Ngân hàng BIDV là một trong 3 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định là đơn vị thanh toán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán tại Việt Nam được thực hiện tại 3 ngân hàng (Ngân hàng TMCP Ðầu tư và Phát triển Việt Nam đối với giao dịch chứng khoán; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đối với giao dịch chứng khoán phái sinh; NHNN đối với giao dịch trái phiếu chính phủ). Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cơ sở khoảng trên 5.000 tỷ đồng/phiên; trên thị trường phái sinh khoảng 90.000 hợp đồng/phiên, còn trên thị trường trái phiếu chính phủ khoảng 9.000 tỷ đồng/phiên.
Hiện nay, BIDV sử dụng phương thức thanh toán tức thời theo từng giao dịch là phương thức thanh toán theo kết quả của từng giao dịch và các nghĩa vụ thanh toán tiền cuối cùng đã được thực hiện ngay sau khi các bên đã đủ khả năng thanh toán. Hệ thống thanh toán tại BIDV được trang bị đầy đủ hệ thống kết nối thanh toán toán giữa các trung tâm thanh toán với ngân hàng thanh toán trung từ đó cho phép việc chuyển tải có thể xử lý khối lượng lớn các thông tin giao dịch một cách nhanh chóng và chính xác.
Hình 2.5: Sơ đồ mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia trong hệ thống
Ngân hàng BIDV sử dụng phương thức thanh toán cuốn chiều là phương thức thanh toán trong một số ngày nhất định sau khi giao dịch. Những giao dịch đã thực hiện trong các phiên kế tiếp nhau sẽ được thanh toán và thời gian kế tiếp và quá trình thanh toán được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Chu kỳ thanh toán cuốn chiếu mà BIDV đang sử dụng là chu kỳ T+2. Đây là chu kỳ phổ biến trong các giao dịch thanh toán chứng khoán hiện nay của BIDV. Những giao dịch được thực hiện vào ngày thứ hai thì sẽ được thực hiện thanh toán vào ngày thứ năm tiếp theo. Khối lượng các thanh toán chứng hoán được lặp lại theo đúng chu kỳ.
Việc thực hiện phương thức giao dịch này sẽ giúp BIDV tránh được những tắc nghẽn trong quá trình giao dịch, tạo ra một bước thanh toán hiệu quả làm giảm các rủi ro trong quá trình thanh toán. Hệ thống thanh toán này cũng cho phép các thị trường áp dụng các chu kỳ thanh toán trong một khoảng thời gian ngắn hơn và giảm bớt các công đoạn trùng lặp trong quá trình thanh toán. Một khi khoảng thời gian cho quá trình bù trừ và thanh toán được rút ngắn và tiêu chuẩn hóa thì tạo ra sự an toàn tiện lợi cho tất cả các bên trong quá trình thanh toán. Như đã phân tích,
phương thức thanh toán này đòi hỏi sự trợ giúp của hệ thống điện tử hiện đại, có khả năng tự động hóa cao. Tuy nhiên, ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành đã được trang bị hệ thống máy tính kết nối mạng hiện đại với các thành viên trong hệ thống thanh toán và sử dụng hệ thống phần mềm chuyển tiền điện tử và phần mềm chuyển giao chứng khoán qua các bút toán ghi sổ.
2.2.2.Trình tự thực hiện hoạt động thanh toán chứng khoán tại BIDV
Ngân hàng BIDV đã xây dựng quy trình thanh toán chứng khoán với điều kiện và quy mô tương ứng với thị trường chứng khoán Việt Nam. Các bước thanh toán cụ thể được thực hiện tại BIDV như theo sơ đồ sau:
Hình 2.6: Sơ đồ trình tự thực hiện các hoạt động thanh toán chứng khoán tại BIDV chi nhánh Hà Thành
2.2.2.1. Đối chiếu và xác nhận giao dịch
Việc đối chiếu và xác nhận giao dịch là quá trình so khớp những thông tin chi tiết của giao dịch chứng khoán đã được thực hiện giữa các bên tham gia giao dịch. Ngân hàng BIDV sẽ thực hiện việc đối chiếu và xác nhận giao dịch đê từ đó thực hiện việc thanh toán chứng khoán.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành là đơn vị thực hiện báo cáo chi tiết các giao dịch, là bước đầu tiên trong viêc thực hiện đối chiếu giao dịch. Báo cáo này xác nhận các đối tác, các nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Do quá trình thực hiện thanh toán cá giao dịch chứng khoán diễn ra rất phức tạp nên các thông tin giao dịch cần phải được gửi tới các tổ chức bù trừ càng sớm càng tốt. Sau khi nhận được các báo cáo giao dịch này, ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong việc đối chiếu giao dịch và thực hiện thanh toán
Các báo cáo giao địch chứng khoán đủ tiêu chuẩn để thanh toán qua hệ thống bù trừ và thanh toán chứng khoán do các thành viên tham gia giao dịch gửi tới phải đảm bảo các nguyên tắc về thời gian báo cáo. Sau khi đã có các báo cáo giao dịch này thì quá trình xử lý các thông tin giao dịch đủ tiêu chuẩn mới đưa vào hệ thống để thực hiện các khâu thanh toán tiếp theo theo đúng thời gian quy định của phương thức thanh toán.
