Biện pháp 1 Phát triển một số kĩ năng trong lập luận và củng cố niềm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển tư duy phản biện cho học sinh THCS trong dạy học đại số lớp 7 (Trang 42 - 46)

niềm tin cho học sinh.

a) Cơ sở của biện pháp

Yếu tố cơ bản của TDPB là việc suy xét, đưa ra nhận định về các ý kiến khác nhau, ngoài ra còn là khả năng tìm kiếm các chứng cứ phục vụ cho việc tranh luận và giải quyết vấn đề trong học tập. Do đó, việc bồi dưỡng TDPB cho HS cần căn cứ vào cách đưa ra các lập luận và trau dồi kỹ năng suy xét tính đầy đủ.

b) Ý nghĩa của biện pháp

Ý nghĩa của biện pháp này là nhằm hướng đến mục tiêu phát triển các kỹ năng: khả năng xem xét tính đầy đủ và có căn cứ trong lập luận; khả năng tìm kiếm lý lẽ, bằng chứng; rèn luyện bản lĩnh của HS.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Trong bài giảng, việc xây dựng được hệ thống câu hỏi nêu vấn đề một cách hợp lí là hết sức cần thiết. Hệ thống câu hỏi đảm bảo tính hợp lý để HS có thể đưa ra được các lý lẽ, căn cứ trong mỗi lập luận của mình khi giải quyết bài toán. Như vậy, các dạng câu hỏi phải được GV chuẩn bị kỹ và đảm

bảo: phải giải quyết được mâu thuẫn xuất hiện bên trong vấn đề thông qua hệ

thống câu hỏi, hoặc các vấn đề phải được so sánh, chứng minh, phải giải thích được các hiện tượng mới, phải khái quát và hệ thống được vấn đề,... Khả năng đặt câu hỏi đúng lúc và đúng cách của GV là yếu tố chi phối chất lượng của giờ học. Cụ thể hơn thì việc lựa chọn câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đã được xây dựng cho từng bài học đúng thời điểm và phù hợp với mục tiêu kiến thức cần nhắm tới cho HS sẽ tạo ra tương tác kích thích hiệu quả cho HS phát hiện ra vấn đề và xây dựng cách giải quyết vấn đề. Có nhiều cách khác nhau để HS

có thể trả lời những vấn đề nêu ra thông qua câu hỏi, nhưng HS phải có suy

nghĩ độc lập bằng phương pháp và theo hướng tiếp cận nhất định. Theo đó,

nhiệm vụ của GV là dẫn dắt, gợi mở cho HS về nội dung và phương pháp,

giúp HS có một hướng đi đúng để tiếp cận vấn đề. Hơn thế nữa, việc tôn

trọng ý kiến của HS cũng là mấu chốt. GV không nên xen ngang ý kiến của HS, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích HS tham gia tìm hướng giải

quyết vấn đề một cách tích cực. Trong quá trình rèn luyện TDPB, GV cần xây

dựng cho HS thói quen đưa ra các lập luận một cách chặt chẽ, có lý lẽ và có

căn cứ. Việc sắp xếp thứ tự các câu hỏi cũng hết sức quan trọng theo hướng

phân tích các đối tượng từ cụ thể đến trừu tượng. Tư duy có phê phán là yếu

nắm được các khái niệm trừu tượng thông qua các cấu trúc, mô hình, các ví dụ cụ thể.

Giáo viên xây dựng các nhiệm vụ học tập hiệu quả, nghĩa là thông qua các nhiệm vụ học tập đó, tính đầy đủ trong lời giải bài toán phải được làm rõ và người học có thể thấy rõ điều đó. Tuy nhiên, HS cũng cần phải nắm thật chắc các quy tắc, kỹ năng suy luận logic để có thể xem xét tính đầy đủ trong lời giải mỗi bài toán. Hơn thế nữa, để HS có môi trường tạo điều kiện rèn luyện khả năng lập luận và cụ thể là tăng tính thuyết phục trong lập luận đưa ra thông qua việc tìm kiếm căn cứ thì GV cũng cần đưa những nhiệm vụ phù hợp. Một cơ sở lập luận cụ thể, chính xác sẽ là tiền đề để HS có thể đưa ra những lập luận chính xác. Nhưng trước hết, những cơ sở cho các lập luận đó phải được HS nắm rõ, hiểu rõ bản chất của nó. Đó có thể là những phép suy luận logic dựa trên cơ sở các khái niệm, quy tắc, những công thức.

