Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của cán bộ Ủy ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.4.Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của cán bộ Ủy ban

dân cấp xã

Điều kiện làm việc (bao gồm: trụ sở, phòng làm việc, thiết bị, phương tiện…) ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ Ủy ban nah6n dân cấp xã. Hiện tại, phần lớn các trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân xã đã xuống cấp, trang thiết bị làm việc không đầy đủ. Cần sớm triển khai dự án đầu tư xây dựng trụ sở và hỗ trợ trang thiết bị cho Uỷ ban nhân dân các xã theo thứ tự ưu tiên để giúp cán bộ giải quyết công việc được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Môi trường làm việc là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và cán bộ, công chức nói riêng. Môi trường làm việc đối với cán bộ, công chức bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân

87

viên và giữa nhân viên với nhân viên… Để cán bộ, công chức thực thi tốt được nhiệm vụ của mình thì lãnh đạo các xã cần tạo ra môi trường làm việc phù hợp. Có môi trường làm việc tốt thì mỗi cán bộ, công chức mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của tập thể. Uỷ ban nhân dân các xã cần phải quan tâm xây dựng văn hoá công sở, tác phong làm việc nhanh nhẹn; giờ giấc hành chính cần đảm bảo; thủ tục, quy trình, quy tắc làm việc minh bạch. Người đứng đầu phải tạo được một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao, một cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển. Đặc biệt, cần giải quyết tốt được vấn đề về quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người.

3.2.3. Nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã

3.2.3.1. Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã

Các cơ quan chuyên môn thuộc sở, ban ngành cấp tỉnh huyện mà trực tiếp là Sở và Phòng Nội vụ nên chủ trì phối hợp với Trường chính trị Tỉnh, huyện hoặc các Trường đại học và các cơ sở đào tạo biên soạn các tài liệu tập huấn kỹ năng cũng như tài liệu bồi dưỡng về kiến thức lãnh đạo quản lý cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Nội dung tài liệu nên xây dựng theo hướng chuyên đề, nội dung phong phú liên quan đến thực tiễn không nên xây dựng dàn trãi, xoay quanh những nội dung theo luật định (trách nhiệm, quyền hạn...) sẽ gây ra sự nhàm chán cho người học. Có thể nghiên cứu xây dựng bổ sung một số tài liệu như:

88

- Bộ tài liệu hướng dẫn các kỹ năng lãnh đạo như ( kỹ năng đối thoại trực tiếp với công dân, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng phân công, giao việc...).

- Bộ tài liệu một số kinh nghiệm quản lý hành chính nhà nước. Trong đó, nên quan tâm các lĩnh vực: quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, quản lý nhà nước về công tác tôn giáo dân tộc, quản lý nhà nước trên lĩnh vực giải tỏa hành lang, xây dựng trái phép...

- Bộ tài liệu sưu tầm các tình huống lãnh đạo quản lý thường gặp và cách thức giải quyết đạt hiệu quả.

3.2.3.2. Tổ chức tập huấn kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã

Nên có kế hoạch tập huấn hàng năm, mỗi năm ít nhất 02 đợt dành cho các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Đối với những năm rơi vào Đại hội Đảng hay bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thì có thể tăng lên số lượng mở lớp tập huấn, bởi thường thì sau khi bầu cử khóa mới nhân sự thường thay đổi nhiều nên cần phải tập huấn để bổ sung kiến thức. Thời lượng tập huấn khoảng 60 tiết.

Tổ chức cho cán bộ được tham dự các buổi tọa đàm định kỳ trong năm về kinh nghiệm xử lý tình huống trong lãnh đạo, quản lý. Kết quả tọa đàm kinh nghiệm xử lý tình huống trong lãnh đạo, quản lý là cơ sở bổ sung Bộ tài liệu tập huấn một số kinh nghiệm quản lý hành chính nhà nước.

Phải có cơ chế ràng buộc, ghi nhận việc tham dự tập huấn và tọa đàm kinh nghiệp trong xử lý tình huống lãnh đạo, quản lý theo quy định là một trong những tiêu chuẩn xem xét đánh giá phân loại cán bộ hàng năm. Các cơ quan tổ chức có trách nhiệm quản lý cán bộ đưa vào quy hoạch để thực hiện.

89

3.2.4. Xây dựng và rèn luyện tác phong và thái độ ứng xử cho cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ban nhân dân cấp xã

3.2.4.1.Rèn luyện tác phong lãnh đạo và văn hóa ứng xử

Song song với việc học tập nâng cao trình độ, trao dồi kinh nghiêm lãnh đạo thì Cán bộ Ủy ban Nhân dân cấp xã cần phải chú trọng rèn luyện tác phong lãnh đạo tư duy, khoa học, nhạy bén, nhanh nhẹn, dám nghĩ dám làm; muốn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thì cần phải xây dựng một tác phong lãnh đạo thật sự chuyên nghiệp, sâu sát, một tác phong làm việc thật sự chuyên môn hóa.

Từng cơ quan đơn vị, tổ chức xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đoàn kết, dân chủ văn minh, góp phần giáo dục luyện con người về nhân cách, lối sống. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn; kiên quyết đấu tranh phê phán, đẩy lùi các thói hư tật xấu, cái các, thấp hèn, lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng con người và nền văn hóa Việt Nam.

