Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển tư duy phản biện cho học sinh THCS trong dạy học đại số lớp 7 (Trang 69 - 70)

Tôi đề xuất nội dung giáo án được sử dụng để giảng dạy có trong sách giáo khoa, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Điểm khác biệt là các hoạt động, hệ thống câu hỏi kèm theo bài dạy cụ thể nằm mục đích tạo cơ hội để HS có thể rèn luyện TDPB (Giáo án minh họa trong phần phụ lục 1). Sau tiết dạy học thực nghiệm, để đánh giá khả năng tiếp thu của HS cũng như mức độ hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi đã đã xen vào bài giảng thực nghiệm qua một bài kiểm tra với nội dung tập trung vào kiến thức của bài giảng thực nghiệm (Đề kiểm tra và ý đồ đưa ra từng câu trong đề kiểm tra trong phần phụ lục).

Sau đó, tôi đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS thông qua các cơ sở như;

- Kết quả của HS sau bài giảng thực nghiệm.

- Sự thay đổi trong mức độ nhận thức, ý thức học tập của từng HS dựa trên việc quan sát và đánh giá của GV bộ môn Toán và phụ huynh HS, để thấy được sự khác biệt của HS trước và sau hoạt động thực nghiệm ở trường và ở nhà.

Tôi lựa chọn việc đánh giá bằng các hình thức sau:

Kiểm tra tự luận: Được sử dụng nhằm đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh sau tiết học thực nghiệm để phản ánh về khả năng nhận thức của từng cá nhân ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm công cụ để tiến hành so sánh một cách cụ thể giữa các đối tượng trong 2 lớp này. Bài kiểm tra các kiến thức trong kế hoạch giảng dạy và chấm điểm trên thang 10. Kết quả tổng kết sẽ là điểm trung bình cộng của toàn bộ quá trình thực nghiệm.

Quan sát trong lớp học: Các hoạt động của HS và GV được quan sát và ghi chép chi tiết trong các giờ học ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Kiểm tra bài cũ: Giúp đánh giá về khả năng tiếp thu và tính tích cực, ý thức của HS.

Kiểm tra vở ghi chép:

+ GV có thể đánh giá ý thức, mức độ tập trung vào bài học, hiểu bài của HS trên lớp thông qua việc kiểm tra vở ghi chép.

+ GV cũng có thể đánh giá mức độ về cả số lượng và chất lượng của các câu hỏi được HS đưa ra và giải quyết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển tư duy phản biện cho học sinh THCS trong dạy học đại số lớp 7 (Trang 69 - 70)