Thanh toán theo từng giao dịch là phương thức thanh toán đơn giản nhất và được thực hiện trực tiếp giữa các bên đối tác tham gia giao dịch đó. Chứng khoán và tiền sẽ được chuyển giao trực tiếp dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Đây chính là một trong những hình thức được áp dụng đối với một số thị trường và một số giao dịch cơ bản.
Thanh toán được thực hiện dưới hình thức bút toán ghi sổ thông qua một trung gian thanh toán dưới hình thức bút toán ghi sổ, các chứng khoán được chuyển giao trên các tài khoản lưu ký chứng khoán. Trước khi thực hiện hạch toán, từng giao dịch sẽ trải qua các quy trình về đối chiếu, xác nhận và bù trừ và sau đó sẽ phân loại riêng biệt đối với từng giao dịch. Căn cứ vào kết quả bù trừ thì các trung gian thực hiện bù trừ và thanh toán sẽ thông báo cho các bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo bên bán có đủ chứng khoán để bán trên tài khoản lưu ký. Nếu số dư trên tài khoản lưu ký chứng khoán không đủ để chuyển giao theo kết quả giao dịch đối với một số giao dịch nhất định thì phải áp dụng giao dịch theo từng chứng khoán đối với một số giao dịch nhất định [14]. Khả năng thanh toán của từng giao dịch chính là sự đảm bảo cho thành công và hiệu quả của hẹ thống thanh toán.
bản như:
Thứ nhất, quá trình thực hiện thanh toán từng giao dịch được thực hiện theo cơ chế khá đơn giản và phù hợp với những bước đơn giản do hệ thống máy tính đảm nhiệm. Mỗi giao dịch đều được thực hiện một cách độc lập với nhau và hệ thống thanh toán đảm nhận chức năng kết nối, lắp đặt và đưa ra các lệnh thanh toán cho đến khi giao dịch được hoàn tất. Khi các giao dịch đã và đang được xác nhận thì quá trình giao dịch sẽ diễn ra lần lượt [15]. Việc thanh toán theo phương thức giao dịch này diễn ra dựa trên cơ chế và đặc thù riêng của từng giao dịch.
Thứ hai, hệ thống thanh toán từng giao dịch sẽ hạn chế một số rủi ro ở những giao dịch nhất định. Việc thực hiện giao dịch song phương sẽ có khả năng thực hiện từng công đoạn kiểm tra, đối chiếu, xác nhận thanh toán đối với từng giao dịch để đảm bảo các thành viên tham gia luôn được hưởng quyền lợi và phải tuân thủ nghĩa vụ thanh toán trong một giới hạn nhất định. Ví dụ giao dịch kế tiếp có thể không thực hiện được nếu số dư còn lại trên tài khoản thanh toán của bên bán không đủ để thực hiện giao dịch đó
Bên cạnh những ưu điểm thì phương thức thanh toán dựa trên kết quả bù trừ song phương cũng có một số nhược điểm cơ bản như việc thanh toán đòi hỏi nhiều chi phí trong việc lắp đặt hệ thống và duy trì hệ thống đó. Đặc tính của hệ thống là phải xử lý các quá trình thanh toán giao dịch chứng khoán lặp lại nên đòi hỏi nhiều thao tác mang tính kỹ thuật nhiều hơn so với những phương thức thanh toán khác. Khi khối lượng giao dịch tăng thì việc cần thiết phải cải thiện hệ thống kỹ thuật máy móc nhằm kịp thời đáp ứng khối lượng thanh toán ngày càng tăng. Thực tế thì phương thức thanh toán theo từng giao dịch có khối lượng giao dịch nhỏ hoặc các thị trường có khối lượng giao dịch lớn nhưng có công nghệ tự động cao hiện đại. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán ngày nay ở Việt nam nói riêng cũng có quy mô tương đối lớn với khối lượng giao dịch lớn sẽ khó có thể đảm bảo việc thanh toán đúng thời hạn và các vấn đề rủi ro tăng cao sẽ
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bù trừ của toàn hệ thống thanh toán.
