Định hướng phát triển hệ thống bù trừ thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành (Trang 89 - 95)

Xây dựng hệ thống bù trừ thanh toán hiện đại trên cơ sở trung tâm lưu ký độc lập và phù hợp với xu hướng hội nhập

Căn cứ vào chiến lược phát triển thị trường chứng khoán có thể thấy trong giai đoạn tới một trong những công tác trọng tâm của công tác xây dựng và phát triển thị trường trong ngắn hạn và dài hạn là nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của thị trường nhằm đảm bảo cho sự vận hành ổn định của thị trường chứng khoán. Do hệ thống bù trừ thanh toán là một bộ phận cấu thành trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán cho nên mục tiêu chung của thị trường chứng khoán cũng được xem như là mục tiêu riêng của hệ thống này. Cụ thể cần hoàn thiện hơn nữa hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán. Một trung tâm lưu kí hoạt động hiệu quả sẽ là cơ quan duy nhất cung cấp

các dịch vụ cho các thị trường trong một quốc gia, kể cả thị trường phi tập trung và thị trường các quốc gia khác đã chứng minh tính hiệu quả của nó trong hoạt động thanh toán và bù trừ chứng khoán.

Áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong bù trừ và thanh toán chứng khoán

Hoạt động của hệ thống bù trừ thanh toán phải dựa trên nền tảng pháp lý vững chắc. Hệ thống pháp lý chi phối các hoạt động về bù trừ, thanh toán không chỉ bao gồm các luật quy định cùng các thỏa thuận pháp lý chuyên ngành, điều chỉnh hoạt động của hệ thống bù trừ thanh toán như quy định về thanh toán điện tử, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, phương thức bù trừ mà còn bao gồm các luật như quy định chung có liên quan tới hệ thống này như luật dân sự, luật phá sản, luật ngân hàng, luật chứng khoán. Bên cạnh đó trong trường hợp hệ thống bù trừ thanh toán của quốc gia có sự kết nối với nhau thì hoạt động đó sẽ phải chịu sự điều chỉnh pháp lý của các quốc gia có kết nối.

Khi đã xây dựng được một nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động bù trừ thanh toán thì các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia và hệ thống như thành viên, cơ quan vận hành quản lý hệ thống và người hưởng dịch vụ cũng được xác định. Đây chính là cơ sở để thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro hiệu quả và chính xác. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc cần xây dựng và củng cố hệ thống pháp lý chắc chắn nhưng trong thực tế công việc này không phải lúc nào cũng có khả năng đạt được mà cần phải có những trải nghiệm thực tế và thời gian điều chỉnh trên cơ sở tập hợp ý kiến từ nhiều đối trọng khác nhau.

Hệ thống pháp lý phải đảm bảo không làm ảnh hưởng và cản trở tới sự phát triển và ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào trong hoạt động bù trừ thanh toán như phương thức xử lý, thanh toán điện tử do đó chúng phải có khả năng thích ứng với những ứng dụng công nghệ mới này. Trong khi xây dựng các văn bản pháp lý mới liên quan đến hoạt động về bù trừ thanh toán giao dịch, các

cơ quan quản lý hoạt động của hệ thống phải tôn trọng nguyên tắc rõ ràng và cho phép các bên tham gia được biết trước khi áp dụng chúng vào thực tế.

Các quy định và quy trình hướng dẫn hoạt động của hệ thống bù trừ thanh toán phải cho phép các thành viên hiểu rõ những ảnh hưởng của hệ thống đối với các rủi ro về tài chính mà họ phải chịu khi tham gia vào hệ thống. Chính vì thế các văn bản này phải được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi đối tượng trước khi tham gia vào hệ thống. Các quy định và quy trình liên quan tới hoạt động của hệ thống phải thường xuyên cập nhật và thông báo khi có những sửa đổi và điều chỉnh. Quá trình sửa đổi cần được thực hiện trên cơ sở tham khảo ý kiến của các đối tượng tham gia hệ thống. Tuy nhiên, nếu có sự yêu cầu về bảo mật thì không nhất thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan trong việc đưa ra quyết định.

Các tiêu chi tham gia hệ thống phải dễ dàng tiếp cận và có thể tiếp cận một cách khai

Trong hoạt động bù trừ thanh toán thì tính công khai và khách quan là những chuẩn mực quan trọng mà hầu hết các tổ chức chứng khoán trên thế giới đều áp dụng. Mọi đối tượng đều có thể tiếp cận với hệ thống thanh toán chứng khoán một cách rộng rãi và công khai. Chính điều này sẽ giúp cho sự cạnh tranh giữa các đối tượng sử dụng hệ thống, giúp cho quá trình bù trừ và thanh toán hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các thành viên tham gia hệ thống cần phải có đủ khả năng kinh doanh, đủ các biện pháp quản lý rủi ro, cơ sở pháp lý và các nguồn lực tài chính cần thiết để hoạt động mà không gây ra rủi ro hoặc các rủi ro đó có thể chấp nhận được.

Các tiêu chí đặt ra có thể thay đổi phụ thuộc vào vai trò mà thành viên thể hiện trong hệ thống. nếu đứng trên quan điểm của tổ chức đóng vai trò làm đối tác thanh toán trung tâm do khả năng phải chịu các rủi ro tín dụng trực tiếp từ phía các thành viên nên tổ chức này thường áp dụng các tiêu chuẩn về tài chính

để chấp nhận thành viên mới. Đối với những tổ chức lưu ký, thanh toán do tính chất hoạt động mà các thành viên của tổ chức này ít phải chịu hoặc thậm chí không phải chịu các rủi ro về thanh khoản và tín dụng do các thành viên khác gây ra. Trong trường hợp các chức năng về lưu ký và thanh toán chứng khoán được tập trung vào một tổ chức là trung tâm lưu ký thì các tiêu chí trở thành thành viên của trung tâm này sẽ là sự kết hợp giữa các tiêu chí về tài chính, kỹ thuật và năng lực pháp lý.

