy, xét đoán và quyết định cho hành động của mình. Kiến thức cơ bản của một người thể hiện ở bằng cấp chuyên môn được đào tạo ở các trường, lớp. Người có bằng cấp chuyên môn thuộc lĩnh vực nào thì có nghĩa cá nhân đó có trình độ kiến thức thuộc lĩnh vực đó càng nhiều và kiến thức đó được Nhà nước công nhận. Tuy nhiên, việc đánh

32

giá năng lực con người không chỉ thông qua văn bằng họ có được mà cần đánh giá một cách tổng thể hơn bằng nhiều khía cạnh như: trình độ hiểu biết kiến thức tự nhiên, xã hội, những kiến thức này vô cùng phong phú gồm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau. Những kiến thức này không phải học qua trường lớp và có bằng cấp mới biết, có nhiều cách tiếp cận và tiếp thu khác nhau như qua phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, qua lao động thực tiễn.

Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực nghề nghiệp, từng đơn vị công tác là đòi hỏi tất yếu đối với người cán bộ chuyên nghiệp. Kiến thức và trình độ chuyên môn là điều kiện giúp người cán bộ có khả năng lôi cuốn mọi người và kiểm tra công việc của họ. Không có kiến thức trình độ chuyên môn thì người quản lý không thể khẳng định năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn.

Tóm lại trình độ là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực, nó tác động rất lớn đến hiệu quả công việc mà đội ngũ cán bộ đảm nhiệm trong quá trình thực thi công việc của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)