3.2.2.Phương thức thanh toán ròng theo két quả bù trừ đa phương
Phương thức thanh toán theo từng giao dịch cho phép thanh toán từng giao dịch cụ thể theo kết quả bù trừ song phương. Trong khi đó thanh toán ròng liên tục được thực hiện trên cở sở thanh toán theo kết quả bù trừ giao dịch đa phương. Theo phương thức giao dịch bù trừ đa phương thì toàn bộ giao dịch của một loại chứng khoán nhất định được bù trừ với nhau để xác định nghĩa vụ thanh toán phải trả hay được nhận cuối cùng của các thành viên tham gia. Hiện nay hầu hết các thị trường chứng khoán và bù trừ thanh toán đều áp dụng phương thức thanh toán ròng liên tục trong thanh toán các giao dịch chứng khoán.
Đặc điểm đặc biệt của phương thức thanh toán bù trừ đa phương là sự kết nối các giao dịch được ràng buộc giữa các thành viên nên trong mọi giao dịch các thành viên không biết được đối tác giao dịch cụ thể của mình. Thay vào đó đối tác thanh toán của thành viên được đại diện bằng một trung tâm thanh toán. Các nghĩa vụ thanh toán của các bên thực hiện giao dịch đều được thực hiện thông qua trung tâm giao dịch. Cuối quá trình thanh toán thì các thành viên tham gia vào quá trình thanh toán sẽ nhận tiền hoặc chứng khoán từ đối tác thanh toán trung tâm. Tương tự, tổng số tiền ròng mà các thành viên nhận được từ đối tác trung tâm phải bằng số tiền ròng mà các thành viên khác phải trả cho đối tác thanh toán trung tâm.
Ưu điểm của phương thức thanh toán này là có thể áp dụng với những thị trường có khối lượng giao dịch lớn, thanh toán ròng liên tục là phương thức thanh toán có thể loại bỏ được rủi ro phát sinh từ những giao dịch riêng lẻ. Giao dịch này có thể thực hiện một cách tự động hóa hoàn toàn trong tất cả các giao dịch chứng khoán. Thanh toán ròng cũng cho phép tối thiểu hóa các nghĩa vụ giao nhận trong quá trình thanh toán của các thành viên.
liên tục đảm bảo các điều kiện về mặt công nghệ. Việc áp dụng hệ thống máy tính nhằm thực hiện thanh toán ròng liên tục không khó khăn tuy nhiên sự vận hành hệ thống này kết hợp với một cơ chế kiểm soát rủi ro khá phức tạp. Vấn đề cơ bản của quá trình thanh toán ròng là phầm mềm để tính toán khối lượng mua và khối lượng bán của một thành viên giao dịch đối với một loại chứng khoán nhất định. Sau đó tổng số bán trừ đi tổng số lượng mua để thu được con số ròng cuối cùng. Nếu số lượng mua hàng vượt quá số lượng bán hàng thì sẽ xuất hiện trạng thái cho phép nhận chứng khoán được xác lập và ngược lại. Các nghĩa vụ thanh toán tiền phải giao hoặc nhận từ bên mua và bên bán cũng được tính toán và xác nhận tương ứng. Quá trình thanh toán này được lặp đi lặp lại với các giao dịch của từng chứng khoán. Do vậy nó đòi hỏi một cơ chế vận hành liên tục, thống nhất và đặc biệt là không nhầm lẫn sai sót.
Các biện pháp xử lý trong trường hợp thành viên mất khả năng thanh toán khác nhau trong từng hệ thống. Các hệ thống thường nhanh chóng bù đắp các khoản thiếu hụt thông qua các hình thức như cầm cố, cho vay chứng khoán và kèm theo đó là những chế tài như xử phạt tiền, cảnh cáo hoặc hủy bỏ tư cách thành viên. Một số hệ thống thì cho phép thành viên có thể bù đắp số lượng chứng khoán thiếu hụt tại kỳ thanh toán tiếp theo. Tuy nhiên, đây cũng là những giải pháp mang tính rủi ro do sự biến động về giá cả đối với những khoản thiếu hụt có thể gây ảnh hưởng đến các bên tham gia giao dịch.
Phương thức thah toán ròng liên tục phải đảm bảo hiệu lực pháp lý của các hình thức chuyển khoản ghi sổ và môi trường tập trung chứng khoán phải được kiểm soát cao. Bên cạnh đó những thị trường phải thành lập một cơ chế kiểm soát rủi ro hiệu quả để thực hiện việc san sẻ các rủi ro và nghĩa vụ của các thành viên trong quan hệ đối tác thanh toán trung tâm. Do vậy, để đáp ứng những đòi hỏi trên thì đối với một số nước, phương thức thanh toán này có thể được xem là tốt nhất tại thời điểm này nhưng có thể không khả thi vào thời điểm sau đó.