7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
U Minh Thượng là huyện vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng được tiếp giáp với các địa phương có nền nông nghiệp chủ yếu: phía đông giáp với huyện Vĩnh Thuận, phía tây giáp huyện An Biên, An Minh; phía Bắc giáp với huyện Thới Bình Cà Mau.
Dân số của huyện đến năm 2015 khoảng 71.549 người. Trong đó, nam chiếm 49,96%, nữ chiếm 50,04%. Có 03 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh chiếm 89%, Khmer 10%, Hoa 1%; mật độ dân cư thấp: 165 người/km2
.
Địa hình khá bằng phẳng với cao trình trung bình từ 0,2m đến 0,8m là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp; địa hình thấp trũng dễ gây ngập úng trong mùa mưa gây nhiều khó khăn trong việc thoát nước, tiêu úng, xổ phèn.
Huyện U Minh Thượng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu vùng Tây Nam Bộ, chia làm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau.
Là huyện có diện tích rừng 13.136,38 ha, tập trung chủ yếu tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tài nguyên rừng ở U Minh Thượng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ngập nước úng phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, là nơi duy nhất
54
trong vùng và là một trong những nơi hiếm hoi trên thế giới còn tồn tại một khoảng diện tích rừng tràm nguyên sinh trên đất than bùn khoảng 1.200ha.
U Minh Thượng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng có Vườn Quốc Gia có cảnh quan, hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động vật quý hiếm, trong Vườn hầu như có đủ các loài thủy sản nước du lịch sinh thái. Vì vậy có thể nói tiềm năng du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa - lịch sử của huyện U Minh Thượng rất lớn.
Do đặc điểm vị trí địa lý và khí hậu, U Minh Thượng có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, đất đai dành cho lâm nghiệp khá lớn, vì vậy tài nguyên đất rừng và rừng là lợi thế cho huyện U Minh Thượng phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng có nhiều thuận lợi và tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trên nhiều mặt. Tuy nhiên do huyện cách xa trung tâm tỉnh, thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế hạ tầng thấp kém, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn mặn vào mùa khô. Việc bố trí sản xuất phải chú ý đến đất đai từng vùng và tiêu thoát nước cho phù hợp; hệ thống sông ngòi chằng chịt, không thuận lợi cho giao thông đường thủy, do lưu tốc dòng chảy chậm, nên tốc độ bồi lắng nhanh, rất tốn kém trong việc đầu tư nạo vét các kênh thủy lợi hàng năm; nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ và mặt bằng dân trí còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Từ đó dẫn đến việc tổ chức, tuyên truyền, triển khai các hoạt động của chính quyền cấp xã gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với thời tiết khắc nghiệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là mưa, nắng thất thường, xâm nhập mặn sâu dẫn đến khó khăn cho cán bộ xã trong việc chỉ đạo hay tổ chức hỗ trợ giúp đỡ đồng bào trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi.