Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV-Hà Thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành (Trang 61 - 68)

Qua gần 40 năm hoạt động, BIDV-Hà Thành luôn một trong những chi nhánh đặc biệt xuất sắc của toàn BIDV. Cùng với sự phát triển kinh tế, BIDV-Hà Thành hoạt động với đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại - kinh doanh tiền tệ- tín dụng, các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng nhằm mục đích phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội

Giai đoạn 2017 – 2019 ảnh hưởng từ những biến động của môi trường kinh doanh, cơ chế chính sách của nhà nước, nhưng với những nỗ lực và cố gắng, BIDV- Hà Thành đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các mặt hoạt động. Kết quả hoạt động của Chi Nhánh tăng trưởng đều qua từng năm, lợi nhuận trước thuế luôn đạt trên con số … tỷ, có thể tóm gọn qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành

ĐVT: Tỷ

Năm

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

1. Tổng tài sản của BIDV-Hà

Thành 15,144 17,496 18,977 19,451 22,121 2. Huy động vốn 13,088 14,177 15,986 17,891 19,568 2.1. Theo thời hạn HĐV không kỳ hạn 2,738 3,599 3,677 4,458 477 HĐV ngắn hạn 6,153 6,975 8,892 12,015 13,697 HĐV trung dài hạn 4,197 3,603 3,417 1,418 5,394 2.2. Theo thành phần kinh tế HĐV từ Định chế tài chính 2,916 2,279 3,329 3,545 4,275 HĐV từ Khách hàng doanh nghiệp 6,653 7,941 7,028 8,393 7,548 HĐV bán lẻ 3,519 3,957 5,630 5,954 7,746

3. Dư nợ cho vay 9,140 10,296 11,142 12,134 13,976

3.1. Theo thời hạn vay

Dư nợ trung dài hạn 3,084 3,605 3,342 3,629 4,463

3.2. Theo thành phần kinh tế

Dư nợ Khách hàng doanh nghiệp 8,907 9,951 10,522 11,576 13,230 Dư nợ bán lẻ 233 345 620 558 746

3.3 Doanh số bán lẻ 356 573 1,091 1,734 2,507 3.4. Nợ nhóm II 1,179 813 447 513 384

3.5. Nợ xấu 10 172 148 7 57

4. Thu dịch vụ ròng 104 98 148 174 126

5. Lợi nhuận trước thuế 560 296 435 537 567

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV-Hà Thành, giai đoạn 2015-2019)

Với vai trò là chi nhánh lớn có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động của hệ thống và trên địa bàn TP.Hà Nội, chi nhánh Hà Thành đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh được giao. Trước những khó khăn và thách thức, bằng sự nỗ lực quyết tâm của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên, chi nhánh Hà Thành vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động, giữ vững truyền thống là chi nhánh lớn có hoạt động hiệu quả nhất. Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2019 đạt mức cao, phấn đấu năm sau cao hơn năm trước và hoàn thành tốt kế hoạch của BIDV giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của toàn hệ thống.

Lợi nhuận trước thuế bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng và các khoản ghi nhận năm 2018, sau trích dự phòng rủi ro năm 2018 đạt 537 tỷ đồng, hoàn thành 109% kế hoạch hội sở chính giao năm 2018, trích lập đầy đủ và đúng hạn dự phòng rủi ro theo quy định là 59,5 tỷ đồng. Đến 31/12/2019, lợi nhuận trước thuế bao gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng, sau trích dự phòng rủi ro đạt 567 tỷ đồng, đạt khoảng 107% kế hoạch hội sở chính giao năm 2012 (553 tỷ đồng). Điều này được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu sau:

Đơn vị tính: nghìn tỷ

Hình 2.1: Tổng tài sản của BIDV chi nhánh Hà Thành

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ,BIDV-Hà Thành, giai đoạn 2015-2019)

Tổng tài sản của BIDV-chi nhánh Hà Thành tăng đều qua các năm, giai đoạn 2015 – 2019 không ngừng tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, đến cuối năm 2019 đã đạt sấp sỉ 22,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,977 tỷ đồng tương đương 46% so với năm 2015.

Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của chi nhánh đạt 21,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,670 tỷ đồng (khoảng 5.9%) so với cùng kỳ năm 2017, trong đó tài sản có sinh lời là 13,967 tỷ đồng, chiếm 94% tổng tài sản của chi nhánh. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, hiệu quả kinh doanh đạt tốc độ tăng trưởng tốt qua các năm.

Với việc xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm số một, chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực cho huy động vốn, nhất là tăng trưởng nguồn vốn ổn định từ dân cư góp phần ổn định nguồn vốn cho hoạt động của hệ thống và của chi nhánh. Việc áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, các chính sách huy động vốn linh hoạt, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm.

