Cơ chế tuyển dụng, sử dụng là cách thức, phƣơng pháp để lựa chọn và bố trí công chức cho đúng ngƣời, đúng việc nhằm phát huy năng lực và sở trƣờng của họđểđạt kết quả cao trong công tác. Tuyển dụng và sử dụng là hai
34
khâu công việc của quá trình sử dụng công chức nhằm đạt mục đích chung, nó vừa là những điều kiện cần thiết vừa là yêu cầu của khoa học quản lý con ngƣời.
Chính vì vậy công tác tuyển dụng, sử dụng có ảnh hƣởng rất lớn đối với chất lƣợng của công chức phƣờng. Nếu xây dựng cơ chế tuyển dụng đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh sẽ lựa chọn đƣợc những ngƣời có tài, có đức phục vụ bộ máy chính quyền địa phƣơng. Ngƣợc lại, nếu tuyển dụng mang tính hình thức sẽ không thu hút đƣợc ngƣời tài về làm việc tại cơ sở. Việc quản lý, sử dụng công chức phƣờng cũng vậy. Nếu bố trí công chức phƣờng phù hợp với năng lực, sở trƣờng, chuyên môn đƣợc đào tạo sẽ giúp công chức phƣờng hứng thú với công việc đƣợc giao, phát huy đƣợc năng lực, tạo động lực cho họ làm việc. Ngƣợc lại, nếu bố trí công chức phƣờng không có năng lực hoặc năng lực không phù hợp với vị trí công việc thì chất lƣợng công việc không đƣợc đảm bảo. Nhƣ vậy, việc bố trí, sử dụng công chức phƣờng nhƣ thế nào đòi hỏi các nhà quản lý phải xác định đƣợc năng lực thực tế của từng công chức để bố trí sao cho phù hợp với chuyên ngành, trình độ đƣợc đào tạo và năng lực cá nhân của công chức phƣờng.
1.3.3. Chế độđãi ngộđối với công chức phường
Chếđộ, chính sách là công cụđiều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội. Chế độ, chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con ngƣời. Chế độ, chính sách có thể mở đƣờng, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con ngƣời, nhƣng cũng có thể kìm hãm hoạt động của con ngƣời, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi con ngƣời. Vì vậy, chế độ, chính sách là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng công chức phƣờng. Chế độ, chính sách đãi ngộ
35
đối với đội ngũ công chức vừa là công cụ, vừa là động lực làm việc cho công chức, vừa là cơ sởđể xây dựng và phát triển đội ngũ công chức.
Chế độ đãi ngộ có thể hiểu bao gồm chế độ tiền lƣơng, phụ cấp và các phúc lợi khác mà Nhà nƣớc dành cho đội ngũ công chức khi thực hiện công vụ. Hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng đã có những tác động lệch lạc đến tinh thần, ý thức làm việc của đội ngũ công chức phƣờng, khiến cho tệ tham ô, lãng phí, nhũng nhiễu, cửa quyền tăng mạnh, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng công chức phƣờng. Vì vậy, chính sách tiền lƣơng, chế độ phụ cấp và phúc lợi là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tận tâm, tận lực, phụ vụ nhân dân của đội ngũ công chức phƣờng. Việc đảm bảo chế độ, chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích tinh thần hăng hái, tích cực, nâng cao trách nhiệm của mỗi công chức phƣờng, phát huy tính sáng tạo, thu hút nhân tài và là động cơ để thúc đẩy họ phấn đấu. Ngƣợc lại sẽ dẫn đến tâm lý chán nản, kìm hãm tính sáng tạo, tích cực, không những thế còn dẫn đến tệ tham nhũng, nhận hối lộ.
1.3.4. Công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đối với công chức phường
Công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng. Đánh giá, kiểm tra, giám sát là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tƣ tƣởng, hoạt động của công chức phƣờng giúp cho cấp ủy và thủ trƣởng phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho công chức phƣờng luôn hoạt động đúng hƣớng, đúng nguyên tắc. Qua đó để có thƣởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, kịp thời khen thƣởng những thành tích, tiến bộ, những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua. Đồng thời nắm vững thực trạng của công chức phƣờng để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đối với những công chức có trình độ, năng lực còn hạn chế, luân chuyển, thay thế công chức yếu kém.