Xây dựng và phát huy lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào tương thân, tương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và trong công tác.

3.2.4.2. Xây dựng chuẩn mực cho bản thân cán bộ ủy ban nhân dân cấp

Xây dựng chuẩn mực cho bản thân cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã có thể tham khảo một số nội dung sau:

Một là, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp

90

luật của Nhà nước; hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Hai là, luôn gương mẫu rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; đoàn kết, sáng tạo, có phương pháp làm việc tư duy, khoa học, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ dám làm. Đề cao trách nhiệm nêu gương, luôn gần gũi gắn bó với nhân dân.

Ba là, trách nhiệm trong công việc, có quyết tâm chính trị cao, không ngại khó, ngại khổ sẳn sàng vượt qua mọi khó khăn thách thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tiểu kết chƣơng 3

Để nâng cao năng lực của Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách khách quan, khoa học nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những phương hướng, giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và những giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của huyện U Minh Thượng nói riêng. Từ những phương hướng, giải pháp trình bày ở trên, tác giả hy vọng và mong muốn rằng sẽ được kiểm nghiệm trong thực tế. Để từ đó có thể góp phần vào việc nâng cao năng lực của Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã ở huyện U Minh Thượng nói riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

91

KẾT LUẬN

Thật vậy, cán bộ giữ vai trò quan trọng, có tính chất quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Do đó năng lực cán bộ nói chung và năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng phải đảm bảo mục tiêu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống lành mạnh, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, gần dân trọng dân. Trên cơ sở phân tích lý luận đánh giá thực trạng năng lực cán bộ Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn Huyện U Minh Thượng hiện nay đã một lần nữa khẳng định những kết quả đạt được, những thành công và cả sự quyết tâm cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xuất phát từ quan điểm đó, luận văn đi sâu nghiên cứu và giải quyết các nội dung cơ bản sau:

- Về lý luận, luận văn làm rõ những nội dung cơ bản về cán bộ nói chung và cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã nói riêng, thực trạng và những vấn đề đặt ra cũng như những tiêu chí để đánh giá năng lực của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên cơ sở phân tích có hệ thống cũng đã chỉ ra những nhân tố trong thực tế có ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ và những yêu cầu đặt ra đối với năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

- Về thực trạng năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang tác giả đã đi sâu vào phân tích về số lượng, cơ cấu, độ tuổi, trình độ, tiêu chuẩn theo tiêu chí đánh giá cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện U Minh Thượng hiện nay. Nội dung trọng tâm được đề cập đến là năng lực của Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã được cấu thành dựa trên 3

92

tiêu chí cơ bản đó là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Qua đánh giá, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện U Minh Thượng trong quá trình thực thi công vụ.

Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp tích cực liên quan đến các vấn đề như: Đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đúng, nhận xét chính xác về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ đối với từng chức danh, nâng cao kỷ năng lãnh đạo, xây dựng và rèn luyện tác phong và thái độ ứng xữ cho cán bộ Uỷ ban nhân dân cấp xã. Đây là hệ thống giải pháp có tính toàn diện, khả thi có tính áp dụng, triển khai có hiệu quả trong thực tiễn. Để hiện thực hóa những giải pháp mà luận văn đã trình bày rất cần sự quan tâm, đầu tư, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan có liên quan. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ công chức xã có đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng tốt yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề nâng cao năng lực cán bộ nói chung và cán bộ Uỷ ban nhân dân cấp xã nói riêng nếu được tập trung lãnh đạo thực hiện, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh thì sẽ tạo nên một đội ngũ cán bộ Uỷ ban nhân dân các xã có đầy đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, (2004), Nghị định số04/2004/QĐ-BNV, ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định chuẩn chức chức danh đối với cán bộ, công chức xã phường thị trấn.

2. Chính phủ (2005), Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01-4-2004 của Chính phủ qui định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp.

3. Chính phủ (2005), Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

5. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

6. Chi Cục Thống kê huyện U Minh Thượng, “Niên giám thống kê huyện

U Minh Thượng”, Nxb Thống kê năm 2015.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb CTQG, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, BCH Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.

94

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội.

14. Đảng ủy các xã, Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ các xã, nhiệm kỳ 2015-2020.

15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Huyện ủy U Minh Thượng, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020.

17. Huyện ủy U Minh Thượng, Kế hoạch số 07-KH/TU ngày 20-11-2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy “về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức giai đoạn 2016-2020”.

18. Lênin 1987, Toàn tập, tập 4, Nxb tiến bộ, Matxcơva. 19. Mác – Ăngghen tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật.

20. Quốc hội (2015), Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

21. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/06/2015 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

22. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức năm 2008, 23. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.

24. Bùi Tiến Quý (2000), Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.

95

25. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18-7-2006 về việc ban hành Qui định tiêu chuẩn, định mức, trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

26. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 12/4/2006 Ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND xã, phường, thị trấn.

27. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg ngày 12/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.

28. Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ “về quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực cán bộ UBND cấp xã, huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 94)