Tại BIDV Hà Thành, việc thanh toán và lập báo cáo giao dịch được thực hiện trong môi trường tự động. Các thông tin lưu trữ được lưu trữ trong các file dữ liệu và được dùng phổ biến. Ngoài ra, máy tính của các thành viên sẽ truyền dữ liệu và giao dịch thẳng với các tổ chức bù trừ.
Những báo cáo giao dịch phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin theo tiêu chí nhất định như thông tin về các bên tham gia vào giao dich, thông tin về các loại chứng khoán, số lượng đơn hàng đã mua và ngày thực hiện giao dịch.
Những thông tin về giao dịch được nhiều đơn vị khai thác. CHính vì vậy phải yêu cầu kỹ năng xử lý và phân tích thông tin của các tổ c hức bù trừ cũng như khả năng kết nối của các tổ chức bù trừ với các đối tượng cung cấp thông tin
là rất cần thiết để có thể đối chiếu giao dịch và chuẩn bị bước vào quá trình thanh toán chứng khoán.
Sau khi hoàn tất các khâu thu thập thông tin giao dịch, BIDV Hà Thành tiến hành so khớp các chi tiết giao dịch cho các bên báo cáo. Quá trình so khớp gồm các bước đối chiếu dươi hình thức văn bản hoặc đối chiếu thông qua các chi tiết giao dịch do các bên báo cáo. Những thông tin giao dịch đã so khớp đã đủ tiêu chuẩn thì Chi nhánh tiến hành thủ tục thanh toán tiếp theo. Nếu các thông tin giao dịch bị lỗi phát sinh thì tổ chức bù trừ phải thông báo kịp thời cho cá thành viên nhằm sửa các lỗi cho các bên liên quan và đi đến quyết định cuối cùng là hủy bỏ hay thay các giao dịch khác.
Xác nhận giao dịch là một trong những nghiệp vụ đối chiếu giao dịch thường được áp dụng với những giao dịch có sự tham gia của các nhà đầu từ. Việc thực hiện thủ tục xác nhận này sẽ làm giảm bớt sự trùng lặp các công việc của các bên khi thực hiện báo cáo giao dịch.
2.2.2.2. Bù trừ và thông báo kết quả bù trừ.
Việc thực hiện các hoạt động bù trừ giao dịch là do Trung tâm lưu kí chứng khoán thực hiện. Sau khi thông tin giao dịch đã qua quá tình đối chiếu, xác nhận giữa các bên tham gia giao dịch thì tổ chức bù trừ sẽ bắt đầu thực hiện các kết quả giao dịch đó. Thông thường, việc bù trừ các giao dịch chứng khoán sẽ không chi tiết đối với từng nhà đầu tư, từng chi nhánh của các thành viên mà chỉ dừng lại ở việc tham gia dịch trên Sở giao dịch.
Tùy thuộc vào hình thức giao dịch và khối lượng giao dịch mà phương thức bù trừ song phương hay đa phương sẽ được áp dụng. Quyết định 366/QĐ- TTg ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam, nêu rõ hoạt động tổ chức thanh toán bù trừ CKPS theo mô hình CCP thuộc chức năng của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015, Thông tư
11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 và Thông tư 23/2017/TT-BTC ngày 16/03/2017 đã tạo dựng khung pháp lý cho VSD triển khai hoạt động này cho TTCK phái sinh đi vào vận hành trong năm 2017. Thành viên bù trừ của VSD là các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đăng ký làm thành viên bù trừ của VSD cần đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán CKPS do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định về vốn, tình hình tài chính và hạ tầng hệ thống, đáp ứng yêu cầu về nhân sự và kết nối hệ thống với hệ thống bù trừ, thanh toán của VSD.
Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên bù trừ với VSD, trước đó cần hoàn tất các thủ tục đăng ký thành viên giao dịch CKPS với Sở Giao dịch chứng khoán. Thành viên bù trừ của VSD gồm 02 loại: Thành viên bù trừ chung và Thành viên bù trừ trực tiếp.