36
Nhƣ vậy, công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát công chức cần phải đƣợc tiến hành đồng thời, đan xen lẫn nhau để phát huy đƣợc hiệu quả cao nhất của hoạt động quản lý công chức phƣờng. Kiểm tra, giám sát để nắm đƣợc tình hình thực tế, đánh giá để thấy đƣợc mức độ tốt hay xấu, mạnh mẽ hay yếu kém, thiếu hay thừa của công chức phƣờng, từ đó đề ra và thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, thi đua, khen thƣởng, tinh giản biên chế hay thu hút nhân tài.
1.3.5. Môi trường, điều kiện làm việc của công chức phường
Chất lƣợng công chức phƣờng chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khách quan trong đó có điều kiện, môi trƣờng làm việc. Ở đâu có sự quan tâm, đầu tƣ vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và có môi trƣờng làm việc thuận lợi thì ở đó công chức có động lực làm việc, có điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Điều kiện làm việc là những yếu tố liên quan đến môi trƣờng làm việc mang tính vật chất phục vụ cho quá trình thực hiện công việc. Môi trƣờng làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của công chức (bao gồm môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài). Môi trƣờng làm việc đối với công chức đƣợc tiếp cận là môi trƣờng bên trong bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên…trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Môi trƣờng làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển của công chức phƣờng cũng nhƣ quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trƣờng làm việc không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy dƣợc nhƣ: chất lƣợng,
37
hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí công chức có trình độ, năng lực thực xin thôi việc hoặc chuyển công tác.
Để xây dựng một môi trƣờng làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với ngƣời phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng công chức phường
Nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đới với quá trình xây dựng và công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, yêu cầu của cuộc cải cách hành chính cũng nhƣ phát triển kinh tế và quản lý chính quyền đô thị.
1.4.1. Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Công nghiệp hóa là bƣớc đi tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc vƣơn tới văn minh, hiện đại. Trong hoàn cảnh của nƣớc ta, với những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa ở nƣớc ta phải đi liền với hiện đại hóa.
Hiện nay, các nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc là: Thay thế phần lớn lao động thủ công bằng lao động cơ khí hóa, điện khí hóa và một phần tự động hóa, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụtrong GDP và trong lao động xã hội, tiếp cận và vận dụng, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học – công nghệ; nâng cao dân trí, chất lƣợng nguồn lực con ngƣời ngang bằng khu vực với bản lĩnh, bản sắc của văn hóa Việt Nam, thực hiện tăng trƣởng kinh tế gắn với công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cơ sở.
38
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng thành công Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phát huy tốt tính tự quản ở cộng đồng dân cƣ. Yêu cầu đặt ra đối với công chức phƣờng là phải: Trung thành với mục tiêu, lý tƣởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tin tƣởng vào sự nghiệp đổi mới, am hiểu pháp luật, gần gũi với cơ sở, tâm huyết với cơ sở, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân. Để đáp ứng yêu cầu đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc của công chức nói chung và nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng, xã nói riêng.
1.4.2. Yêu cầu của cuộc cải cách hành chính
Nâng cao chất lƣợng công chức nói chung và công chức phƣờng nói riêng là yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nƣớc, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công – một nền hành chính phục vụ. Cải cách hành chính hiện nay đang đƣợc xem là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát huy dân chủ và cải thiện nhiều mặt đời sống nhân dân. Một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính ở nƣớc ta là cải cách đội ngũ công chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế đƣợc mô hình hệ thống hành chính tốt, nhƣng nếu không có đội ngũ công chức thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng không trở thành hiện thực.
Vì vậy, nâng cao chất lƣợng công chức nói chung, công chức phƣờng nói riêng là yêu cầu khách quan, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công, một nền hành chính phục vụ. Qua thực hiện cải cách hành chính, tinh thần trách nhiệm của công chức phải đƣợc nâng cao, thái độ phục vụ nhân dân tốt hơn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc từng bƣớc đƣợc cải tiến, kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính ngày càng đƣợc thiết lập.
