2.4.3.1. Nguyên nhân thuộc về đội ngũ bác sĩ
thế các bác sĩ phải chịu nhiều áp lực, nên nhu cầu của họ là một môi trường làm việc thoải mái, giảm thiểu áp lực. Ngoài ra ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ lúc này là lợi ích kinh tế mặc dù các công cụ phi tài chính cũng là một công cụ không thể thiếu để thúc đẩy đội ngũ bác sĩ. Đây là lực lượng lao động có trình độ cao nên ngoài việc có mức lương thưởng xứng đáng còn cần phải được ghi nhận các đóng góp trong tập thể. Nhìn chung, yêu cầu đối với các công cụ tạo động lực của đội ngũ bác sĩ tại các phòng khám của công ty là khá cao, điều này tạo nhiều áp lực cho việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tạo động lực; cũng như quá trình đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của các yếu tố môi trường.
- Ý thức học tập, rèn luyện bản thân, nâng cao năng lực làm việc của một số bác sĩ còn thấp, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công việc, từ đó, ảnh hưởng đến những quyền lợi mà họ có thể nhận được từ phía công ty. Chính những điều đó vô hình chung lại ảnh hưởng tiêu cực trở lại đối với động lực làm việc của các bác sĩ, cũng như đối với hoạt động tạo động lực của công ty.
2.4.3.2. Nguyên nhân thuộc về công ty
- CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn trước đây là một DN nhà nước 100% vốn nhà nước và mới tư nhân hóa trong hoàn toàn, là ngành kinh doanh hàng hóa- dịch vụ đặc thù nên bị ràng buộc bởi rất nhiều những quy định của nhà nước. Mỗi năm công ty đều tuyển thêm bác sĩ để mở rộng quy mô,thế nhưng cùng với đó hiệu quả, năng suất công việc chưa tăng tương xứng. Đồng thời trong quá trình đánh giá là sự chưa sát sao dẫn đến có những trường hợp thiếu công bằng trong lương, thưởng.
- Quan điểm của các cấp lãnh đạo có nhiều suy nghĩ mang tính mới mẻ, hiện đại, thông thoáng nhưng việc thực hiện còn những hạn chế nhất định trong công việc. Các lãnh đạo chưa thực sự đi sâu đi sát tới tâm tư nguyện vọng của bác sĩ. Những ý kiến đóng góp của bác sĩ tuy có được thu thập nhưng lại không thực sự được quan tâm, tính dân chủ ở đây vẫn còn mang nặng hình thức hơn chất lượng. Chính những các bác sĩ là người trực tiếp tham gia vào công việc hàng ngày, họ đưa ra được nhiều đóng góp tốt, mang tính tâm huyết nhằm cải thiện môi trường điều kiện làm việc cũng như hiệu quả công việc thì lại chưa được quan tâm đúng mực. Như thế, các bác sĩ dần dần sẽ đưa ra ý kiến của mình một cách dè chừng hơn, hạn chế hơn, làm mất đi động lực làm việc của họ.
- Văn hóa DN của công ty đã được tạo dựng nhưng vẫn chưa thực sự mạnh, có một số hoạt động phong trào khi được tạo dựng vẫn chỉ mang tính hình thức chứ không thực sự hữu ích đối với đội ngũ bác sĩ.
2.4.3.3. Nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô
- Nền kinh tế phát triển khiến cho cơ hội nghề nghiệp bên ngoài thị trường tăng lên, trong khi đó, nguồn thu nhập từ công việc tại các phòng khám của đội ngũ bác sĩ hiện nay chưa cao, điều đó khiến cho một bộ phận bác sĩcòn gặp khó khăn về kinh phí trang trải cuộc sống của họ và gia đình, khi đó, họ thường có xu hướng rời bỏ phòng khám để tìm kiếm công việc tại các đơn vị khác khác tốt hơn. Điều này tạo áp lực điều chỉnh các công cụ tạo động lực dành cho đội ngũ bác sĩ.
- Các chính sách tạo động lực mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng: Hiện nay trong ngành Y tế, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thì các phòng khám đa khoa khác đang sử dụng chủ yếu các biện pháp kinh tế, giáo dục để tạo động lực nhằm thu hút, giữ chân nhân viên. Các đối thủ cạnh tranh đề nghị những mức lương lương cao hơn, và cũng tích cực cử bác sĩ đi đào tạo chuyên môn. Đây được coi là áp lực vô hình đối với hoạt động tạo động lực cho đội ngũ bác sĩ tại các phòng khám của công ty.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ
VẬT TƯ Y TẾ LẠNG SƠN
3.1. Định hướng hoàn thiện tạo động lực cho đội ngũ bác sĩ tại Công ty cổ phầnDược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơnđến năm 2025