- Thành viên bù trừ chung: Được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS, các khách hàng môi giới của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS cho các thành viên giao dịch không phải là thành viên bù trừ và khách hàng của thành viên giao dịch đó.
- Thành viên bù trừ trực tiếp: Chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS của mình và các khách hàng môi giới của mình.
Theo phạm vi cung cấp dịch vụ, thành viên bù trừ chung cần đáp ứng các tiêu chí tài chính cao hơn so với thành viên bù trừ trực tiếp do phải đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho cả các thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ.
Về mở tài khoản giao dịch, tài khoản ký quỹ cho nhà đầu tư (NĐT): Sau khi trở thành thành viên bù trừ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), để có thể tiến hành cung cấp các dịch vụ ký quỹ, bù trừ, thanh toán cho khách hàng, các tổ chức cần thực hiện khâu mở tài khoản tiền, chứng khoán ký quỹ cho NĐT.
được thành viên bù trừ đăng ký với VSD qua hệ thống tài khoản lưu ký và nêu rõ loại tài khoản giao dịch là tài khoản giao dịch riêng lẻ hay tài khoản giao dịch tổng hợp. Tài khoản giao dịch của NĐT sau khi được đăng ký thành công vào hệ thống của VSD, sẽ được thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán để NĐT có thể thực hiện giao dịch vào ngày làm việc tiếp theo.
2.2.2.3. Thanh toán tiền và giao chứng khoán
Sau bước chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền cho các thành viên tham gia giao dịch thì các thành viên sẽ tiến hành phân bổ số lượng chứng khoán và tiền giao dịch tại tài khoản môi giới cho từng nhà đầu tư là khách hàng của thành viên. Đây là công đoạn cuối cùng thường diễn ra vào cuối ngày thanh toán nhằm hoàn tất quá trình bù trừ và thanh toán đối với các giao dịch chứng khoán.
Việc thanh toán chứng khoán được thực hiện dưới dạng phân bổ bằng các bút toán ghi sổ và phân bổ bằng chuyển giao chứng chỉ vật chất. Thông thường, số chứng khoán mà khách hàng nhận được biểu hiện bằng số dư tăng trên tài khoản chứng khoán lưu ký tại thành viên lưu ký của họ.
Trong giai đoạn từ 2017 – 2019, khối lượng giao dịch bù trừ tại BIDV Hà Thành có dấu hiệu sụt giảm cả ở số lượng các đơn vị thanh toán chứng khoán và số phí thu được từ dịch vụ thanh toán chứng khoán
Hình 2.7: Bảng thống kê các tổ chức thực hiện giao dịch bù trừ tại BIDV Hà Thành giai đoạn 2017 – 2019
Nguồn: Báo cáo thanh toán chứng khoán tại BIDV Hà Thành 2017 – 2019
Biểu đồ trên cho thấy năm 2017 là năm số lượng các đơn vị thực hiện giao dịch bù trừ thanh toán chứng khoán tại BIDV Hà Thành đạt số lượng cao nhất với 108 thành viên liên kết. Năm 2018 và 2019 số lượng thành viên thực hiện bù trừ chứng khoán sụt giảm mạnh xuống còn 86 thành viên, năm 2019 không ghi nhận mức sụt giảm hơn nữa và giữ nguyên con số 86 thành viên.
Số lượng thành viên thực hiện bù trừ chứng khoản giảm sút cũng sẽ kéo theo mức độ giảm sút của số phí thu được từ hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán. Biểu đồ sau sẽ thể hiện tổng số mức phí thu được từ hoạt động thanh toán chứng khoán trong giai đoạn 2017 – 2019
Hình 2.8: Bảng thống kê số lượng phí thu được từ hoạt động giao dịch bù trừ tại BIDV Hà Thành giai đoạn 2017 – 2019
Nguồn: Báo cáo thanh toán chứng khoán tại BIDV Hà Thành 2017 – 2019
Trong năm 2017, số phí thu được từ hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán đạt mức tương đối cao là 4690000 VND. Năm 2018, BIDV chi nhánh Hà Thành ghi nhận mức sụt giảm đáng kể từ số phí thu được trong hoạt động giao dịch và bù trừ chứng khoán là 4062000 VNĐ. Mức sụt giảm này tiếp tục ghi nhận trong năm 2019 với tổng số phí thu được là 3811000 VNĐ. Mức sụt giảm trong chi phí thu được là do một số thành viên liên kết không còn thực hiện các hoạt động giao dịch chứng khoán với BIDV Hà Thành.