Bột phụ phẩm cá tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 41 - 45)

Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong 28 loài thuộc họ

Pangasiidae phân bố ở lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, loài cá này cũng được phân bố ở Campuchia, Lào và Thái Lan [110]. Cá tra được nuôi tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là nuôi bè và sử dụng thức ăn tự nhiên, đến năm 2000 cá nuôi bè được cho ăn thức ăn phối trộn. Ở miền Nam Việt Nam đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cá tra rất phổ biến và trở thành món ăn thường ngày của nhiều người. Vào cuối mùa nước nổi (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau) cá tra di chuyển theo con nước để sinh sản và cá con sẽ bắt đầu vòng đời vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 8) [110]. Cá tra trưởng thành chiều dài 130 cm, đạt khối lượng 44 kg. Cá thích hợp trong môi trường pH 6,5 - 7,5, nhiệt độ 22 - 260C. Cá cái thành thục khoảng 3 năm tuổi và khối lượng đạt khoảng 3 kg. Tuy nhiên, cá đực thành thục khoảng 2 năm tuổi, nhưng trong tự nhiên dường như hoạt động giao

phối của cá đực cùng thời điểm với cá cái. Những giống cá tra trong tự nhiên sinh sản 2 lần/ năm, nhưng khi nuôi trong bè thì sẽ sinh lần 2 sau lần 1 từ 6 - 17 tuần [67].

Theo VASEP, năm 2008 Việt Nam xuất khẩu hơn 640 nghìn tấn cá tra với kim ngạch đạt 1,45 tỉ USD [26]. Thị trường xuất khẩu cá tra từ hơn 100 nước (năm 2007) đã tăng lên tới 144 nước (năm 2008) [26]. Năm 2010 Việt Nam xuất khẩu đạt 659,4 nghìn tấn cá tra, kim ngạch xuất khẩu 1,427 tỷ USD [26].

Cá tra sống được phi lê tách thịt ra khỏi đầu, xương và nội tạng. Thịt phi lê được chế biến thành những sản phẩm tiêu dùng. Phụ phẩm là phần còn lại của cá tra sau khi tách thịt phi lê. Phụ phẩm này được các công ty chế biến thành mỡ và bột phụ phẩm cá tra sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Phụ phẩm được chế biến thành các sản phẩm như bột phụ phẩm cá tra loại 1 (CP>50%), bột phụ phẩm cá tra loại 2 (CP<50%) và mỡ cá tra.

Theo Le Thi Men và cs. (2005), thành phần dinh dưỡng của thịt cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long, ở cá tra nuôi bè hàm lượng CP là 58,6% và EE là 39,9%, ở cá tra hầm chứa CP là 57% và EE là 36,1% [89]. Theo Nguyen Thi Thuy và cs. (2010), bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng CP là 56,2% và EE là 9,5%, hàm lượng Ca và P cao. Hàm lượng Ca và P trong bột cá tra từ 7 - 13% Ca và 2 - 3% P [119]. Theo Dale (2001), bột phụ phẩm cá tra có hàm lượng DM là 94%, CP là 60%, EE là 8,9%, Ca là 8% và P là 4,2% [61]. Theo Minnesota AgEcon (2006), bột phụ phẩm cá tra có DM là 90%, CP là 58%, EE là 11%, Lys là 4,19% và Met+Cys là 1,9% [92].

Một số nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cá tra trong chăn nuôi

Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cá tra tươi thay thế thức ăn bổ sung protein của Nguyễn Thanh Vũ (2005) trên vịt lai Super M2 từ 28 - 60 ngày tuổi cho thấy tăng trọng, lượng ăn vào bình quân hàng ngày của vịt ở các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), ở mức độ thay thế phụ

phẩm cá tra tươi càng cao (25%, 50%, 100%) thì khả năng tăng trọng có xu hướng tăng [39]. Khẩu phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 25% và 50% có hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn so với đối chứng. Trong khi đó khẩu phần thay thế phụ phẩm cá tra tươi ở mức độ 100% cho hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với đối chứng [39]. Tuy vậy, sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) [39].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh (2010) sử dụng phụ phẩm cá tra tươi thay thế bột cá trên ngan Pháp từ 4 - 12 tuần tuổi cho thấy lượng DM và protein thô ăn vào cao nhất ở nghiệm thức thay thế 75% bột cá bằng phụ phẩm cá tra [17]. Tăng trọng cao nhất ở nghiệm thức thay thế 50% và 75% bột cá bằng phụ phẩm cá tra. Hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [17].

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thúy Hằng (2010) sử dụng phụ phẩm cá tra trong khẩu phần vịt con và vịt sinh sản hướng trứng cho thấy lượng ăn vào (DM) trung bình hàng ngày ở mức 78,7 ;75,9 và 73,6 g DM/con/ngày (P<0,01) [10]; mức tăng trọng bình quân hàng ngày của vịt con giữa các nghiệm thức đạt được 23,5 ; 23,0; 20,7 g/con (P<001) [10]. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của vịt được giảm 16% ở nghiệm thức vịt ăn khẩu phần có 40% phụ phẩm cá tra [10]. Kết quả thí nghiệm trên vịt đẻ giai đoạn 29 - 41 tuần tuổi cho thấy bổ sung phụ phẩm cá tra trong khẩu phần không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng trứng vịt [10]. FCR tính trên 10 quả trứng ở nghiệm thức sử dụng 36% phụ phẩm cá tra tương đương với khẩu phần không sử dụng phụ phẩm và giảm được 11% chi phí thức ăn để sản xuất 1 quả trứng [10].

Kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Thuy và cs. (2010) bột phụ phẩm cá tra có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong khẩu phần của lợn tăng trưởng [119]. Chi phí thức ăn của khẩu phần 100% bột phụ phẩm cá tra chỉ bằng 72% so với

khẩu phần 100% bột cá. Hệ số chuyển hóa thức ăn và tăng khối lượng hằng ngày giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) [119].

1.3.9 Rau muống

Rau muống (Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae), là một loại rau ăn lá. Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam, rau muống là một loại rau rất phổ thông và các món ăn từ rau muống rất được ưa chuộng.

Rau muống ruộng có hai giống trắng và đỏ: rau muống trắng thường được trồng cạn, trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ, kém chịu ngập; rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20 - 300C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.

Rau muống phao: cấy xuống bùn, cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh năm [101].

Theo nghiên cứu, trong rau muống có 92% là nước (8% DM), 3,2% CP (trạng thái tươi), 2,5% carbohydrate, 1% CF, 1,3% Ash. Hàm lượng muối khoáng cũng rất cao, chủ yếu là Ca, sắt, và các vitamin C, B1, B2, PP,... Sử dụng lá rau muống để bổ sung khoáng và vitamin cho gia súc và gia cầm là một thuận lợi quan trọng ở những vùng quê, nơi premix không có sẵn hoặc giá cao [101]. Ngoài ra bổ sung lá rau muống còn cung cấp lượng protein đáng kể vì trong lá rau muống chứa protein khá cao [101]. Hàm lượng protein trong lá rau muống là 26,7% (DM) [23]. Theo Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) thì hàm lượng protein trong lá rau muống là 29,6% [18].

Chương 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w