Các phương thức bù trừ và thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành (Trang 33 - 36)

1.2.3.1.Phương thức bù trừ chứng khoán

Bù trừ chứng khoán là quá trình phân loại, công gộp và tính toán kết quả ròng về số lượng chứng khoán phải giao và giá trị tiền phải thanh toán của các bên tham gia giao dịch theo từng loại chứng khoán giao dịch. Có nhiều phương thức tính bù trừ khác nhau nhưng về cơ bản tất cả các phương thức bù trừ đều nhằm mục tiêu làm giảm số khoản thanh toán cuối cùng mà các bên phải thực

hiện. Việc thực hiện bù trừ có ý nghĩa lớn lao đối với những trung tâm có khối lượng giao dịch lớn. Việc bù trừ giao dịch sẽ làm quá trình thanh toán các giao dịch chứng khoán đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều nhờ số lượng và giá trị các đợt thanh toán, giúp đem lại hiệu quả và giảm rủi ro cho hệ thống bù trừ thanh toán chứng khoán

Bù trừ chứng khoán được áp dụng đối với từng mô hình tỏ chức hệ thống bù trừ thanh toán. Đối với những hệ thống bù trừ thanh toán chưa có trung gian thanh toán thì quá trình bù trừ chỉ được thực hiện trực tiêp giữa các bên đối tác giao dịch, kết quả bù trừ sẽ được thanh toán trực tiếp giữa hai bên đối tác mua và bán. Đây gọi là phương thức bù trừ song phương. Đối với những hệ thống bù trừ đã có trung gian thanh toán thì việc thực hiện bù trừ có thể được thực hiện mà bên mua và bên bán không cần giao dịch trực tiếp. Đây là phương thức bù trừ đa phương. Trong hệ thống này, trung tâm thanh toán trung gian sẽ là đơn vị phải gánh chịu rủi ro trong quá trình thanh toán giữa các bên.

Phương thức bù trừ song phương có đặc điểm cơ bản là sự bù trừ giao dịch kết quả chứng khoán chỉ có sự tham gia của hai bên đối tác, người mua và người bán. Trong quá trình giao dịch chứng khoán giữa hai bên, việc mua bán có thể lặp đi lặp lại nhiều lần giữa A và B, có thể giao dịch này B bán chứng khoán cho A, nhưng đến giao dịch khác thì B lại mua chứng khoán của A. Như vậy, việc thanh toán có thể diễn ra trùng lặp, rườm ra và tốn thời gian thực hiện. Việc sử dụng một phương thức bù trừ cho các giao dịch chứng khoán nói trên sẽ làm giảm số lượng chứng khoán phải giao xuống một số lượng ròng. Kết quả chốt tại một thời điểm cố định nếu bên A bán chứng khoán với số lượng nhiều hơn số lượng người mua chứng khoán thì kết quả ròng sẽ cho biết bên A phải giao số lượng chứng khoán chênh lệch giữa tổng số lượng bán với tổng số lượng mua cho bên kia và ngược lại. Việc sử dụng các phương thức bù trừ trong giao dịch sẽ góp phần làm giảm các rủi ro cơ bản trong thanh toán. Tuy nhiên, việc lượng hóa mức độ rủi ro đối với từng bên tham gia là rất khó khăn. Ở một số thị trường

chứng khoán thì chức năng bù trừ do các trung tâm thanh toán chứng khoán chịu trách nhiệm. Đây là một phương thức thanh toán góp phần làm tinh giản số lượng giao dịch so với hoạt động giao dịch thực tế. Do phương thức bù trừ song phương chỉ hiệu quả trong các trường hợp nhiều giao dịch được thực hiện đối với một số ít các loại chứng khoán. Đối với một số thị trường chứng khoán phát triển thì số lượng chứng khoán giao dịch đa dạng thì phương thức này chưa thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy, việc áp dụng phương thức bù trừ nào cần phải được cân nhắc để phù hợp với quy mô thị trường

Phương thức bù trừ đa phương được thực hiện giữa nhiều bên đối tác với một loại chứng khoán. Trong phương thức này thì quan hệ bù trừ giao dịch đối với một loại chứng khoán không còn giới hạn giữa hai đối tác mua bán như phương thức song phương mà ở đây quan hệ giao dịch mua và bán có sự kết nối theo chuỗi với nhiều bên tham gia như A, B, C, D...Mỗi thành viên tham gia giao dịch có thể thực hiện giao dịch mua và bán một loại chứng khoán với nhiều đối tác khác nhau trong cùng một phiên giao dịch. Phương thức giao dịch này làm giảm đáng kể các nghĩa vụ phải thanh toán của các bên trong từng giai đoạn. Thay vì phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán với từng đối tác thì mỗi thành viên sẽ chỉ thực hiện một nghĩa vụ thanh toán cuối cùng cho tất cả các bên đối tác thông qua một đối tác thanh toán trung tâm. Nếu số lượng thành viên mua nhiều hơn số lượng thành viên bán thì thành viên đó sẽ nhận chứng khoán và giao tiền và ngược lại.

Phương thức bù trừ đa phương được thực hiện ở rất nhiều quốc gia. Phương thức bù trừ này có thể thay thế cho nghĩa vụ thanh toán của một thành viên tham gia vào nhiều giao dịch chứng khoán khác nhau với các đối tác khác nhau bằng một nghĩa vụ thanh toán chỉ với một đối tác duy nhất là đối tác thanh toán trung tâm. Đặc điểm cơ bản nhất của phương thức thanh toán bù trừ này quan hệ giao dịch chứng khoán giữa các thành viên tham gia giao dịch sẽ bị bỏ qua, người mua không biết người bán và ngược lại. Các thành viên tham gia chỉ

thực hiện nghĩa vụ cuối cùng là thanh toán với trung tâm thanh toán. Trong môi trường bù trừ đa phương thì đơn vị phải đối mặt với những rủi ro thanh toán là đơn vị thanh toán trung tâm. Phương thức bù trừ đa phương được đánh giá là có hiệu quả hơn phương thức bù trừ song phương. Phương thức này có khả năng làm giảm số lượng phải chuyển giao từng loại chứng khoán của nhiều thành viên tham gia trong khi bù trừ giao dịch với khối lượng lớn và thực hiện lần lượt với nhiều loại chứng khoán khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành (Trang 33 - 36)