Thu mẫu và phân tích hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 47 - 48)

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị

2.1.5Thu mẫu và phân tích hóa học

Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày, trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn nuôi thích nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng một khẩu phần với chế độ ăn tự do trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Chất thải được thu riêng theo từng cũi trao đổi chất, cho vào các hộp nhựa, vặn chặt nắp và bảo quản ngay ở nhiệt độ -200C. Kết thúc giai đoạn thu mẫu, mẫu chất thải được đem rã đông. Các mẫu chất thải của gà ở cùng một cũi trao đổi chất đã thu được trong 3 ngày được trộn đều và bảo quản ở nhiệt độ -200C cho đến khi phân tích.

- Đối với mẫu thức ăn: Phân tích vật chất khô (DM), nitơ (N), năng lượng tổng số (GE), khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA).

- Đối với mẫu chất thải: Mẫu chất thải sau khi đem sấy khô ở 600C trong 24 giờ và nghiền qua sàng kích thước 0,5 mm được sử dụng để phân tích DM, N, GE, và AIA (Scott và Hall, 1998) [114].

Phương pháp phân tích:

- Vật chất khô được xác định theo phương pháp sấy khô ở 100 - 1050C, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích đem sấy. Sấy đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86.

- Năng lượng trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống Bomb calorimeter bán tự động (PARR 6300).

- Nitơ được xác định bằng phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex - 2200 (Foss Tecator).

- Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs. (1975) [121]. Phương pháp xác định như sau: Cân 1 - 2 g mẫu khô đã nghiền cho vào bình cầu dung tích 500 ml. Thêm vào 100 ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu để tránh thất thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp 30 phút trong tủ hốt. Lọc dung dịch thủy phân khi đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatman số 41. Rửa trôi hết acid bằng nước nóng 85 - 1000C. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang một cốc chịu nhiệt đã được xác định khối lượng. Khoáng hóa mẫu qua đêm ở 6500C. Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc chứa mẫu đã khoáng hóa từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau

AIA = (Wf - We) /Ws x 100 (Keulen và Young, 1977) [80]

Trong đó:

AIA: Hàm lượng khoáng không tan trong acid (%) Wf: Khối lượng cốc và tro (g)

We: Khối lượng cốc (g)

Ws: Khối lượng của mẫu đã sấy khô (g)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 47 - 48)