Ví dụ 2.1: Một trường có ba lớp 7 biết rằng 2

3 học sinh lớp 7A bằng số

học sinh lớp 7B và bằng 4

5 số học sinh lớp 7C. Lớp 7C có số học sinh ít hơn

tổng số học sinh hai lớp kia là 57 bạn. Tính số học sinh mỗi lớp.

Các câu hỏi nêu vấn đề :

Câu hỏi 1: Như vậy cần mấy ẩn để đại diện cho số lượng học sinh?

HS: Cần 3 ẩn x, y, z đại diện cho số học sinh lần lượt của lớp 7A, 7B,

7C.

Câu hỏi 2: Với dữ kiện 2

3 học sinh lớp 7A bằng số học sinh lớp 7B có

thể thu được kết quả nào?

HS: Tỉ số giữa số học sinh lớp 7B và lớp 7A là 2

3 .

Câu hỏi 3: Như vậy khi biểu diễn tỉ số đó theo các ẩn đã đặt trước đó thì có kết quả nào?

HS : y 2 = x 3 suy ra y x = 2 3

Câu hỏi 4: Với dữ kiện 2

3 học sinh lớp 7A bằng

4

5 số học sinh lớp 7C

có thể thu được kết quả nào theo các ẩn đã đặt?

HS : 2x = z4

3 5

Câu hỏi 5: Từ kết quả trên có thể sử dụng kiến thức gì để biến đổi? HS: Tính chất của tỉ lệ thức. HS : z 5 = x 6 suy ra x z = 6 5

Câu hỏi 6: Từ hai kết quả trên có thể lập được một dãy tỉ số bằng nhau không?

HS: Có thể lập được : x = y = z

6 4 5

Câu hỏi 7: Từ dữ kiện lớp 7C có số học sinh ít hơn tổng số học sinh hai lớp kia là 57 bạn có thể thu được kết quả nào theo các ẩn đã đặt?

HS: x + y = 57 + z, suy ra: x + y – z = 57.

Câu hỏi 8: Như vậy với kết quả này có thể áp dụng được gì từ tính chất dãy tỉ số bằng nhau?

HS: Có thể sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để làm xuất hiện

x + y - z = 57.

Câu hỏi 9: Em đã dựa vào những căn cứ nào khi lập luận giải bài toán trên?

Câu hỏi 10: Em đã sử dụng những quy tắc suy luận logic nào để trình bày lời giải bài toán trên?

Câu hỏi 11: Có thể giải bài này mà chỉ cần sử dụng một ẩn hay không?

Câu hỏi 12: Nếu giải được bằng cách trên, em thấy khó khăn và thuận lợi gì ở từng cách giải?

Phương pháp 1

- HS đưa ra những suy luận thông qua việc trả lời câu hỏi của GV. - Từ những suy luận đã có, HS đưa ra lời giải.

- HS trình bày lời giải của mình lên bảng bằng hai cách khác nhau (2 HS)

- Từ những lập luận của 2 lời giải HS quan sát và đưa ra nhận xét.

- HS có thể đặt câu hỏi và đưa ra những đánh giá về cách trình bày và lập luận ở 2 lời giải. Từ đó lựa chọn phương pháp giải phù hợp.

Phương pháp 2

- GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm trình bày lời giải vào bảng phụ, sau đó đại diện trưởng nhóm trình bày trên bảng phụ.

- Từ phần trình bày của các trưởng nhóm, HS quan sát và đưa ra nhận

xét về các căn cứ, lập luận, ưu và nhược điểm của từng lời giải.

Khi GV nhận xét về các lập luận mà HS đưa ra để giải bài toán, việc làm rõ các quy tắc suy luận logic là yêu cầu mà trong quá trình HS trình bày, GV cần đưa ra như: quy tắc khẳng định, quy tắc bắc cầu... Khi nêu rõ các quy tắc đã được sử dụng, HS có thể sử dụng một số cấu trúc câu cơ bản như: “Ta có…” hay “Vì…. nên…” để trình bày lời giải của mình.

Tóm lại, HS hoàn toàn có cơ hội để được rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh trước đám đông và cách để bảo vệ quan điểm của mình thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển tư duy phản biện cho học sinh THCS trong dạy học đại số lớp 7 (Trang 42 - 46)