39
1.4.3. Yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội và quản lý chính quyền đô thị thị
Nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội. Công chức phƣờng là lực lƣợng chủ chốt thực thi các nhiệm vụ quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phƣơng, là ngƣời cụ thể hóa các chính sách của cấp trên đến với nhân dân. Do vậy yêu cầu nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng là tất yếu. Với xu thế hội nhập và phát triển về kinh tế nhƣ hiện nay, nếu không nâng cao năng lực của công chức phƣờng sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu về sự phát triển kinh tế xã hội khi đời sống nhân dân và mặt bằng dân trí ngày một cao.
Nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng còn là yêu cầu tất yếu xuất phát từ xu thế đổi mới quản lý theo mô hình chính quyền đô thị ở các thành phố của nƣớc ta hiện nay. Đô thị với những đặc trƣng quản lý riêng khác biệt với nông thôn đó là mật độ dân số cao, hoạt động kinh tế xã hội đa dạng, phức tạp, đa ngành, đa lĩnh vực, là nơi hội tụ và trao đổi thông tin, dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội và các hiện tƣợng làm mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, để đảm bảo quản lý chính quyền đô thị có tính thống nhất, đồng bộ, tính đa diện, đa chiều, xử lý trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau thì chất lƣợng công chức nói chung và công chức phƣờng nói riêng phải ngày càng đƣợc nâng cao. Công chức phƣờng từ nhiều năm nay đã đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, đào tạo, bồi dƣỡng nhƣng còn nhiều bất cập. Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, kỹ năng hành chính còn yếu kém, bất cập trong lề lối, tác phong, phƣơng pháp làm việc và vận động quần chúng nhân dân.
Chính vì thế mà yêu cầu về chỉnh đốn và nâng cao năng lực của công chức phƣờng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và có vai trò quan trọng.
40
Tiểu kết chương 1
Trong chƣơng này, luận văn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về công chức phƣờng, đƣa ra khái niệm về chất lƣợng công chức phƣờng, trên cơ sở đó phân tích các tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức phƣờng, các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức phƣờng và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lƣợng công chức phƣờng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ở chƣơng 2 và đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức phƣờng thành phố Việt Trì ở chƣơng 3.
41
Chương 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNGCHỨC PHƢỜNG THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì và ảnh hƣởng của những điều kiện đó đến chất lƣợng công chức phƣờng ở thành hƣởng của những điều kiện đó đến chất lƣợng công chức phƣờng ở thành phố Việt Trì
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Việt Trì
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Việt Trì đƣợc thành lập theo Quyết định số 65/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 4/6/1962. Thành phố hiện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 13 phƣờng là: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Gia Cẩm, Tiên Cát, Tân Dân, Nông Trang, Vân Cơ, Dữu Lâu, Minh Phƣơng, Minh Nông, Vân Phú và 10 xã gồm: Sông Lô, Trƣng Vƣơng, Phƣợng Lâu, Thụy Vân, Thanh Đình, Chu Hóa, Hy Cƣơng, Kim Đức, Hùng Lô và Tân Đức. Diện tích tự nhiên 11.175,11ha, dân số 197.361 ngƣời, đƣợc coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ.
Việt Trì nằm ở 21o 24’ vĩ độ Bắc, 106o 12’ kinh độ Đông, cách Thủ đô Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và sông Lô, phía Nam giáp sông Hồng, phía Tây giáp huyện Lâm Thao.
Việt Trì đƣợc thành lập và xây dựng trên mảnh đất có truyền thống văn hoá lâu đời, là kinh đô của Nhà nƣớc Văn Lang thời đại Hùng Vƣơng. Thành phố Việt Trì có tên gọi “Thành phốngã ba sông” bởi là nơi ba con sông hội tụ (sông Hồng, sông Đà và sông Lô), là đỉnh tam giác đồng bằng sông Hồng, là cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc với thủ đô Hà Nội, có đƣờng quốc lộ 2 và đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai nối liền với đƣờng xuyên Á, có 2 nhà ga đƣờng sắt, cảng sông công suất 1,2 triệu tấn, bến xe ô tô... cho phép Việt Trì giao lƣu
42
thuận lợi với thủđô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộđể xây dựng và phát triển Thành phố.
Với vịtrí địa lý trên, thành phố Việt Trì có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, lễ hội về cội nguồn, là thành phố công nghiệp đầu tiên trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa