thiếu sót, sai lầm trong lập luận.
a) Cơ sở của biện pháp
Đặc điểm thể hiện rõ nhất ở người có TDPB đó là phản ứng tích cực với các quan điểm đối lập trong quá trình tranh luận; tự tin, thoải mái trong quá trình tranh luận. Để có được điều này, HS cần thời gian để rèn luyện và
GV là người giúp các em loại bỏ tâm lý tự ti trong việc đưa ra quan điểm, định hướng cho quan niệm và cái nhìn đúng đắn về một vấn đề cần tranh luận.
b) Ý nghĩa của biện pháp
Giúp HS suy nghĩ tích cực, thoải mái, cởi mở với những quan điểm trái chiều, không ngại thay đổi, sửa chữa và khắc phục những quan điểm chưa đúng đắn.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
Người có TDPB không chỉ đưa ra những tranh luận, ý kiến nhằm mục đích phản biện quan điểm của người khác mà tự bản thân họ cũng phản biện lại quan điểm của chính mình để thấy được những điểm còn chưa thuyết phục, thiếu chính xác mà khắc phục. Tuy nhiên, HS phải xem xét kĩ vấn đề và có cái nhìn đúng đắn về vấn đề để coi đó làm cơ sở cho việc đánh giá, nhìn nhận, xác định các lập luận thiếu căn cứ hoặc không chính xác để loại bỏ. Qua đó, tư duy phản biện của HS được rèn luyện và phát triển.
Với tình hình thực tế hiện nay, thời lượng để HS có thể trình bày quan điểm, ý tưởng trong một tiết học còn hạn chế. Điều này cần sự khắc phục từ GV giảng dạy. GV cần tạo cơ hội nhiều hơn cho HS bởi đôi khi trong những phương pháp mà HS đưa ra, có những phương pháp hết sức phù hợp, tối ưu với yêu cầu bài toán và cũng có những phương pháp sai, cần có sự trao đổi, thảo luận để GV chỉ ra cho HS, HS chỉ ra cho bạn bè. Nói cách khác, HS cần nhiều hơn sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến từ GV, đồng thời có những chỉ dẫn, gợi ý giúp HS có thể tự đánh giá lập luận của mình. Một HS đưa ra quan
điểm của mình, đó có thể là quan điểm đúng hoặc quan điểm sai. Vì vậy, khi
HS có thể trao đổi, đánh giá để không những HS đó nhận ra sai lầm mà cả những HS khác cũng biết và tránh sai lầm đó.
Tại ví dụ 2.1, HS thường mắc một số sai lầm như:
1. Lỗi trình bày
- HS chưa làm xuất hiện dãy tỉ số bằng nhau hoặc đã hình thành dãy tỉ số bằng nhau nhưng chưa thể khai thác dữ kiện tiếp theo.
- Nhầm lẫn giữa dấu bằng và dấu suy ra.
2. Lỗi khi biến đổi tỉ lệ thức.
3. Lỗi nhầm tưởng về tính chất của dãy tỉ số.
Chẳng hạn, HS có thể nhầm a = c = ac
b d bd
Việc sử dụng một cách đều đặn, có đầu tư trong các giờ dạy, đồng thời kết hợp một cách uyển chuyển giữa những phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm,...là hết
sức cần thiết. Bởi TDPB và các phương pháp dạy học tích cực hiện nay có
mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, cụ thể là: TDPB cung cấp môi trường phù hợp để tăng tính hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực và thông qua các phương pháp dạy học đề cập ở trên, TDPB có cơ sở để được hoàn thiện.
Tại ví dụ 2.2, trong quá trình giảng dạy, GV có thể sử dụng phối hợp các phương pháp: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm,…