Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển tư duy phản biện cho học sinh THCS trong dạy học đại số lớp 7 (Trang 70 - 72)

Tôi tổng kết và đánh giá kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua thang điểm như sau:

+ Mức độ 1: Bài làm đạt 9 - 10 điểm + Mức độ 2: Bài làm đạt 7 - <9 điểm + Mức độ 3: Bài làm đạt 5 - <7 điểm + Mức độ 4: Bài làm đạt 0 - <5 điểm Kết quả sau khi thực nghiệm:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm

Lớp Số HS

Tư duy phản biện của HS lớp 7

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

SL % SL % SL % SL %

7A1 48 18 37,5 20 41.7 7 14.6 3 6.2

Với dữ liệu thu thập được từ bảng trên, ta có biểu đồ như sau:

Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra về TDPB của HS sau thực nghiệm

Thông qua biểu đồ trên, chúng ta thấy được sự chênh lệch rõ ràng ở sự phân bổ số lượng HS của từng mức độ giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Đối với lớp thực nghiệm, điểm số chủ yếu phân bổ ở mức độ 1 và mức độ 2 với số lượng lớn. Mức độ 3 và mức độ 4 đối với lớp thực nghiệm đã thấp hơn rất nhiều và đặc biệt là ở mức độ 4, tỉ lệ HS ở mức này rất thấp. Đối với lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm ở mức độ 4 tương đương với lớp thực nghiệm. Lượng HS được phân bố khá đồng đều ở cả mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3. Tuy nhiên, số lượng HS đạt điểm ở mức độ 3 lại cao hơn nhiều so với lớp thực nghiệm. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra nhận xét ban đầu rằng kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 40.00 30.00 35.00 45.00 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển tư duy phản biện cho học sinh THCS trong dạy học đại số lớp 7 (Trang 70 - 72)