Các tiêu chí đặt ra không nên quá chặt chẽ đến mức không cần thiết để tránh làm giảm sự hiệu quả và tạo ra các rủi ro bởi sự tập trung vào hoạt động của một nhóm nhỏ các đối tượng tham gia.

Những tiêu chuẩn tham gia phải khách quan và công bằng, công khai rõ ràng để có thể thúc đẩy sự ổn định và minh bạch.

Bên cạnh việc đặt ra các tiêu chuẩn tham gia thì cơ quan vận hành và quản lý hệ thống cũng phải xây dựng các quy trình hướng dẫn việc rủi lui khỏi hệ thống của các thành viên hi học không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên.

Hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của hệ thống bù trừ thanh toán. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động của hệ thống bù trừ thanh toán thì cần phải đáp ứng một số nguyên tắc cơ bản như

+) Cân đối giữa yêu cầu về tiết kiệm chi phí với những tiêu chuẩn chung về an toàn và chắc chắn mà hệ thống cần phải đạt được. Ưu tiên hàng đầu của hệ thống thanh toán chứng khoán là phải đảm bảo cho các giao dịch của thành viên thị trường trong và ngoài nước luôn luôn được thanh toán đúng thời gian theo đúng những điều kiện đã cam kết. Nếu các thành viên thị trường thấy hệ thống thanh toán không an toàn thì họ sẽ không sử dụng nữa cho dù hệ thống này có hoạt động hiệu quả đến mức nào

năng xử lý khối lượng giao dịch hiện tại và triển vọng trong tương lai, chi phí và độ tin cậy trong hoạt động của hệ thống. Khi xem xét toàn bộ chi phí của hệ thống thanh toán thì cần phải tính tới chi phí vận hành của hệ thống cũng như chi phí mà người sử dụng phải chịu và các chi phí gián tiếp như chi phí thanh khoản.

+) Tổ chức vận hành hệ thống phải là bên chịu trách nhiệm chính trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm soát chi phí. Thanh toán ghi sổ chứng khoán sẽ làm tăng hiệu quả của hệ thống nhờ giảm thiểu những sai phạm do các thao tác thủ công gây ra làm giảm thiểu chi phí và đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin thông qua tự động hóa để rút ngắn thời gian giao dịch.

+) Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về cung cấp dịch vụ cho người sử dụng, thiết lập các quy trình và tiêu chuẩn kết nối hỗ trợ cho việc xử lý các giao dịch ở mức độ tự động cao nhất nhằm đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho toàn hệ thống

Xác nhận giao dịch

Xác nhận giao dịch và các điều kiện giao dịch giữa bên bán và bên mua là khâu đầu tiên trong quá trình bù trừ thanh toán chứng khoán. Thông qua xác nhận thì các bên sẽ sớm phát hiện lỗi giao dịch nhờ đó tránh được việc ghi nhận thông tin không đúng về giao dịch, giảm thiểu được chi phí và rủi ro quản lý thị trường. Thời gian giao dịch giữa các thành viên trực tiếp của thị trường phải diễn ra càng sớm càng tốt sau khi giao dịch được thực hiện nhưng không được quá ngày diễn ra giao dịch.

Trường hợp xác nhận giao dịch phải được thực hiện qua hai giai đoạn một là xác nhận giữa các thành viên trực tiếp và xác nhận giữa các thành viên trực tiếp với các thành viên gián tiếp thì thời gian xác nhận tốt nhất là vào ngày T+0 nhưng không được muộn hơn ngày T+1

quả hoạt động của cả hệ thống bù trừ thanh toán chứng khoán nhờ loại bỏ yêu cầu chuyển thông tin xác nhận đến và đi bằng những phương pháp thủ công giữa các bên tránh phát sinh lỗi trong khâu xử lý thủ công đó. Tự động hóa ở mức độ cao sẽ cho phép áp dụng phương thức xử lý tự động thông suốt, sau đó cũng chính những dữ liệu này lại được dùng vào khâu xử lý sau giao dịch.

Thanh toán giao dịch

Trong thanh toán giao dịch thì hệ thống bù trừ thanh toán phải tuân thủ những nguyên tắc như

+) Phương thức cuốn chiếu cần được áp dụng để thanh toán các giao dịch theo đó các giao dịch sẽ được thanh toán vào một ngày nhất định chứ không phải tất cả các giao dịch đều thanh toán vào ngày cuối cùng của chu kỳ kế toán. Việc thanh toán như vậy có thể giảm thiểu được số lượng giao dịch còn chưa được thanh toán, giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho toàn bộ thị trường

+) Thời gian thanh toán không nên dài quá 3 ngày. Thời gian thanh toán tối ưu mà thị trường cần đạt được chính là rút ngắn thời gian xuống mức thấp nhất, thanh toán trong các ngày giao dịch. Tuy nhiên, việc áp dụng chu kỳ thanh toán phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng giao dịch, sự biến động về giá và mức độ hoạt động qua biên. Chính vì thế mà mỗi thị trường cần phải căn cứ vào các điều kiện thực tế để xem xét liệu thời gian thanh toán nhỏ hơn T+3 có phải là thời gian thích hợp hay không trên cơ sở lợi ích và chi phí của việc rút ngắn thời gian thanh toán.

+) Để có thể rủi ngắn thời gian thanh toán xuống còn T+1 thì thị trường cần phải loại bỏ các trở lực đối với việc rút ngắn thời gian thanh toán và có sự đầu tư lớn nhằm điều chỉnh lại toàn bộ chức năng của cả hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w