Hình 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Hà Thành

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ,BIDV-Hà Thành, giai đoạn 2015-2019)

Đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn huy động đạt 17,891 tỷ đồng, tăng 1,905 tỷ đồng (tương tương 12%) so với năm 2017. Tại thời điểm 31/12/2019, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh (không bao gồm tổ chức tín dụng) đạt 19,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,677 tỷ đồng (tương đương 9.4%) so với năm 2018.

Cơ cấu nguồn vốn

động vốn dân cư. Cuối năm 2019, tiền gửi dân cư của chi nhánh đạt 7,746 tỷ đồng, tăng 1,793 tỷ đồng so với năm 2018, tăng 2,117 tỷ đồng so với năm 2017, tăng 3,789 tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 4,227 tỷ đồng so với năm 2015, tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư năm 2015 từ 27% lên 33% vào năm 2019. Cuối năm 2019, huy động vốn dân cư là 7,746 tỷ đồng chiếm 40% tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy, chi nhánh tập trung vào các doanh nghiệp, định chế tài chính bên cạnh đó chi nhánh cũng quan tâm chú trọng đến đối tượng dân cư bán lẻ, đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ.

Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV-Hà thành, giai đoạn 2015- 2019)

Đối với cơ cấu vốn theo thời hạn, nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng huy động vốn của chi nhánh. Tính đến 31/12/2019, nguồn vốn ngắn hạn đạt 13,697 tỷ đồng, chiếm 62% tỷ trọng trong tổng nguồn huy động của chi nhánh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động trung dài hạn tăng

trưởng khá mạnh, đến 31/12/2019 đạt 5,394 tỷ đồng, tăng 3,977 tỷ đồng (tương đương 280%) so với đầu năm, nguyên nhân là do biến động của lãi suất, người gửi tiền tập trung chủ yếu vào vào gửi tiết kiệm linh hoạt kỳ hạn 12 tháng.

Hoạt động tín dụng

Quy mô dư nợ tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2017 – 2019 tăng trưởng trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động một cách hợp lý, tăng trưởng trong giới hạn được giao với chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Tổng dư nợ đến 31/12/2019 đạt sấp sỉ 14 nghìn tỷ đồng tăng 1,842 tỷ đồng (tương đương khoảng 15%) so với năm 2018.

Hình 2.4: Dư nợ tín dụng tại BIDV Hà thành

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV-Hà Thành, giai đoạn 2013-2019)

Về cơ cấu: Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh (chiếm khoảng 68% trên tổng dư nợ). Tín dụng trung dài hạn đang

chuyển dịch theo hướng tích cực, kiểm soát chặt chẽ sự tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh, giảm từ 34% năm 2015 xuống còn 30% vào cuối năm 2016, 2017 và thời điểm 31/12/2019, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn là 32%. Điều này cho thấy, ngân hàng đang thực hiện hỗ trợ lãi suất ngắn hạn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí ,thêm vào đó thời gian này tình hình tài chính trong nước cũng như trên thế giới đang bất ổn, rủi ro hệ thống cao vì vậy chính sách cho vay ngắn hạn là biện pháp cần thiết, từ đó làm cho dư nợ ngắn hạn tăng. Bên cạnh đó, dư nợ trung và dài hạn tăng là do trong những năm gần đây chi nhánh đặt trọng tâm hàng đầu là tăng hiệu quả tín dụng, tập trung cho vay những khách hàng uy tín thông qua cho vay trung và dài hạn.

Tín dụng bán lẻ:được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Năm 2016, tín dụng bán lẻ đạt 345 tỷ đồng, tăng 112 tỷ đồng so với năm 2015 và đạt 620 tỷ đồng vào năm 2017, đạt 558 tỷ đồng vào năm 2013, tại thời điểm 31/12/2019 là 7462 tỷ đồng.

Doanh số tín dụng bán lẻ cũng tăng trưởng mạnh, năm 2015 đạt 356 tỷ đồng, năm 2016 đạt 573 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1,091 tỷ đồng, năm 2018 đạt 1,734 tỷ đồng và thời điểm 31/12/2019 đạt 2,507 tỷ đồng, tăng 773 tỷ đồng so với đầu năm. Doanh số tín dụng bán lẻ tăng là do BIDV-Hà thành đã nắm bắt được nhu cầu vay vốn của khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới bên cạnh việc giữ các khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới cho vay trên địa bàn.

Chất lượng tín dụng: luôn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm dần qua các năm. Năm 2015 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 1,179 tỷ đồng phản ánh đúng tình trạng nền kinh tế trong năm này đang khủng hoảng trầm trọng. Năm 2016 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 813 tỷ đồng chiếm 7,9% tổng dư nợ, năm 2017 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 447 tỷ đồng chiếm 4%.

Đến cuối năm 2019 tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn 384 tỷ đồng chiếm 2,75%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống thanh toán chứng khoán tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành (Trang 61 - 68)