học Đại số lớp 7
Đối với việc giảng dạy lý thuyết của giáo viên, phương pháp tập dượt nghiên cứu là một công cụ hiệu quả và cần được sử dụng, trong đó các tình huống có vấn đề được giáo viên tạo ra nhằm mục đích dẫn dắt học sinh tìm tòi và khám phá kiến thức mới. Việc tập dượt một cách thường xuyên khả năng suy luận có lý (thông qua so sánh, quan sát, khái quát hóa, đặc biệt hóa, quy nạp tương tự…) cho học sinh để học sinh có thể tự mình tìm tòi, tự mình đưa ra dự đoán được những quy luật tồn tại trong thế giới khách quan, phát hiện và giải quyết vấn đề. Từ đó, học sinh có thể đoán được kết quả, tìm được hướng giải, hướng chứng minh một bài toán hay một định lý nào đó. Nói cách khác thì cả hai bước suy đoán và suy diễn được phát triển trong quá trình dạy học toán.
Đối với việc hướng dẫn thực hành giải toán, các bài tập chưa rõ điều phải chứng minh, học sinh phải tự tìm tòi cần được coi trọng để từ đón giúp học sinh phát triển khả năng phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề. Và quả thực trong chương trình Đại số lớp 7, các bài toán mang nội dung về đại lượng tỉ lệ thuận, bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch thực sự là chất liệu hết sức phù hợp, đáp ứng nhu cầu học sinh tự tìm tòi, suy đoán, suy diễn và khả năng phát hiện ra những quy luật tồn tại, phát hiện và giải quyết vấn đề.
Ví dụ 1.13: Một tấn nước biển chứa 25kg muối. Hỏi 50 gam nước biển chứa bao nhiêu gam muối?
Ví dụ 1.14: Cho biết 5 người làm cỏ một cánh đồng hết 8 giờ. Hỏi 10 người có cùng năng suất thì cần bao nhiêu giờ để làm cỏ?
Đây là các ví dụ về các bài toán gắn với thực tế, thông qua hai bài toán này học sinh có cơ hội để rèn luyện khả năng suy đoán, suy diễn và phát hiện quy luật tồn tại trong bài toán.
1.5. Thực trạng rèn luyện, phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học Đại số lớp 7
Với mục tiêu tìm hiểu kĩ càng về TDPB của HS và thực trạng rèn luyện, tính hình phát triển TDPB trong dạy và học Toán ở trường THCS, chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát với đối tượng HS và GV trường THCS.